14:27 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 1


Hôm nayHôm nay : 856

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 6836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3598873

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin kinh tế

Giải pháp tháo gỡ và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Thứ tư - 23/09/2015 18:20
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang 3 thị trường chủ lực là Mỹ, EU và Nhật Bản đều giảm mạnh, lần lượt là 31%, 17% và 11%.



 

Nguyên nhân chính khiến XK thủy sản giảm mạnh là do thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra POR10 đã ảnh hưởng đến XK cá tra. Theo kết quả chính thức DOC Hoa Kỳ công bố, thuế CBPG trong đợt rà soát lần thứ 10 (POR10) mà nước này áp với cá tra philê đông lạnh của Việt Nam tăng gần gấp đôi so với kết quả sơ bộ. Đồng USD tăng giá mạnh, euro và yên Nhật mất giá làm giảm nhu cầu nhập khẩu (NK) tại thị trường EU và Nhật Bản, tăng áp lực cạnh tranh tại thị trường Mỹ khiến doanh nghiệp (DN) XK bị ép giảm giá ở các thị trường chính. Giá thành sản xuất cao hơn so với các nước đối thủ khiến tôm Việt Nam khó cạnh tranh về nguồn cung và giá bán trên thị trường Mỹ.

VASEP cho rằng, hiện không có các biện pháp hữu hiệu cho ngắn hạn trong 4 tháng tới để cải thiện thủy sản đang trong vòng xoáy về điều chỉnh mặt bằng giá xuống thấp. Tuy nhiên, để tháo gỡ và thúc đẩy XK thủy sản, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các DN xuống dưới mức trần 7% như hiện nay, tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Tập trung và có chương trình, giải pháp đồng bộ phối hợp cùng các bên liên quan cho việc giảm giá thành sản xuất. Cụ thể, đối với sản xuất tôm nuôi cần quan tâm đến 4 yếu tố: Nhà nước cần có nghiên cứu điều tra tình hình sản xuất giống trong cả nước để có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý cả khâu sản xuất và lưu thông con giống. Cơ quan quản lý địa phương thường xuyên theo dõi hoạt động và sự tuân thủ để xử lý kịp thời tình trạng hàng không nguồn gốc, hàng cấm, đầu cơ, tạo khan hiếm để trục lợi. Cần có các biện pháp quản lý thức ăn tôm sao cho giá cả ổn định và đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Thiết lập các cơ chế để giúp người nuôi có thể thỏa thuận một cách sòng phẳng, tránh được những rủi ro khi mua hàng của các đại lý…

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh cho DN. Đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian kiểm dịch, thời gian thẩm tra giấy chứng nhận thủy sản khai thác… Cơ quan quản lý cập nhật và thông báo kịp thời cho DN về các quy định, chính sách của Trung Quốc, nhất là vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm XK…

Liên quan đến vấn đề hội nhập, với các FTA đã ký, đang rà soát và các FTA đang đàm phán, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm và tăng cường, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương trong quá trình chuẩn bị và đàm phán, rà soát nhằm đảm bảo tối đa hóa các thuận lợi và sự phù hợp đối với các sản phẩm thủy sản nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam.






Kinh tế nông thôn




Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập