Dịch
bệnh
trên
thủy
sản
đặc
biệt
là
tôm
nuôi
được
ngành
chức
năng
dự
báo
sẽ
bùng
phát
trong
năm
2022
khi
thời
tiết
gặp
bất
lợi
như
giao
mùa,
hạn
hán,
bão,
lũ
lụt,
xâm
nhập
mặn…
Chính
vì
thế,
chú
trọng
và
chủ
động
tìm
ra
các
giải
pháp
ứng
phó
phòng
chống
dịch
bệnh
một
cách
toàn
diện
mới
tạo
cơ
hội
cho
con
tôm
phát
triển.
Khó
chồng
khó
Theo
nhận
định
từ
các
bộ,
ngành
và
Hiệp
hội,
năm
2022,
khó
khăn
đặt
ra
đối
với
ngành
tôm
Việt
Nam
là
tình
hình
dịch
COVID-19
vẫn
diễn
biến
phức
tạp,
kéo
theo
hệ
lụy
thiếu
nhân
công
và
nguy
cơ
đứt
gãy
chuỗi
sản
xuất;
giá
thành
sản
xuất
tôm
vẫn
còn
cao
so
với
các
nước
trong
khu
vực,
công
tác
giám
sát
dịch
bệnh
trên
tôm
vẫn
còn
nhiều
hạn
chế;
các
buổi
Hội
thảo,
Hội
nghị
chuyên
đề
khó
diễn
ra
theo
kế
hoạch
bởi
sự
hạn
chế
về
số
lượng
đại
biểu
tham
dự
để
đảm
bảo
công
tác
phòng,
chống
dịch.
Tại
Hội
nghị
trực
tuyến
toàn
quốc
triển
khai
chiến
lược
phát
triển
thủy
sản
đến
năm
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2045,
ông
Trần
Đình
Luân
–
Tổng
Cục
trưởng
Tổng
cục
Thủy
sản
(Bộ
NN&PTNT)
cảnh
báo
trong
thời
gian
tới,
nghề
nuôi
thủy
sản
trên
phạm
vi
toàn
quốc
sẽ
bị
thiệt
hại
nặng
nề
hơn.
Diện
tích
tôm
nuôi
tiếp
tục
bị
thiệt
hại
có
thể
tăng
mạnh
và
nguy
cơ
dịch
bệnh
trong
thời
gian
tới
là
rất
cao
do
người
nuôi
tôm
bắt
đầu
tăng
thả
nuôi,
trong
khi
đó
các
điều
kiện
bất
lợi
của
thời
tiết
(giao
mùa,
hạn
hán,
bão
và
lũ
lụt
tại
một
số
tỉnh,
xâm
nhập
mặn…)
tiếp
tục
diễn
biến
phức
tạp.
Con
tôm
luôn
bị
tác
động
tiêu
cực
từ
thời
tiết
cực
đoan
và
thường
xuyên
phải
đối
mặt
với
các
hiện
tượng
mặn
vượt
ngưỡng
gây
thiệt
hại
trên
diện
rộng;
các
loại
mầm
bệnh
nguy
hiểm
còn
lưu
hành
ở
nhiều
vùng
nuôi,
có
thể
xâm
nhập
và
gây
bệnh
cho
tôm
như
AHPND,
WSD,
EHP…
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Phùng
Đức
Tiến
cũng
cho
rằng:
“Phần
lớn
diện
tích
NTTS
của
nước
ta
tập
trung
ở
ĐBSCL,
trong
khi
vùng
này
được
dự
báo
ảnh
hưởng
nhiều
nhất
bởi
biến
đổi
khi
hậu
nên
thách
thức
về
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn,
dịch
bệnh
trên
vật
nuôi
cũng
là
rủi
ro
không
thể
xem
nhẹ
nhất
là
đối
với
lĩnh
vực
nuôi
trồng
thủy
sản
tại
vùng
này”.
Người
nuôi
tôm
cần
phải
chủ
động,
kiểm
tra
sức
khỏe
tôm
thường
xuyên
Ảnh:
Shutterstock
Vấn
đề
lạm
dụng
kháng
sinh
trong
NTTS
đã
được
đề
cập
từ
lâu
nhưng
dường
như
vẫn
chưa
có
giải
pháp
tháo
gỡ.
Sở
dĩ
tình
trạng
sử
dụng
kháng
sinh
ngày
càng
tràn
lan
là
do
dịch
bệnh
ngày
càng
diễn
biến
phức
tạp.
Dịch
bệnh
trên
tôm
khá
phổ
biến,
vì
tôm
là
loài
khó
nuôi,
dễ
bị
bệnh.
Các
cơ
sở
nuôi
lại
chưa
tuân
thủ
đúng
thời
gian
ngừng
sử
dụng
thuốc
trước
khi
thu
hoạch
đối
với
một
số
hóa
chất,
kháng
sinh
được
phép
sử
dụng,
dẫn
đến
tồn
dư
kháng
sinh
trên
tôm.
Việc
kiểm
soát
sử
dụng
chất
cấm,
đặc
biệt
là
kháng
sinh
cấm
vẫn
gặp
nhiều
khó
khăn
do
thị
trường
còn
nhỏ
lẻ,
vùng
nuôi
phân
tán.
Ngoài
ra,
kế
hoạch
phòng
chống
dịch
bệnh
cho
thủy
sản
nuôi
tại
các
địa
phương
còn
bất
cập,
nhất
là
về
giám
sát,
cảnh
báo
bệnh
trên
thủy
sản
nuôi
còn
bị
động.
Hoạt
động
của
các
tổ
cộng
đồng
nuôi
tôm
ở
nhiều
tỉnh
còn
nhiều
hạn
chế,
ý
thức
một
số
hộ
nuôi
còn
kém,
chưa
có
sự
đoàn
kết
trong
công
tác
bảo
vệ
môi
trường,
chưa
quan
tâm
đến
việc
kiểm
dịch
con
giống,
chưa
chấp
hành
các
khuyến
cáo
của
cơ
quan
chuyên
môn.
Khi
dịch
bệnh
xảy
ra,
nhiều
hộ
nuôi
không
báo
cáo
cho
cơ
quan
chức
năng
mà
tự
ý
thu
hoạch
và
không
xử
lý
mầm
bệnh
trước
khi
xả
thải
ra
môi
trường
làm
lây
lan
dịch
bệnh.
Thêm
vào
đó,
hiện
nay
nhiều
vùng
nuôi
có
hệ
thống
công
trình
nuôi
không
đảm
bảo
yêu
cầu
về
phòng,
chống
dịch
bệnh,
hầu
hết
không
có
ao
lắng,
ao
xử
lý
nước,
lấy
nước
trực
tiếp
từ
ngoài
vào
ao
nuôi,
hệ
thống
cấp
thoát
nước
chưa
riêng
biệt…
cũng
là
một
trong
những
nguyên
nhân
khiến
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi
diễn
biến
phức
tạp.
Giải
pháp
nào?
Dịch
bệnh trên
thủy
sản
đã
giảm
mạnh
trong
các
tháng
đầu
năm
2021,
nhưng
nguy
cơ
trong
thời
gian
tới
là
rất
cao.
Do
đó,
yếu
tố
quan
trọng
nhất
quyết
định
cho
phòng
chống
dịch
bệnh
thủy
sản
là
nuôi
trồng
an
toàn
sinh
học.
Theo
Thứ
trưởng
Phùng
Đức
Tiến,
để
giải
quyết
tốt
công
tác
thú
y
phòng
bệnh
thì
không
chỉ
có
độc
lập
mỗi
lĩnh
vực
thú
y
mà
phải
đi
cùng
với
quan
sát
môi
trường,
giám
sát
dịch
bệnh.
