09:17 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 414

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16741

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3608778

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Phát triển 200.000 ha tôm – lúa trong năm 2022

Thứ ba - 15/02/2022 01:32
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022 ngành tiếp tục phát triển sản xuất nuôi tôm – lúa với khoảng 200.000 ha; sản lượng đạt 120.000 tấn. ĐBSCL là khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên, mô hình nuôi tôm lúa mặn lợ có thể nuôi 2 vụ – một vụ tôm và một vụ lúa.
Tại ĐBSCL, diện tích nuôi tôm – lúa khá lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình đạt 60 – 70 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, phát triển mô hình tôm – lúa đang gặp phải một số khó khăn như: thiếu hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, kỹ thuật canh tác chưa tối ưu, chưa xây dựng được thương hiệu, chưa phát triển được thị trường tiêu thụ ổn định,…

Nuôi tôm – lúa có nhiều kỹ thuật canh tác như: nuôi tôm – lúa quảng canh truyền thống; nuôi tôm – lúa quảng canh cải tiến; nuôi tôm sú luân canh trồng lúa. Cùng với đó là một số giống lúa chịu mặn thích hợp cho mô hình tôm – lúa như: ST, 1 bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377, OM6677, OM9915, OM9921, OM9916,… cho năng suất đạt khá cao, thích ứng với độ mặn dưới 5‰.

Để phát triển nuôi tôm lúa mặn lợ, Tổng cục Thủy sản cho biết, thời gian tới các địa phương cần xây dựng hạ tầng thủy lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu nước phục vụ sản xuất cho vùng phát triển mô hình tôm – lúa. Hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu cấp nước mặn, giữ ngọt chủ động cần thiết, góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ. Việc xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm cấp nước mặn sạch và tiêu thoát nước thải phục vụ cho NTTS là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay, đáp ứng yêu cầu thiết thực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất của toàn vùng.

Ngoài ra, người nuôi cũng cần chú trọng quan tâm đến kỹ thuật nuôi như: chọn giống chất lượng và kích cỡ giống; tỷ lệ diện tích nuôi phù hợp… để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của nuôi tôm – lúa.

Bên cạnh đó là thực hiện các nghiên cứu tạo giống lúa chịu mặn cho vùng nuôi tôm-lúa, và nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật gốc sinh học phù hợp cho canh tác lúa trong mô hình tôm – lúa. Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, khuyến cáo mô hình tôm – lúa thành sổ tay, bộ tài liệu hướng dẫn; đào tạo, tập huấn kiến thức cho người lao động thực hiện mô hình tôm – lúa tại vùng ĐBSCL; áp dụng mô hình tôm – lúa cải tiến như: có ao lắng, ao ương, ao nuôi…

Ngoài ra, nghiên cứu công nghệ nuôi tôm lúa theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Ưu tiên áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP cho mô hình tôm – lúa (một vụ tôm và một vụ lúa) cho đối tượng hộ nhỏ lẻ và nhóm hộ nông dân.

Được biết, năm 2021, diện tích nuôi tôm – lúa ở ĐBSCL đạt gần 189.000 ha, chiếm 26,8% so với diện tích nuôi tôm của 8 tỉnh trong khu vực. Sản lượng đạt khoảng 85.000 tấn tôm sú và trên 20.000 tấn tôm càng xanh.

 

Nguồn tin: TSVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập