Ngày
14
tháng
9,
tại
Bạc
Liêu,
Bộ
NN&PTNT
đã
tổ
chức
Hội
nghị
“Phát
triển
sản
xuất,
chế
biến
và
tiêu
thụ
tôm
nước
lợ”;
tham
dự
có
Bộ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Nguyễn
Xuân
Cường;
ông
Lê
Minh
Khái,
Bí
thư
Tỉnh
ủy
Bạc
Liêu;
ông
Dương
Thành
Trung,
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Bạc
Liêu;
ông
Vũ
Văn
Tám,
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
cùng
lãnh
đạo
UBND,
Sở
NN&PTNT
các
tỉnh
thành
ven
biển
phía
Nam.
Phát
biểu
khai
mạc
Hội
nghị,
Thứ
trưởng
Vũ
Văn
Tám
cho
biết,
đây
là
cuộc
họp
chuyên
về
ngành
tôm
lần
thứ
6
từ
đầu
năm
2016
đến
nay
do
Bộ
NN&PTNT
chủ
trì.
Hội
nghị
này
tập
trung
vào
3
nội
dung:
đánh
giá
thực
trạng
thuận
lợi,
khó
khăn
và
tiềm
năng
ngành
tôm;
bàn
giải
pháp
mạnh
mẽ
nâng
cao
chất
lượng,
xây
dựng
thương
hiệu;
mở
rộng
thị
trường.

Bộ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Nguyễn
Xuân
Cường
phát
biểu
tại
hội
nghị
Báo
cáo
của
Tổng
cục
Thủy
sản
cho
biết,
đến
ngày
9/9,
diện
tích
thả
nuôi
tôm
nước
lợ
đạt
664.150
ha,
bằng
101,1%
cùng
kỳ
năm
2015;
sản
lượng
thu
hoạch
334.165
tấn,
bằng
104,5%
cùng
kỳ.
Có
sự
thay
đổi
so
với
trước
về
hình
thức
nuôi
cũng
như
cơ
cấu
đối
tượng
nuôi.
Về
hình
thức,
nuôi
thâm
canh
và
bán
thâm
canh
chỉ
đạt
86%
kế
hoạch,
diện
tích
102.909
ha
(chủ
yếu
là
tôm
sú
với
73.756
ha,
thẻ
chân
trắng
(TTCT)
29.153
ha).
Nuôi
quảng
canh
và
quảng
canh
cải
tiến
diện
tích
ổn
định
586.517
ha.
Về
cơ
cấu
đối
tượng,
khoảng
10
-
20%
diện
tích
nuôi
TTCT
năm
2015
đã
chuyển
sang
tôm
sú.
Trong
8
tháng,
chế
biến
xuất
khẩu
tôm
nước
lợ
ước
1,9
tỷ
USD,
tăng
3%
so
cùng
kỳ
năm
2015.
Chủ
tịch
Hội
Nghề
cá
Việt
Nam,
ông
Nguyễn
Việt
Thắng
đánh
giá,
thắng
lợi
cơ
bản
của
ngành
tôm
là
đã
nhanh
chóng
chuyển
diện
tích
đáng
kể
TTCT
sang
tôm
sú
và
tập
trung
ổn
định
nuôi
quảng
canh
và
quảng
canh
cải
tiến
nên
đã
vượt
qua
được
thiên
tai
hạn
hán.
Tuy
nhiên,
yếu
kém
lớn
nhất
của
ngành
tôm
hiện
nay
vẫn
là
đầu
tư
không
tương
xứng
so
tiềm
năng
và
lợi
thế.
Trong
đó,
đầu
tư
hạ
tầng
kỹ
thuật
và
hệ
thống
dịch
vụ
kiểm
tra,
kiểm
soát
chất
lượng
để
xây
dựng
thương
hiệu
tôm
Việt
Nam
đang
là
đòi
hỏi
bức
bách
nhất.
Còn
ông
Nguyễn
Như
Tiệp,
Cục
trưởng
Cục
Quản
lý
Chất
lượng
Nông
Lâm
sản
và
Thủy
sản
(NAFIQAD)
cho
rằng,
tình
trạng
bơm,
chích
tạp
chất
vào
tôm
nguyên
liệu,
tồn
dư
kháng
sinh
vẫn
còn
diễn
ra,
làm
mất
uy
tín
thương
hiệu
tôm
Việt
Nam
trên
thị
trường
thế
giới...

Phát
biểu
chỉ
đạo
tại
Hội
nghị,
Bộ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Nguyễn
Xuân
Cường
nhấn
mạnh,
ngành
tôm
còn
manh
mún,
phân
tán
nên
khó
quản
trị,
kiểm
soát,
năng
suất
thấp,
dễ
bị
tổn
thương.
Con
tôm
phát
triển
chưa
tương
xứng
tiềm
năng
có
phần
do
nhìn
nhận
con
tôm
chứa
đúng
vị
trí,
đầu
tư
chưa
tương
xứng
với
yều
cầu.
Đồng
thời,
Bộ
trưởng
chỉ
đạo
cụ
thể,
rà
soát,
bổ
sung
quy
hoạch,
tìm
ra
lợi
thế
phát
triển
cho
tôm
ở
từng
địa
phương,
từng
vùng
và
cả
nước.
Bộ
tập
trung
đề
xuất
các
chương
trình
nghiên
cứu
khoa
học
giải
quyết
những
mặt
còn
yếu
kém,
xây
dựng
trung
tâm
sản
xuất
tôm
giống,
hình
thành
những
trung
tâm
dịch
vụ
lớn.
Sau
hội
nghị,
Bộ
sẽ
thành
lập
tổ
xúc
tiến
lộ
trình
xây
dựng
thương
hiệu
tôm
Việt
Nam,
do
Thứ
trưởng
Vũ
Văn
Tám
phụ
trách.
Thủy
sản
Việt
Nam