Để
đạt
mục
tiêu
xuất
khẩu
tôm
từ
4,1
-
4,2
tỷ
USD
trong
năm
2019,
Bộ
trưởng
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
Nguyễn
Xuân
Cường
đã
yêu
cầu
các
cơ
quan,
địa
phương,
doanh
nghiệp
triển
khai
nhiều
giải
pháp
trọng
tâm
trong
thời
gian
tới
nhằm
khai
thác
tốt
nhất
các
cơ
hội
cho
ngành
tôm.
Cụ
thể,
đối
với
các
địa
phương,
doanh
nghiệp,
Bộ
trưởng
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
yêu
cầu
tổ
chức
nghiên
cứu,
khẩn
trương
triển
khai
các
nhiệm
vụ,
giải
pháp
đã
đề
ra
tại
kế
hoạch
ngành
tôm
năm
2019;
đồng
thời,
tăng
cường
hợp
tác,
liên
kết
trong
chuỗi
giá
trị
tôm,
coi
đây
là
yếu
tố
sống
còn
để
hạ
giá
thành,
nâng
cao
chất
lượng,
giá
trị.
Các
địa
phương,
doanh
nghiệp
cần
áp
dụng
đồng
bộ
các
biện
pháp
kỹ
thuật
canh
tác
ở
tất
cả
các
khâu
của
các
loại
hình
sản
xuất
để
đạt
hiệu
quả
cao
nhất,
giữ
được
môi
trường
sinh
thái,
tạo
ra
sản
phẩm
tốt
nhất,
bền
vững
nhất.
Bên
cạnh
đó,
Bộ
trưởng
yêu
cầu
địa
phương,
doanh
nghiệp
tăng
cường
kiểm
soát
chất
lượng
của
toàn
chuỗi
giá
trị
từ
con
giống,
thức
ăn,
sản
phẩm
xử
lý
môi
trường
nuôi
trồng
thủy
sản,
đến
quy
trình
sản
xuất,
chế
biến
nhằm
tạo
ra
sản
phẩm
đáp
ứng
yêu
cầu
của
thị
trường
trong
nước
và
quốc
tế,
nâng
cao
khả
năng
truy
xuất
nguồn
gốc
và
sức
cạnh
tranh
cho
sản
phẩm.
Đồng
thời,
các
doanh
nghiệp
quan
tâm
hơn
nữa
đến
chế
biến
sâu,
tận
dụng
tối
đa
công
suất
của
các
nhà
máy
hiện
có
để
tạo
ra
sản
phẩm
tôm
có
giá
trị
gia
tăng
cao,
đa
dạng,
phù
hợp
với
người
tiêu
dùng;
tiếp
tục
phát
triển
thị
trường
tiêu
thụ
sản
phẩm
tôm,
củng
cố
thị
trường
truyền
thống,
mở
các
thị
trường
mới.
Bộ
trưởng
Nguyễn
Xuân
Cường
cũng
đề
nghị
các
đơn
vị
thuộc
Bộ
cần
tiếp
tục
thực
hiện
hiệu
quả
các
nhiệm
vụ
trong
phối
hợp,
hỗ
trợ
ngành
tôm
phát
triển
bền
vững.
Cụ
thể,
Bộ
trưởng
giao
Tổng
cục
Thủy
sản
tổng
hợp
các
đề
xuất,
kiến
nghị
của
địa
phương,
doanh
nghiệp...
để
có
biện
pháp
xử
lý,
tháo
gỡ
kịp
thời;
giao
Cục
Chế
biến
và
Phát
triển
thị
trường
nông
sản
đề
xuất
ngay
các
giải
pháp
phát
triển
thị
trường
tiêu
thụ
tôm,
đặc
biệt
là
các
giải
pháp
phát
triển
xuất
khẩu
chính
ngạch
sang
thị
trường
Trung
Quốc...
Theo
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn,
năm
2018
trước
bối
cảnh
nguồn
cung
thế
giới
tăng
cao
do
được
mùa,
giá
tôm
sụt
giảm
từ
10
-
30%
nhưng
ngành
tôm
Việt
Nam
đã
kịp
thời
có
giải
pháp
ứng
phó,
chia
sẻ
khó
khăn,
ổn
định
sản
xuất,
giữ
vững
nhịp
độ
tăng
trưởng.
Qua
đó,
sản
lượng
tôm
nước
lợ
đạt
trên
762.000
tấn,
tăng
6,3%
so
với
năm
2017,
đảm
bảo
nguồn
nguyên
liệu
phục
vụ
chế
biến
xuất
khẩu.
Năm
2019,
ngành
tôm
được
dự
báo
là
sẽ
đối
mặt
với
những
thách
thức
mới
như:
tăng
trưởng
kinh
tế
toàn
cầu
dự
báo
sẽ
sụt
giảm,
dẫn
đến
lượng
tiêu
thụ
tôm
có
thể
giảm
trong
khi
lượng
tôm
tồn
kho
vẫn
còn.
Biến
đổi
khí
hậu
và
thời
tiết
đang
có
những
diễn
biến
khó
lường
như
hiện
tượng
El
nino,
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn...
có
thể
ảnh
hưởng
trực
tiếp
đến
hoạt
động
sản
xuất
tôm.
Bên
cạnh
đó,
cuộc
chiến
thương
mại
Mỹ
-
Trung
Quốc
sẽ
có
tác
động
đến
các
thị
trường
nhâp
khẩu
tôm
của
Việt
Nam.
Bên
cạnh
những
thách
thức,
ngành
tôm
vẫn
có
cơ
hội
với
nền
tảng
về
tiềm
năng,
lợi
thế
tự
nhiên,
với
đội
ngũ
doanh
nghiệp
có
hơn
20
năm
kinh
nghiệm
từ
sản
xuất
đến
chế
biến
xuất
khẩu.
Cùng
đó,
với
sự
quyết
tâm
vào
cuộc
đồng
bộ
của
toàn
hệ
thống
từ
Trung
ương
đến
địa
phương;
những
quy
định
mới,
tiến
bộ,
phù
hợp
với
thực
tế
của
Luật
Thủy
sản
2017
sẽ
tạo
đà
cho
sản
xuất
phát
triển.
Ngoài
ra,
các
Hiệp
định
thương
mại
mà
Việt
Nam
đã
ký
kết
có
hiệu
lực
sẽ
mở
rộng
cơ
hội
về
thị
trường
cho
sản
phẩm
tôm.
Theo
DTMN