Nhà
nông
Cà
Mau
đang
có
những
“bước
đi”
được
xem
là
táo
bạo
khi
dồn
hết
gia
tài,
vốn
liếng
để
đầu
tư
mô
hình
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh.
Rút
kinh
nghiệm
từ
mô
hình
nuôi
tôm
thâm
canh
trên
ao
đất,
mô
hình
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh
mới
xuất
hiện
trong
khoảng
hai
năm
trở
lại
đây
nhưng
có
sức
hấp
dẫn
với
nông
hộ
nuôi
tôm
ở
Cà
Mau
-
nơi
được
xem
là
“thủ
phủ”
con
tôm
ở
vùng
ĐBSCL
và
của
cả
nước.
Năng
suất
nuôi
tôm
vượt
trội,
tỷ
lệ
thành
công
lớn
là
nguyên
nhân
chính
khiến
diện
tích
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh
tăng
như
hiện
nay.
Đầm
Dơi,
Cái
Nước,
Phú
Tân,
TP
Cà
Mau
là
những
địa
phương
có
diện
tích
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh
lớn
tại
Cà
Mau.
Ông
Huỳnh
Văn
Đường
(56
tuổi,
ngụ
ấp
Nhị
Nguyệt,
xã
Trần
Phán,
huyện
Đầm
Dơi),
có
ao
tôm
siêu
thâm
canh
1.200m2,
cho
biết:
Sau
ba
tháng
thả
nuôi,
vào
ngày
27-1
vừa
qua,
ông
thu
hoạch
vụ
nuôi
thứ
hai,
được
hơn
7,3
tấn
tôm
thẻ,
loại
25,3
con/1kg.
Với
giá
thương
lái
thu
mua
tại
đầm
tôm
là
194.000,
sau
khi
trừ
đi
tất
cả
chi
phí,
ông
Đường
còn
lời
hơn
700
triệu
đồng.
Chia
sẻ
với
phóng
viên,
ông
Đường
tiết
lộ:
Có
được
thành
công
bước
đầu
như
nêu
trên
là
nhờ
áp
dụng
quy
trình
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh
của
Công
ty
TNHH
Dịch
vụ
và
Thương
mại
MTV
Việt
Mỹ
(Công
ty
Việt
Mỹ).
“Công
ty
bỏ
vốn
đầu
tư
ban
đầu
gần
750
triệu
đồng
để
thiết
kế
ao
nuôi
lót
bạt,
hệ
thống
xử
lý
nước,
cung
cấp
con
giống,
thức
ăn,
vi
sinh
xử
lý
và
hỗ
trợ
toàn
bộ
kỹ
thuật
suốt
quá
trình
nuôi.
Nhờ
tuân
thủ
thực
hiện
tốt
các
hướng
dẫn
của
công
ty
Việt
Mỹ
mà
tôm
lớn
nhanh,
không
nhiễm
kháng
sinh,
bán
giá
cao
hơn
mặt
bằng
chung
của
thị
trường”
-
ông
Đường
vui
mừng
cho
biết.
Cũng
theo
ông
Đường,
nếu
như
tính
luôn
vụ
nuôi
đầu
tiên
thì
chỉ
sau
nửa
năm
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh,
ông
đã
hoàn
trả
được
toàn
bộ
vốn
mà
Công
ty
Việt
Mỹ
đã
đầu
tư
ban
đầu
và
còn
có
dư
được
vài
trăm
triệu.
Với
đà
thành
công
ấy,
ông
Đường
sẽ
thực
hiện
thả
tiếp
vụ
thứ
ba
trong
khoảng
10
ngày
tới
đây.
Qua
tìm
hiểu
thực
tế
mới
biết,
ông
Đường
đang
áp
dụng
quy
trình
nuôi
tôm
“tuần
hoàn
nước
khép
kín”
của
Công
ty
Việt
Mỹ.
Theo
kỹ
sư
Đặng
Hải
Đăng,
phụ
trách
kỹ
thuật
của
Công
ty
Việt
Mỹ:
Ưu
điểm
của
quy
trình
nuôi
“tuần
hoàn
nước
khép
kín”
là:
Tái
sử
dụng
lại
nguồn
nước
giúp
người
nuôi
giảm
chi
phí
xử
lý
nước;
kiểm
soát
tốt
dịch
bệnh;
không
chịu
tác
động
môi
trường
từ
bên
ngoài
và
không
gây
ô
nhiễm
môi
trường…
Theo
kỹ
sư
Đăng,
hiện
tại
Công
ty
Việt
Mỹ
có
hơn
300
ha
nuôi
tôm
theo
hình
thức
siêu
thâm
canh,
với
tổng
số
ao
nuôi
trực
tiếp
từ
130-150
(mỗi
ao
1.200m2).
Trong
đó,
có
hơn
100
ao
nuôi
của
hàng
chục
nông
hộ
được
Công
ty
Việt
Mỹ
liên
kết,
hỗ
trợ
đầu
tư
đầu
vào
một
phần
hoặc
toàn
phần:
Từ
vật
tư
trang
bị
ao
nuôi,
vi
sinh
xử
lý
nước,
con
giống,
thức
ăn,
kể
cả
việc
thu
mua
tôm
nguyên
liệu
khi
thu
hoạch…
“Qua
đúc
kết
thực
tiễn
cho
thấy,
hộ
liên
kết
với
công
ty
tuân
thủ
và
thực
hiện
đúng
quy
trình
nuôi
tôm
“tuần
hoàn
nước
khép
kín”,
tỷ
lệ
thành
công
đạt
từ
80%
trở
lên.
Tức
là,
với
ao
nuôi
bình
quân
1.200
m2,
mỗi
vụ
trúng
người
nuôi
tôm
có
lợi
nhuận
từ
300
đến
700
triệu
đồng”
-
Kỹ
sư
Đăng
tiết
lộ.
Sau
hội
nghị
ngành
tôm
Việt
Nam
tổ
chức
đầu
năm
2017
tại
Cà
Mau,
theo
chỉ
đạo
của
Thủ
tướng
Chính
phủ,
tỉnh
Cà
Mau
đẩy
mạnh
thực
hiện
các
giải
pháp
nhằm
góp
phần
cùng
với
cả
nước
hiện
thực
hóa
“giấc
mơ”
xuất
khẩu
tôm
đạt
10
tỷ
USD.
Một
trong
những
giải
pháp
quan
trọng
mà
chính
quyền
tỉnh
đã
và
đang
thực
hiện
là
phát
triển
nuôi
tôm
công
nghệ
cao,
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh
ở
các
vùng
trọng
điểm
đã
quy
hoạch,
góp
phần
gia
tăng
năng
suất,
sản
lượng
và
thu
nhập
bền
vững
cho
người
nuôi
tôm
địa
phương.
Chỉ
hơn
một
năm
triển
khai,
đến
thời
điểm
hiện
tại,
toàn
tỉnh
Cà
Mau
đã
có
gần
1.000
ha
nuôi
theo
hình
thức
siêu
thâm
canh
(tăng
hơn
820
ha
so
với
năm
2016),
chiếm
hơn
1/10
diện
tích
nuôi
tôm
thâm
canh
của
toàn
tỉnh.
Trước
lợi
nhuận
hấp
dẫn
(từ
3-7
tỷ/ha),
diện
tích
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh
dự
báo
còn
tăng
“chóng
mặt”
trong
thời
gian
tới
đây.
Để
kiểm
soát
tốt
tình
hình,
giúp
người
dân
tránh
được
thiệt
hại
trong
sản
xuất,
cơ
quan
chức
năng
tỉnh
đang
thực
hiện
các
giải
pháp
đồng
bộ,
trong
đó
có
việc
ban
hành
quy
định
tạm
thời
về
điều
kiện
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh;
khuyến
khích
hộ
nuôi
áp
dụng
các
quy
trình
nuôi
tôm
khép
kín
tuần
hoàn
nước;
kiên
quyết
xử
lý
những
trường
hợp
hộ
dân
nuôi
tự
phát
nhưng
không
bảo đảm các
điều
kiện
cần
thiết
theo
quy
định.
Theo
Báo
Nhân
Dân