Bên
cạnh
đó,
để
NTTS
an
toàn
cũng
cần
đảm
bảo
các
yếu
tố
khác
như
giống,
thức
ăn,
quy
trình
nuôi,
chế
phẩm
sinh
học…Cần
có
cách
nhìn
mới
tổng
thể
hơn
trong
việc
lựa
chọn
cách
thức
tiếp
cận
để
xây
dựng
các
giải
pháp
phát
triển
ngành
tôm
thân
thiện
môi
trường
và
hạn
chế
dịch
bệnh.
Ngành
thủy
sản
và
các
tỉnh,
thành
cần
áp
dụng
đồng
bộ
các
biện
pháp
tổng
hợp
phòng
chống
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi.
Cùng
với
đó,
nghiên
cứu,
điều
chỉnh,
bổ
sung
các
quy
trình
nuôi
thủy
sản
đã
phổ
biến
để
phù
hợp
hơn
với
các
diễn
biến
của
biến
đổi
khí
hậu,
thời
tiết
cực
đoan,
nước
biển
dâng.
Áp
dụng
các
phương
pháp
nghiên
cứu
từ
truyền
thống
như
mô
học
đến
các
phương
pháp
hiện
đại
(như
sử
dụng
kính
hiển
vi
điện
tử,
PCR…)
để
xác
định
nhanh
chóng
và
chính
xác
tác
nhân
gây
bệnh.
Nghiên
cứu
phát
triển
biện
pháp
phòng
trị
bệnh
đảm
bảo
an
toàn
thực
phẩm
và
thân
thiện
với
môi
trường
như
sản
xuất
vaccine,
probiotic,
sản
phẩm
nano,
sản
phẩm
thảo
dược,
hạn
chế
sử
dụng
kháng
sinh.
Phát
triển,
ứng
dụng
các
công
nghệ
nuôi
tiên
tiến
như
Biofloc,
Copefloc,
nuôi
trong
nhà,
công
nghệ
sử
dụng
vi
sinh
ít
thay
nước,
ứng
dụng
những
thành
tựu
mới
trong
các
lĩnh
vực
tin
học,
vật
liệu
mới
và
công
nghệ
sinh
học,
tự
động
hóa
trong
các
khâu
chăm
sóc,
cho
ăn,
giám
sát
môi
trường
và
bệnh,
truy
xuất
nguồn
gốc.
Nghiên
cứu
sản
xuất
giống,
chọn
giống
sạch
bệnh
để
tăng
cường
tỷ
trọng
tôm
giống
sạch
bệnh
phục
vụ
nuôi
thương
phẩm.
Thắt
chặt
việc
quản
lý
khâu
nhập
tôm
bố
mẹ
và
vận
chuyển
giống
nhằm
hạn
chế
lây
lan
bệnh.
Tăng
cường
giám
sát
vùng
nuôi,
sớm
phát
hiện
các
vùng
dịch
để
hạn
chế
lây
lan.
Phát
triển
các
hệ
thống
sản
xuất
quy
mô
lớn
để
thuận
lợi
cho
việc
áp
dụng
quản
lý
an
toàn
sinh
học,
an
toàn
thực
phẩm,
quản
lý
môi
trường
và
giảm
giá
thành
sản
phẩm.
Tăng
cường
liên
kết
giữa
các
khâu
trong
chuỗi
liên
kết
giữa
các
hộ
sản
xuất
trong
vùng
nuôi
để
phòng
ngừa
dịch
bệnh
hiệu
quả.
Áp
dụng
nguyên
tắc
an
toàn
sinh
học
trong
quản
lý
hoạt
động
nuôi
từ
khâu
nuôi
vỗ
tôm
bố
mẹ
cho
đến
nuôi
thương
phẩm
ở
trong
các
trại
nuôi.
Sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
dạng
vi
sinh
định
kỳ
để
cải
thiện
chất
lượng
nước
và
quản
lý
chất
thải
trong
quá
trình
nuôi.
Hạn
chế
sử
dụng
kháng
sinh,
tuyệt
đối
không
sử
dụng
kháng
sinh
trong
phòng
bệnh
tôm.
Từng
bước
ứng
dụng
công
nghệ
thông
tin
để
quản
lý
hoạt
động
sản
xuất.
Ông
Trần
Đình
Luân
khuyến
cáo
các
tỉnh,
thành
hướng
dẫn
người
nuôi
thủy
sản
tích
cực
triển
khai
các
giải
pháp
quản
lý
tốt
mùa
vụ
nuôi;
đầu
tư
ao
lắng
để
lọc
nước,
trữ
nước
sử
dụng
khi
cần
thiết.
Các
nông
hộ
chỉ
nên
thả
giống
nuôi
thủy
sản
khi
bảo
đảm
điều
kiện
ao
nuôi,
nhất
thiết
sử
dụng
giống
thủy
sản
có
nguồn
gốc
xuất
xứ
rõ
ràng,
được
kiểm
dịch.
Cần
chủ
động
giám
sát
dịch
bệnh,
xử
lý
môi
trường
trước
khi
thả
nuôi,
sử
dụng
nguồn
nước
đảm
bảo,
sử
dụng
con
giống,
chế
phẩm
sinh
học
có
nguồn
gốc,
xuất
xứ
rõ
ràng,
chất
lượng.
Ngoài
ra,
việc
thả
nuôi
với
mật
độ
hợp
lý,
tránh
thả
nuôi
dày
sẽ
góp
phần
giảm
thiểu
nguy
cơ
dịch
bệnh
phát
sinh
đối
với
thủy
sản.
Đặc
biệt
là
chế
phẩm
sinh
học
đang
được
sử
dụng
trong
NTTS
khá
nhiều
nên
Bộ
NN&PTNT
sẽ
chỉ
đạo
Tổng
cục
Thủy
sản
rà
soát
lại
các
chế
phẩm
sinh
học,
không
để
người
nuôi
trồng
sử
dụng
các
sản
phẩm
không
hiệu
quả
mà
làm
tăng
giá
thành
sản
phẩm,
các
chỉ
tiêu
không
đạt
khiến
hiệu
quả
giảm,
kéo
theo
sức
cạnh
tranh
của
sản
phẩm
giảm.
Khi
bệnh
xảy
ra,
cần
xử
lý
triệt
để
và
có
trách
nhiệm,
báo
ngay
cơ
quan
liên
quan
vấn
đề
bệnh
để
xử
lý
kịp
thời,
đúng
cách.
Đối
với
những
ao
nuôi
đã
thu
hoạch
xong,
nước
thải
và
các
chất
thải
rắn
phải
được
bơm
vào
khu
vực
riêng
dành
để
chứa
bùn
và
chất
thải;
nước
thải
phải
được
xử
lý
trước
khi
thải
ra
tự
nhiên,
hạn
chế
lây
lan
mầm
bệnh,
theo
dõi
sức
khỏe
tôm
nuôi…Tăng
cường
giám
sát
chủ
động
nhằm
phát
hiện
sớm
động
vật
thủy
sản
mắc
bệnh,
báo
cáo
với
chính
quyền
địa
phương
hoặc
nhân
viên
thú
y
xã
và
áp
dụng
biện
pháp
phòng
chống
kịp
thời.
>>
Tất
cả
những
khó
khăn
và
bất
cập
này
cần
được
giải
quyết
trong
năm
2022
trên
tinh
thần
“Thích
ứng
an
toàn,
linh
hoạt,
kiểm
soát
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi
hiệu
quả
trong
thời
kỳ
dịch
COVID-19”
và
đảm
bảo
cho
tăng
trưởng
bền
vững.