08:34 ICT Chủ nhật, 03/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48


Hôm nayHôm nay : 519

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 654

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4013443

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Tôm Sóc Trăng sản lượng tăng, lợi nhuận giảm

Thứ năm - 03/12/2015 13:50
Đó là thông tin từ Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ 2015, triển khai kế hoạch 2016 tại tỉnh Sóc Trăng mới đây. Theo đó, giá tôm nguyên liệu năm nay giảm 20 - 25% so cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá điện và nguyên vật liệu đầu vào (nhất là thức ăn) tăng, nên lợi nhuận của người nuôi không cao.


Thiệt hại tăng

Ngành nông nghiệp Sóc Trăng cho biết: Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015, toàn tỉnh thả nuôi gần 50.600 ha, đạt 112,4% kế hoạch và bằng 95,3% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 83% diện tích thả nuôi. Diện tích thiệt hại vụ tôm năm nay chỉ chiếm 22% diện tích thả, vượt 2% so kế hoạch, nhưng giảm 18% so năm 2014. Năng suất bình quân đối với tôm thẻ chân trắng 3,7 tấn/ha, tôm sú nuôi quảng canh cải tiến 0,5 tấn/ha, bán thâm canh 1,44 tấn/ha, thâm canh 3,4 tấn/ha, góp phần đưa sản lượng tôm nuôi cả năm lên khoảng 90.620 tấn, đạt 100,7% kế hoạch, bằng 110,2% so năm 2014.

Tuy nhiên, do giá tôm nguyên liệu giảm 20 - 25% so cùng kỳ năm trước, trong khi giá điện và nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhất là mặt hàng thức ăn tăng 1.500 - 2.500 đồng/kg, nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của người nuôi. Số liệu điều tra, thống kê cho thấy, trong số 25.131 hộ đã thu hoạch, 19.731 hộ có lãi, nhưng nhìn chung lãi không cao so với chi phí đầu tư.

Tại Hội nghị lần này, các đại biểu cũng được nghe các báo cáo tham luận về tình hình chất lượng môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ở Sóc Trăng của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, vấn đề ô nhiễm hóa chất trong nuôi trồng thủy sản của Viện Môi trường Nông nghiệp, kinh nghiệm nuôi tôm Biofloc của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, xây dựng chuỗi giá trị trong tôm nuôi của Công ty CP Thủy sản Minh Phú, mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn Việt - Úc, cùng các ý kiến thảo luận của lãnh đạo các huyện, thị xã vùng nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh…

sản lượng tôm sóc trăng 2015

Vụ tôm 2015 người nuôi ở Sóc Trăng không có lãi nhiều - Ảnh: Máy Cày

Theo đại diện Công ty CP Thủy sản Minh Phú, việc xây dựng chuỗi giá trị con tôm được Công ty thực hiện từ tháng 7/2014, nhằm đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm soát dư lượng kháng sinh và xây dựng vùng nuôi an toàn, hiệu quả, bền vững. Để xây dựng chuỗi giá trị con tôm, Minh Phú chú trọng liên kết với các nhóm nông dân của các tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp nuôi tôm…; đồng thời, thu mua theo hình thức kiểm dịch kháng sinh trước thu hoạch và giám sát ngay từ khâu thu hoạch.

Đại diện Tập đoàn Việt - Úc khẳng định: "Phải nâng tầm giá trị con tôm bền vững, vì nhu cầu tôm chất lượng cao trên thế giới luôn ổn định. Phải làm sao khi cần có tôm là khách hàng đều muốn có tôm Việt Nam".

 

Gỡ khó cho người nuôi

Bàn giải pháp phát triển tôm nước lợ tại Sóc Trăng thời gian tới, ông Lê Minh Trường, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, đề xuất: Các doanh nghiệp và ngành nông nghiệp cần hỗ trợ địa phương xây dựng một số mô hình điểm về liên kết theo chuỗi giá trị để rút kinh nghiệm, nhân rộng. Đối với công tác quản lý dịch bệnh, việc tăng cường công tác quản lý ngay từ khâu con giống là rất quan trọng, đặc biệt là sự tự giác khai báo dịch bệnh của người nuôi. Về phía người nuôi, ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh cho rằng, việc phải có ao lắng, ao xử lý chất thải cùng hệ thống xi phông đáy ao là rất tốt, nhưng đang là vấn đề khó cho người nuôi tôm, kể cả những trang trại lớn của Hiệp hội. Ông Nhiệm phân tích: "Muốn thực hiện đúng quy trình nuôi an toàn dịch bệnh, phải cải tạo hệ thống ao nuôi, sắm thêm trang thiết bị, nhưng người nuôi đang thiếu vốn. Ngay ở vụ nuôi năm nay, tình trạng bỏ ao trống bạt ngàn, cả vùng nuôi rộng lớn trở nên đìu hiu vì ngân hàng không cho vay tiếp, do không còn tài sản thế chấp". Cùng đó, ngân hàng nên xem xét hệ thống hạ tầng điện, máy móc thiết bị phục vụ nuôi tôm là tài sản để người nuôi có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất. Cần thông tin cho người nuôi kịp thời, liên tục về diễn biến môi trường, dịch bệnh và giá thị trường, giúp người nuôi có quyết định phù hợp, hiệu quả hơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Thành Trí cho biết: Chưa thể khống chế diện tích thiệt hại ở mức 20% như kế hoạch, nhưng với tỷ lệ thiệt hại cả vụ ở mức 22%, trong điều kiện El Nino gay gắt, kéo dài và thị trường bất lợi, được xem là một thành công lớn ở vụ tôm nước lợ 2015.

Theo kế hoạch, diện tích thả nuôi tôm nước lợ năm 2016 của tỉnh Sóc Trăng 45.500 ha (tôm sú 22.500 ha, tôm thẻ chân trắng 23.000 ha; sản lượng tương ứng 20.000 tấn và 70.000 tấn). Để đảm bảo thành công vụ nuôi tôm nước lợ 2016, phải xem khâu tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị là đột phá quan trọng; từ đó. khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia. Trong công tác thông tin tuyên truyền, nội dung cần cụ thể, phù hợp thời điểm, mùa vụ; đặc biệt, phải làm sao để người nuôi hiểu rõ cơ hội cũng như thách thức khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.


 




Thủy sản Việt Nam








 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập