Giá
cá
tra
nguyên
liệu
liên
tục
đứng
ở
mức
thấp
từ
đầu
năm
2020
tới
nay,
giảm
40%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019,
giá
tôm
dù
đang
nhích
dần
nhưng
vẫn
ở
mức
thấp.
Giá
cả
Cá
tra
Giá
cá
tra
nguyên
liệu
tại
ĐBSCL
liên
tục
đứng
ở
mức
thấp
từ
đầu
năm
2020
tới
nay;
hiện
nay
giá
17.500
–
18.000
đ/kg
đối
với
loại
700-800
g/con,
trong
khi
giá
thành
sản
xuất
từ
21.000
-
22.000
đồng/kg,
giảm
45%
so
với
cùng
thời
điểm
năm
2019.
Nguyên
nhân,
do
Dịch
COVID-19
lan
rộng
làm
đình
trệ
hoạt
động
sản
xuất
và
xuất
nhập
khẩu
tại
các
thị
trường,
nhu
cầu
giảm,
giá
xuất
khẩu
hạ
khiến
xuất
khẩu
sang
Trung
Quốc
giảm
20,2%
và
EU
giảm
36%,
xuất
khẩu
sang
Mỹ
giảm
15%,
xuất
khẩu
sang
ASEAN
giảm
24,4%.Hiện
nay
tình
trạng
hạn
mặn
bất
thường
đã
xảy
ra
ở
ĐBSCL
khiến
cho
vùng
nuôi
cá
tra
nguyên
liệu
bị
ảnh
hưởng,
người
nuôi
ở
một
số
địa
phương
đã
ngưng
thả
nuôi
do
không
đủ
điều
kiện
nước,
thủy
lợi
cho
việc
thả
vụ
mới.
Giá
cá
tra
thịt
trắng
loại
1
tại
Đồng
Tháp. ĐVT:
đ/kg
(Nguồn:
Tính
toán
từ
số
liệu
của
VASEP)
Tôm
Sau
một
thời
gian
sụt
giảm
do
ảnh
hưởng
từ
dịch
COVID-19,
từ
đầu
tháng
5/2020,
giá
tôm
nguyên
liệu
tại
ĐBSCL
tăng
trở
lại
và
duy
trì
mức
cao
trong
tháng
6/2020
ở
mức:
Tôm
chân
trắng
loại
100
con/kg
giá
95.000
-
100.000
đồng,
tăng
15.000
-
20.000
đồng/kg
so
với
cách
đây
3
tháng.
Tôm
sú
cỡ
30
con/kg
giá
200.000
-
230.000
đồng,
tăng
30.000
-
40.000
đồng/kg.
Nguyên
nhân
là
tồn
kho
tại
các
thị
trường
lớn
không
nhiều,
nhu
cầu
tiêu
thụ
tôm
tại
các
nhà
hàng,
khách
sạn
giảm
nhưng
tăng
tại
siêu
thị
và
hệ
thống
bán
lẻ
vì
xu
hướng
mua
về
nhà
chế
biến
trong
thời
kỳ
dịch
bệnh
COVID-19.
Sản
xuất
tôm
từ
các
nguồn
cung
chính
của
thế
giới
như
Ấn
Độ,
Ecuador,
Trung
Quốc,
Thái
Lan,
Indonesia…đều
đang
gặp
khó
khăn
do
tác
động
của
dịch
COVID-19.
Do
dịch
bệnh
diễn
biến
khó
lường,
Chính
phủ
Ấn
Độ
kéo
dài
phong
tỏa,
khiến
chuỗi
cung
ứng
tôm
bị
đứt
gãy.
Nuôi
tôm
Ấn
Độ
gặp
khó
khăn
từ
khâu
con
giống
đến
vấn
đề
đầu
ra,
giá
tôm
và
sản
lượng
tôm
sụt
giảm
mạnh.
Ecuador
cũng
phải
đối
mặt
với
những
thách
thức
tương
tự
Ấn
Độ
do
COVID-19.
Tôm
nuôi
Trung
Quốc
bị
virus
CIV-1
tấn
công,
gây
thiệt
hại
không
nhỏ.
Indonesia,
Thái
Lan
cũng
bị
tác
động
ít
nhiều
từ
đại
dịch,
đây
cũng
là
cơ
hội
cho
xuất
khẩu
tôm
của
Việt
Nam
nếu
đảm
bảo
được
nguồn
cung
nguyên
liệu.
Diễn
biến
giá
tôm
sú
loại
30
con/kg
tại
ĐBSCL. ĐVT:
đ/kg
(Nguồn:
Tính
toán
từ
số
liệu
của
VASEP)
Cung,
cầu
Sản
lượng
Trong
5
tháng
đầu
năm
2020,
tổng
sản
lượng
thủy
sản
cả
nước
ước
đạt
gần
3,04
triệu
tấn,
tăng
2,2%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019.
Cụ
thể,
sản
lượng
khai
thác
đạt
1,5
triệu
tấn,
giảm
2,2%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019;
trong
đó,
khai
thác
biển
đạt
1,4
triệu
tấn,
giảm
2,1%.
Dù
khai
thác
giảm,
tuy
nhiên
sản
lượng
nuôi
trồng
đạt
1,54
triệu
tấn,
tăng
6,8%
so
với
cùng
kỳ.
Trong
đó,
sản
lượng
cá
các
loại
ước
đạt
1,05
triệu
tấn,
giảm
2,8%
(cá
tra
đạt
462.000
tấn,
giảm
6,3%);
sản
lượng
tôm
các
loại
đạt
252.200
tấn,
tăng
6,5%
(tôm
sú
đạt
88.300
tấn,
tăng
0,9%;
tôm
thẻ
chân
trắng
đạt
104.900
tấn,
tăng
9,5%).
Ước
6
tháng
đầu
năm
2020,
tổng
sản
lượng
thủy
sản
cả
nước
đạt
gần
3,8
triệu
tấn,
tăng
1,4%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019.
Trong
đó,
sản
lượng
khai
thác
đạt
gần
1,9
triệu
tấn,
tăng
1,7%;
nuôi
trồng
trên
1,9
triệu
tấn,
tăng
1,2%.
Nhập
khẩu
Theo
số
liệu
thống
kê
sơ
bộ
của
Tổng
cục
Hải
quan,
nhập
khẩu
nhóm
hàng
thủy
sản
các
loại
về
Việt
Nam
5
tháng
đầu
năm
2020
đạt
698,97
triệu
USD,
giảm
4,2%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019,
chiếm
0,7%
trong
tổng
kim
ngạch
nhập
khẩu
hàng
hóa
các
loại
của
cả
nước.
Thủy
sản
nhập
khẩu
về
Việt
Nam
nhiều
nhất
có
xuất
xứ
từ
Ấn
Độ,
chiếm
13,6%
trong
tổng
kim
ngạch
nhập
khẩu
thủy
sản
các
loại
của
cả
nước,
đạt
95,14
triệu
USD,
tăng
8,3%
so
với
cùng
kỳ
năm
trước;
Na
Uy
là
thị
trường
lớn
thứ
2
cung
cấp
thủy
sản
cho
VIệt
Nam,
chiếm
12%
trong
tổng
kim
ngạch,
đạt
83,69
triệu
USD,
giảm
8,5%
so
với
cùng
kỳ
năm
trước;
Kim
ngạch
nhập
khẩu
thủy
sản
từ
một
số
thị
trường
chính 5
tháng
đầu
năm
2020.
(Nguồn:
Tổng
cục
Hải
quan)
Xuất
khẩu
Theo
số
liệu
thống
kê
sơ
bộ
của
Tổng
cục
Hải
quan,
kim
ngạch
xuất
khẩu
thủy
sản
tháng
5/2020
đạt
641,81
triệu
USD,
tăng
4%
so
với
tháng
4/2020
nhưng
giảm
15,9%
so
với
tháng
5/2019;
Tính
chung
5
tháng
đầu
năm
2020
kim
ngạch
đạt
trên
2,89
tỷ
USD,
giảm
9,2%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019.
Nhật
Bản
đứng
đầu
về
tiêu
thụ
thủy
sản
của
Việt
Nam,
chiếm
19%
trong
tổng
kim
ngạch
xuất
khẩu
nhóm
hàng
này
của
cả
nước,
đạt
547,53
triệu
USD,
giảm
1%
so
với
cùng
kỳ
năm
2019.
Tiếp
sau
đó
là
thị
trường
Mỹ
đạt
490,16
triệu
USD,
chiếm
17%,
giảm
3,8%;
Xuất
khẩu
sang
EU
đạt
425,19
triệu
USD,
chiếm
14,7%,
giảm
13,2%;
Trung
Quốc
đạt
373,18
triệu
USD,
chiếm
12,9%,
giảm
2,3%;
Hàn
Quốc
đạt
282,81
triệu
USD,
chiếm
9,8%,
giảm
8,4%.
Kim
ngạch
xuất
khẩu
thủy
sản
từ
một
số
thị
trường
chính
5
tháng
đầu
năm
2020.
(Nguồn:
Tổng
cục
Hải
quan)
Cảnh
báo,
dự
báo
Cảnh
báo
Từ
đầu
năm
2020
đến
nay
xuất
khẩu
cá
tra
đối
mặt
với
khó
khăn
khi
dịch
Covid-19
bùng
phát
ở
nhiều
nước
trên
thế
giới.
Dịch
diễn
biến
phức
tạp
ở
nhiều
nước
châu
Âu,
châu
Á…
đã
làm
tăng
thêm
khó
khăn
cho
đầu
ra
cá
tra
trong
thời
gian
tới
và
nếu
không
có
giải
pháp
hợp
lý,
hiệu
quả
thì
mục
tiêu
xuất
khẩu
cá
tra
khoảng
2,2
tỷ
USD
của
năm
2020
sẽ
khó
đạt.
Dự
báo
VASEP
dự
báo
xuất
khẩu
thủy
sản
trong
những
tháng
tới
sẽ
hồi
phục
dần
vì
thị
trường
EU
đã
bắt
đầu
mở
cửa
thông
thương
trở
lại
từ
tháng
5/2020,
nhu
cầu
sẽ
tăng
dần
trong
những
tháng
tới.
Tuy
nhiên,
diễn
biến
dịch
Covid
còn
phức
tạp
tại
Mỹ
và
một
số
nước
khác
nên
sẽ
tiếp
tục
ảnh
hưởng
đến
thương
mại
thủy
sản
chung
của
toàn
cầu.
Do
vậy,
xuất
khẩu
thủy
sản
của
Việt
Nam
khó
hồi
phục
mạnh
trong
những
tháng
cuối
năm.
Dự
kiến
với
đà
tăng
trưởng
mạnh
trong
các
tháng
gần
đây
thì
Nhật
Bản
sẽ
tiếp
tục
là
thị
trường
lớn
nhất
tiêu
thụ
thủy
sản
Việt
Nam
trong
năm
nay
và
sẽ
bù
đắp
phần
đáng
kể
cho
sự
sụt
giảm
tại
các
thị
trường
EU,
Mỹ.
Dự
báo
xuất
khẩu
cá
tra
trong
thời
gian
tới
sẽ
tăng
do
thủy
sản
là
sản
phẩm
phục
vụ
nhu
cầu
thiết
yếu
nên
dù
dịch
có
kéo
dài
thì
thị
trường
vẫn
cần.
VASEP
cho
rằng:
Dù
có
những
khó
khăn
nhất
định
song
nhiều
khả
năng
thị
trường
sẽ
hồi
phục
sau
dịch.
Và
thực
tế
thì
thị
trường
Trung
Quốc
đã
bắt
đầu
phục
hồi
do
đó
nhiều
doanh
nghiệp
đang
tập
trung
xuất
khẩu
vào
thị
trường
Trung
Quốc
và
thị
trường
này
được
xem
là
thị
trường
quan
trọng
tạo
sức
bật
phục
hồi
xuất
khẩu
cá
tra.
Bên
cạnh
đó,
EU
sẽ
bắt
đầu
mở
lại
từng
phần,
doanh
nghiệp
nên
đẩy
mạnh
xuất
khẩu
vào
thị
trường
này.
Ở
các
thị
trường
khác
như
ASEAN,
Nhật
Bản,
Nga…
các
doanh
nghiệp
nên
có
hướng
tiếp
cận
phù
hợp.
Theo
nhận
định
của
VASEP,
với
tình
hình
dịch
bệnh
Covid-19
còn
diễn
biến
phức
tạp
tại
các
thị
trường
xuất
khẩu
lớn,
như:
Mỹ,
EU,
Brazil…
nên
xuất
khẩu
cá
tra
quý
2/2020
vẫn
giảm.
Nếu
quý
3/2020,
tình
hình
dịch
bệnh
tại
các
nước
đang
là
tâm
dịch
nằm
trong
tầm
kiểm
soát,
hoạt
động
sản
xuất,
kinh
doanh
mở
cửa
trở
lại
thì
xuất
khẩu
cá
tra
mới
có
cơ
hội
phục
hồi.
Xuất
khẩu
tôm
dự
báo
có
nhiều
cơ
hội
xuất
khẩu
hậu
COVID-19
khi
các
đối
thủ
chính
như
tôm
Ấn
Độ,
Ecuador
và
Thái
Lan
bị
đình
trệ
bởi
lệnh
phong
tỏa
quốc
gia,
đơn
hàng
dịch
chuyển
sang
Việt
Nam
sẽ
nhiều
hơn.
Hiệp
định
EVFTA
sắp
có
hiệu
lực
sẽ
giúp
ngành
tôm
Việt
cạnh
tranh
tốt
hơn
ở
Châu
Âu,
cùng
với
đó
là
thuế
xuất
khẩu
tôm
vào
thị
trường
Mỹ
thấp.
Tuy
nhiên,
tôm
Việt
Nam
đang
phải
chịu
tác
động
của
dịch
bệnh,
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn.
Người
dân
được
khuyến
cáo
mạnh
dạn
thả
nuôi
để
đón
đầu
cơ
hội
giá
tôm
sẽ
phục
hồi
tốt
cuối
năm
nay
nếu
COVID-19
được
kiểm
soát
hoàn
toàn,
nhu
cầu
thị
trường
hồi
phục.
Người
nuôi
nên
đa
dạng
cỡ
tôm
khi
thu
hoạch,
không
nên
chỉ
tập
trung
vào
cỡ
lớn.
Trong
bối
cảnh
dịch
COVID-19,
các
kênh
tiêu
thụ
tôm
cỡ
lớn
như:
nhà
hàng,
khách
sạn
gần
như
đóng
cửa
nên
nhu
cầu
giảm.
Trong
khi
đó,
do
thu
nhập
giảm,
người
tiêu
dùng
sẽ
chuyển
sang
sử
dụng
tôm
cỡ
trung
và
nhỏ
nhiều
hơn.
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
dự
kiến
tiếp
tục
tăng
trong
tháng
7.