Hội
chứng
"đốm
trắng"
ở
tôm
có
thể
nhiều
loại,
do
nhiều
nguyên
nhân.
Có
thể
do
tác
nhân
vô
sinh
(môi
trường)
hoặc
hữu
sinh
(vi
khuẩn,
virus).
Mỗi
tác
nhân
gây
bệnh
có
những
đặc
điểm
khác
nhau,
cần
xử
lý
khác
nhau.
Do
môi
trường
Có
thể
do
khâu
cải
tạo
ao
dùng
lượng
vôi
lớn
làm
pH
trong
nước
cao
và
kéo
dài,
pH
sáng
thường
8,3
-
8,7.
Cùng
đó
là
độ
cứng
(Ca2+
và
Mg2+)
của
nước
cao,
tôm
hấp
thu
quá
nhiều
Ca2+
và
Mg2+
làm
xuất
hiện
những
đốm
trắng
(đốm
vôi)
trên
vỏ
tôm.
Biểu
hiện
là
tôm
có
đốm
trắng
ở
vỏ
đầu
ngực
hoặc
phần
vỏ
ở
sống
lưng
nhưng
vẫn
khỏe,
không
có
tôm
tấp
bờ,
tôm
vẫn
hoạt
động
và
ăn
bình
thường;
song,
chu
kỳ
lột
xác
dài
hơn
bình
thường
và
tôm
sinh
trưởng
chậm
hơn
đàn
tôm
khác
cùng
đợt.
Để
khắc
phục
hiện
tượng
này,
người
nuôi
phải
kiểm
soát
pH
buổi
sáng
ở
mức
thích
hợp
(7,5
-
8,0)
bằng
việc
tránh
bón
vôi
quá
liều,
tiến
hành
thay
nước
để
giảm
độ
cứng,
cho
tôm
ăn
đủ
dinh
dưỡng,
bổ
sung
khoáng
nhằm
kích
thích
tôm
lột
xác
để
tránh
việc
tôm
bị
đốm
trắng.
Tôm
bị
bệnh
đốm
trắng
gây
thiệt
hại
lớn
cho
người
nuôi
-
Ảnh:
Máy
Cày
Do
vi
khuẩn
Hội
chứng
đốm
trắng
do
vi
khuẩn
gây
ra
(Bacteria
White
Spot
Syndrome
-
BWSS)
có
thể
do
vi
khuẩn
thuộc
họ
Bacillacae.
Ngoài
ra,
Vibrio
Cholerae
được
coi
là
nguyên
nhân
cơ
hội
của
tôm
nuôi,
tại
các
ao
có
pH
và
độ
kiềm
cao
ở
Thái
Lan.
Ở
Việt
Nam,
theo
TS
Bùi
Quang
Tề,
năm
2004
vi
khuẩn
Vibrio
spp
đã
được
nuôi
cấy
từ
mẫu
tôm
sú
nuôi.
Khi
bị
bệnh,
tôm
lột
vỏ
bị
chậm
lại,
chậm
lớn
và
chết
rải
rác;
hầu
hết
tôm
bị
đóng
rong,
đen
mang.
Tôm
bệnh
có
các
đốm
trắng
mờ
đục
hình
tròn
trên
khắp
vỏ
cơ
thể
(Các
đốm
trắng
này
có
thể
mất
khi
tôm
lột
vỏ).
Soi
kính
hiển
vi,
thấy
đốm
trắng
có
dạng
lan
tỏa
hình
địa
y
bạc
màu
ở
giữa
rỗng
khác
với
đốm
trắng
do
vi
rút
có
đốm
đen
(melanin)
ở
giữa.
Các
đốm
trắng
thường
chỉ
ở
phía
ngoài
lớp
biểu
bì
và
tổ
chức
liên
kết,
ít
nguy
hiểm
với
tổ
chức
phía
trong.
Sử
dụng
kỹ
thuật
mô
học
quan
sát
các
tôm
bị
nhiễm
thấy
được
sự
hoại
tử
và
phân
hủy
mối
liên
kết
giữa
biểu
mô
vỏ
và
mô
liên
kết,
nhưng
không
ảnh
hưởng
đến
các
mô
nằm
bên
trong
như
cơ.
Mô
bệnh
của
tôm
bị
đốm
trắng
do
vi
khuẩn
không
phát
hiện
thấy
thể
vùi
nội
nhân
đặc
trưng
ở
nội
bì
và
trung
bì.
Khi
kiểm
tra
PCR
cho
kết
quả
âm
tính
với
WSSV.
Biện
pháp
xử
lý
trong
trường
hợp
này
là
kiểm
soát
mật
độ
vi
khuẩn
trong
ao
nuôi
và
tích
cực
tiến
hành
cải
thiện
môi
trường
ao
nuôi
(xử
lý
nước,
chất
thải,
giảm
tảo…).
Song
song
đó
là
tăng
cường
bổ
sung
Vitamin
C,
men
vi
sinh,
khoáng
chất,
thuốc
bổ
gan
vào
thức
ăn,
nhằm
tăng
cường
sức
đề
kháng
cho
tôm.
