08:27 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 714

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17912

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3986576

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Tôm ĐBSCL tiếp đà tăng giá

Thứ hai - 23/10/2017 09:18
Sau 2 tháng có phần giảm nhẹ do vào vụ thu hoạch cao điểm, từ đầu tháng 9 đến nay, cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng tại khu vực ĐBSCL đều tăng giá trở lại.

Khan hiếm nguyên liệu

Do một số tỉnh có diện tích nuôi lớn như: Kiên Giang, Cà Mau hay Bạc Liêu phần lớn là nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến, nên đến thời điểm hiện tại, nguồn tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh trên hầu như còn rất ít.

Tại Cà Mau, tổng diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp từ đầu vụ đến nay chỉ mới 566 ha, còn tại Kiên Giang, trong số 113.000 ha nuôi tôm nước lợ, diện tích nuôi thâm canh chỉ chiếm 1,78%, khoảng 2.000 ha… Đây cũng chính là lý do khiến nhiều thương lái, doanh nghiệp tập trung về Sóc Trăng để thu mua tôm, bởi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Sóc Trăng vụ này lên đến gần 33.000 ha với hầu hết là nuôi thâm canh, bán thâm canh, năng suất và sản lượng rất cao.

Theo ThS Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, từ đầu vụ đến nay, toàn tỉnh thả nuôi trên 51.000 ha tôm; trong đó, diện tích tôm thẻ chân trắng chiếm 62,6% (khoảng 33.000 ha), còn lại là tôm sú. Diện tích thu hoạch đến thời điểm hiện tại khoảng 27.000 ha, sản lượng trên 85.300 tấn. Như vậy, hiện số diện tích còn tôm của tỉnh vào khoảng 18.000 ha; trong đó, tôm thẻ chân trắng khoảng 12.000 ha. Sản lượng tôm của Sóc Trăng nhiều chủ yếu là nhờ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn; năm nay, giá tôm khá tốt, nên phần lớn người nuôi đều đạt lợi nhuận cao.

Nếu như giá tôm thẻ chân trắng cỡ 40 - 50 con/kg từ đầu tháng 9 đến nay chỉ tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so tháng 7 và tháng 8 lên mức lần lượt là 156.000, 141.000 đồng/kg thì tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ lại có sự tăng mạnh hơn. Cụ thể: Tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg từ mức 102.000 - 106.000 đồng/kg tăng lên 108.000 đồng/kg vào đầu tháng 9 và hiện đang ở mức 110.000 đồng/kg; còn tôm cỡ 70 - 80 con/kg tăng 4.000 đồng/kg lên mức 134.000 và 132.000 đồng/kg.

Nhu cầu thu mua lớn

Lý giải nguyên nhân lượng tôm nguyên liệu không thiếu hụt, nhưng giá tôm vẫn tiếp tục tăng, ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho biết: “Hiện nay, lượng tôm cung ứng về các nhà máy không nhiều, nhưng cũng không đến nỗi thấp. Tuy nhiên, sở dĩ giá tôm gần đây vẫn tiếp tục tăng thêm là do chỉ còn 1 - 2 tháng nữa là kết thúc các hợp đồng giao hàng cho đối tác đã được ký kết trong năm; nên một số doanh nghiệp buộc phải đẩy giá thu mua lên cao hơn để gom đủ số lượng và kịp thời gian chế biến, khiến giá tôm trong khu vực bị đẩy lên theo”.

Cũng theo ông Lực, ở vụ tôm năm nay, nhìn chung Sóc Trăng là có sản lượng tôm tăng đáng kể nhờ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh lớn, còn các tỉnh khác trong khu vực tuy tăng nhưng không nhiều. Còn về thị trường tiêu thụ, từ đầu năm đến nay chỉ tăng trưởng nhẹ, trong khi sản lượng tôm cung ứng vẫn ở mức vừa phải, nên giá tôm trong nước vẫn giữ mức cao. Mặt khác, hiện cũng có một số doanh nghiệp ký được hợp đồng bổ sung giao trong năm 2017 nên cũng tích cực mua hàng, góp phần giữ giá tôm tiếp tục đà tăng.

Tuy nhiên, vì sao chỉ có giá tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ là tăng nhiều từ đầu tháng 9 đến nay, còn các cỡ tôm khác gần như không tăng? Về vấn đề này, ông Lực giải thích: “Tất cả đều do thị trường quyết định. Thường đối với tôm thẻ chân trắng có 2 cỡ dễ bán nhất là cỡ 70 - 80 con/kg và 40 - 50 con/kg, còn tôm sú thì ngược lại, cỡ càng lớn càng dễ tiêu thụ. Do đó, việc tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ hiện nay tăng giá mạnh cũng không có gì là khó hiểu. Vì vậy, người nuôi tôm cần thường xuyên theo dõi giá cả thị trường để đưa ra quyết định cỡ tôm thu hoạch lúc nào là có lợi nhất”.

Cũng còn có một nguyên nhân khác làm cho giá tôm gần đây tăng thêm chính là sự có mặt của các thương lái Trung Quốc. Theo một lái tôm ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), những năm gần đây, vào những tháng cuối năm là thời điểm thương lái Trung Quốc qua đặt hàng khá nhiều. Thường họ xuống tận đại lý thu mua chỉ để kiểm tra màu sắc tôm, chứ không cần kiểm tra kháng sinh, sau đó hợp đồng với một số nhà máy trong tỉnh gia công lại để xuất về nước.

Theo các chuyên gia, giá tôm tiếp tục tăng cao là điều đáng mừng, nhưng cũng đáng lo bởi điều này sẽ kích thích các hộ tiếp tục thả nuôi trong khi điều kiện nguồn nước và thời tiết càng về cuối năm sẽ càng khó khăn hơn, nhất là đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ.


>> Từ cuối tháng 9, giá tôm hùm thương phẩm đã tăng 200.000 - 300.000 đồng/kg, nhưng người nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên không có để bán. Hiện nay, giá tôm hùm bông lên đến 1,9 triệu đồng/kg, tăng 300.000 đồng/kg so đầu năm; tôm hùm xanh trên 800.000 đồng/kg, tăng 200.000 đồng/kg.







Thủy sản Việt Nam








 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập