Mới
đây,
Thứ
trưởng
Bộ
Nông
nghiệp
&
PTNT
Vũ
Văn
Tám
đã
có
ý
kiến
về
tăng
cường
chỉ
đạo
nuôi
tôm
nước
lợ
những
tháng
cuối
năm
2016.
Trong
đó,
chú
trọng
triển
khai
các
giải
pháp
phát
triển,
mở
rộng
thị
trường
tiêu
thụ
sản
phẩm
tôm.
Hỗ
trợ
các
doanh
nghiệp
kiểm
soát
chất
lượng
các
lô
hàng
xuất
khẩu
đáp
ứng
yêu
cầu
chất
lượng
vệ
sinh
an
toàn
thực
phẩm
của
thị
trường
nhập
khẩu.
Có
giải
pháp
tháo
gỡ,
hỗ
trợ
sản
xuất,
chế
biến
và
tiêu
thụ
tôm,
giữ
vững
thương
hiệu
trên
thị
trường…
Tu
sửa,
nâng
cấp
hồ
ươm
nuôi
Với
điều
kiện
thiên
nhiên
ưu
đãi
về
khí
hậu,
thời
tiết,
đất
đai,
giao
thông
thuận
tiện…
đã
tạo
cho
Bình
Thuận
tiềm
năng
phát
triển
ngành
sản
xuất
tôm
giống.Từ
những
cơ
sở
sản
xuất
nhỏ
lẻ,
đến
nay
Bình
Thuận
đã
hình
thành
một
khu
sản
xuất
tôm
giống
tập
trung
nhiều
doanh
nghiệp
quy
mô
lớn,
năng
lực
sản
xuất
lớn.
Ngành
sản
xuất
tôm
giống
Bình
Thuận
được
thừa
nhận
là
trung
tâm
sản
xuất
tôm
giống
lớn
chất
lượng
cao,
đóng
góp
một
sản
lượng
tôm
giống
không
nhỏ,
khoảng
20%
về
sản
lượng
nhưng
đạt
70-80%
về
chất
lượng
của
cả
nước.
Tuy
nhiên,
hiện
vẫn
còn
nhiều
khó
khăn,
thách
thức
đối
với
nghề
sản
xuất
tôm
giống
của
tỉnh
như
tình
hình
thời
tiết
ngày
càng
khắc
nghiệt,
chi
phí
sản
xuất
tăng
cao,
trong
khi
các
doanh
nghiệp
vẫn
nỗ
lực
để
giúp
cho
giá
tôm
giống
ở
mức
ổn
định.
Mặt
khác,
tình
trạng
thu
gom
tôm
giống
tràn
lan
của
các
công
ty
tôm
giống;
tình
hình
bất
cập
trong
quản
lý
thuốc
thú
y,
thủy
sản
dẫn
đến
một
lượng
lớn
thuốc
hóa
chất,
men
vi
sinh
không
chất
lượng
mua
bán
tràn
lan
trên
thị
trường…
Trước
thực
tế
đó,
ông
Nguyễn
Hoàng
Anh
-
Chủ
tịch
Hiệp
hội
Tôm
giống
Bình
Thuận
cho
biết,
giải
pháp
mà
Hiệp
hội
Tôm
giống
đưa
ra
là
tu
sửa,
nâng
cấp
cơ
sở
vật
chất
các
bể
ươm
nuôi,
nâng
cấp
quy
trình
xử
lý
nước
và
lọc
nước
để
có
nguồn
nước
biển
sạch,
phục
vụ
cho
việc
sản
xuất;
sử
dụng
quy
trình
nuôi
tảo
tươi,
men
vi
sinh
đặc
biệt
không
dùng
kháng
sinh.
Chọn
lựa
tôm
giống
bố
mẹ
tốt,
chất
lượng
cao,
không
nuôi
tôm
bố
mẹ
quá
thời
gian
quy
định.
Về
thức
ăn,
lựa
chọn
thức
ăn
chất
lượng
cao
của
những
công
ty,
tập
đoàn
có
uy
tín,
thương
hiệu
nổi
tiếng
để
đảm
bảo
cho
tôm
giống
ăn
đủ
chất
dinh
dưỡng
cần
thiết.
Về
kỹ
thuật
chăm
sóc,
luôn
học
hỏi
trao
đổi
kinh
nghiệm
ứng
dụng
trong
sản
xuất…
Mở
rộng
thị
trường
tiêu
thụ
Hiện
nay,
toàn
tỉnh
có
131
cơ
sở
sản
xuất
giống
thủy
sản/683
trại
giống.
Đa
số
các
trại
sản
xuất
tôm
thẻ
chân
trắng
và
tôm
sú
(tập
trung
chủ
yếu
tại
xã
Vĩnh
Tân
-
Tuy
Phong).
Trong
đó,
có
nhiều
cơ
sở
sản
xuất
tôm
giống
được
xây
dựng
khang
trang,
có
quy
mô
sản
xuất
lớn,
được
đầu
tư
trang
thiết
bị
hiện
đại
và
đội
ngũ
kỹ
thuật
lành
nghề,
sản
xuất
tôm
giống
có
chất
lượng,
uy
tín,
thương
hiệu
trên
thị
trường
như
Công
ty
TNHH
ĐTTS
Nam
Miền
Trung,
Công
ty
TNHH
Thông
Thuận,
Công
ty
TNHH
Trường
Thịnh,
Công
ty
TNHH
Đại
Thịnh,
DNTN
Trần
Hậu
Điển…Có
2
công
ty
có
vốn
đầu
tư
nước
ngoài
là
Công
ty
cổ
phần
chăn
nuôi
CP
-
Chi
nhánh
Bình
Thuận
và
Công
ty
cổ
phần
thủy
sản
Việt
Úc.
Ngày
nay,
các
cơ
sở
chú
trọng
đến
công
nghệ
sản
xuất
tôm
giống
sạch
bệnh,
kháng
bệnh,
chất
lượng
cao,
không
sử
dụng
kháng
sinh
mà
chủ
yếu
sử
dụng
các
men
vi
sinh.
Ngày
càng
có
nhiều
doanh
nghiệp
trong
tỉnh
sản
xuất
tôm
giống
theo
đơn
đặt
hàng
của
khách
hàng,
qua
đó
chủ
động
bố
trí
sản
xuất,
nâng
cao
chất
lượng
tôm
giống.
Về
nguồn
tôm
giống
bố
mẹ
thẻ
chân
trắng,
hiện
nay
các
cơ
sở
nhập
khẩu
tôm
CP
-
Thái
Lan,
SIS
-
Singapore,
SIS
-
Mỹ
về
để
làm
tôm
bố
mẹ
là
chủ
yếu.
Tôm
bố
mẹ
thẻ
chân
trắng
trong
nước
chỉ
có
Công
ty
cổ
phần
thủy
sản
Việt
Úc
được
phép
sản
xuất,
tuy
nhiên
chỉ
đáp
ứng
một
phần
nhu
cầu
của
công
ty
này.
Công
ty
vẫn
phải
nhập
khẩu
tôm
giống
bố
mẹ.
Trong
7
tháng
đầu
năm,
Công
ty
Việt
Úc
đã
xuất
9
lô
tôm
bố
mẹ
với
số
lượng
6.173
con,
trong
đó
xuất
sang
khu
I
và
II
-
Công
ty
Việt
Úc
Bình
Thuận
là
8
lô/5.445
con
và
Công
ty
Việt
Úc
Bình
Định
là
1
lô/728
con.
Mỗi
lô
tôm
bố
mẹ
trước
khi
xuất
đã
được
Chi
cục
Thủy
sản
phối
hợp
cùng
Công
ty
Việt
Úc
thu
mẫu
tôm
giống
gửi
cơ
quan
thú
ý
vùng
VI
xét
nghiệm
các
bệnh
theo
quy
định
và
được
chi
cục
cấp
giấy
chứng
nhận
kiểm
dịch
khi
kết
quả
âm
tính…
Báo
Bình
Thuận