Do
virus
Virus
gây
hội
chứng
đốm
trắng
(White
Spot
Syndrome
Virus
-
WSSV)
là
do
một
loại
virus
có
tên
Baculovirus
thuộc
họ
Nimaviridae
gây
ra.
Virus
này
có
acid
nucleic
là
DNA,
ký
sinh
trong
nhân.
Virus
có
độc
lực
rất
mạnh,
tấn
công
nhiều
mô
tế
bào
khác
nhau,
thường
trên
tế
bào
biểu
mô
da.
WSSV
gây
chết
trên
mọi
giai
đoạn
phát
triển
từ
ấu
trùng
đến
tôm
giống
và
tôm
trưởng
thành.
Mầm
bệnh
có
trong
tôm
hoặc
xâm
nhập
từ
bên
ngoài
thông
qua
nguồn
nước,
các
ký
chủ
trung
gian.
Khi
lượng
chất
thải
nuôi
tôm
nhiều,
môi
trường
nuôi
bị
ô
nhiễm
hay
thời
tiết
thay
đổi,
tôm
bị
yếu
sẽ
tạo
điều
kiện
cho
các
loại
virus
bùng
phát
gây
dịch
bệnh
cho
tôm.
Bệnh
thường
phát
triển
khi
giao
mùa.
Triệu
chứng
thường
gặp
nhất
là
tôm
ăn
nhiều
đột
ngột,
sau
giảm
dần.
Trên
tôm
xuất
hiện
nhiều
đốm
trắng
đồng
đều
kích
thước
0,5
-
2,0
mm
bên
trong
vỏ,
nhất
là
ở
phần
giáp
đầu
ngực
hoặc
ở
cuối
đốt
trước
và
lan
toàn
thân.
Thân
tôm
đôi
khi
chuyển
màu
đỏ,
cơ
thịt
hơi
đục.
Khi
bệnh
nặng,
các
đốm
trắng
chiếm
toàn
bộ
vỏ
giáp,
vỏ
giáp
được
bóc
ra
dễ
dàng,
ruột
tôm
không
có
thức
ăn.
Bệnh
thường
xuất
hiện
1
-
2
tháng
sau
khi
thả
nuôi,
giai
đoạn
này
tôm
nhỏ
nên
khó
thấy
đốm
trắng,
chỉ
thấy
đỏ
thân.
Bệnh
có
thể
bùng
phát
trong
2
-
3
ngày,
tỷ
lệ
chết
rất
cao
(có
thể
100%).
Soi
dưới
kính
hiển
vi,
thấy
xuất
hiện
những
điểm
nâu
dày
đặc
ở
vùng
trung
tâm,
các
thể
vùi
hiện
diện
bên
trong
tế
bào
vỏ
của
tôm
bị
nhiễm.
Kết
quả
xét
nghiệm
dương
tính
với
WSSV.
Hiện
nay,
vẫn
chưa
có
phương
pháp
điều
trị
bệnh
do
virus
gây
ra
bệnh
đốm
trắng.
Vì
vậy,
chỉ
có
thể
phòng
bệnh
bằng
các
phương
pháp:
Áp
dụng
các
công
nghệ
nuôi
như
công
nghệ
Biofloc
thân
thiện
với
môi
trường
để
phòng,
chống
bệnh
hiệu
quả;
Xét
nghiệm,
chọn
tôm
bố
mẹ,
tôm
giống
chất
lượng
tốt,
không
nhiễm
WSSV;
Chọn
mùa
vụ
nuôi
thích
hợp,
tránh
thả
vào
mùa
lạnh;
Nguồn
nước
phải
qua
lắng
lọc
trước
khi
đưa
vào
ao;
Cách
ly
ao
nuôi
với
các
tác
nhân
có
thể
lan
truyền
bệnh
(giáp
xác);
Quản
lý
và
theo
dõi
chặt
chẽ
môi
trường
ao
nuôi;
Tăng
cường
bổ
sung
Vitamin
C,
men
vi
sinh,
khoáng
chất,
thuốc
bổ
gan
vào
thức
ăn.
Với
ao
tôm
bệnh,
nên
vớt
tôm
chết
ra
khỏi
ao,
đem
tiêu
hủy;
dùng
Chlorine
liều
lượng
30
ppm
(30
kg/1.000
m3)
phun
xuống
toàn
bộ
ao;
giữ
nguyên
nước
trong
ao
sau
7
-
10
ngày
mới
được
tháo
ra
ngoài.
Khi
phát
hiện
bệnh,
tốt
nhất
là
thu
hoạch
ngay.
>>
Khi
phát
hiện
tôm
bị
đốm
trắng,
cần
nhanh
chóng
xác
định
nguyên
nhân
để
kịp
thời
xử
lý.
Nên
tiến
hành
xét
nghiệm
PCR
virus
đốm
trắng
để
cho
kết
quả
nhanh,
chính
xác.
Nếu
kết
quả
dương
tính
với
WSSV
thì
thu
hoạch
ngay;
ngược
lại
có
thể
nuôi
tiếp
và
tiến
hành
các
biện
pháp
xử
lý.
Thủy
sản
Việt
nam