COVID-19
ảnh
hưởng
mạnh
đến
ngành
tôm
khi
hoạt
động
kinh
doanh
dịch
vụ
ẩm
thực
giảm
80
–
90%.
Phân
khúc
bán
lẻ
tăng
trưởng
không
đủ
bù
lại
sự
sụt
giảm
này.
Những
tháng
cuối
năm,
thị
trường
tôm
có
dấu
hiệu
phục
hồi
nhưng
vẫn
chậm.
“Bay”
600.000
tấn
sản
lượng
vì
COVID-19
Tại
một
hội
thảo
trực
tuyến
về
Triển
vọng
thị
trường
tôm
toàn
cầu,
Robin
McIntosh,
Phó
Chủ
tịch
Công
ty
Charoen
Pokphand
Foods
(CP
Foods),
dự
báo
sản
lượng
tôm
toàn
cầu
đạt
3,17
triệu
tấn,
giảm
16%
so
dự
đoán
được
đưa
ra
vào
năm
ngoái.
Con
số
này
gồm
cả
tôm
thẻ
và
tôm
sú;
trong
đó,
sản
lượng
tôm
sú
ước
220.000
tấn,
giảm
7%
so
mức
dự
báo
năm
ngoái.
McIntosh
cũng
dự
báo
sản
lượng
tôm
châu
Á
giảm
16%
so
năm
ngoái,
còn
2,24
triệu
tấn.
Riêng
sản
lượng
tôm
Ấn
Độ
sẽ
giảm
mạnh
nhất,
khoảng
31%
xuống
mức
530.000
tấn,
khoảng
30.000
tấn
trong
số
này
là
tôm
sú.
Trong
khi
đó,
sản
lượng
tôm
của
Trung
Quốc
dự
báo
giảm
20%
xuống
500.000
tấn,
trong
đó
gồm
20.000
tấn
tôm
sú.
Các
nước
sản
xuất
chủ
lực
khác
gồm
Việt
nam
có
sản
lượng
dự
kiến
giảm
6%
xuống
500.000
tấn.
Khoảng
100.000
tấn
trong
số
này
là
tôm
sú.
Tiếp
đến,
sản
lượng
tôm
Indonesia
có
thể
giảm
30%
xuống
mức
310.000
tấn.
Trong
đó
có
31.000
tấn
tôm
sú.
Sản
lượng
tôm
của
Thái
Lan
cũng
được
dự
báo
giảm
khoảng
7%
còn
270.000
tấn.
Tôm
sú
chỉ
chiếm
10%
tổng
sản
lượng
tôm
của
Thái
Lan.

Sản
lượng
tôm
của
Mỹ
Latinh
dự
báo
giảm
17%
còn
815.000
tấn.
Tới
nay,
Ecuador
vẫn
là
nước
nuôi
tôm
lớn
nhất
khu
vực
này.
Dự
báo
sản
lượng
tôm
của
Ecuador
năm
nay
sẽ
giảm
8%
còn
540.000
tấn.
Như
vậy,
theo
dự
báo
của
McIntosh
thì
sản
lượng
tôm
toàn
cầu
sẽ
sụt
giảm
10-15%
do
COVID-19,
vẫn
thấp
hơn
nhiều
so
mức
giảm
30%
của
ngành
tôm
năm
2012
gây
ra
bởi
dịch
bệnh
EMS.
Dự
báo
của
McIntosh
và
CP
Food
thấp
hơn
hẳn
những
con
số
của
FAO
và
GAA
tại
cuộc
họp
GOAL
thường
niên.
Số
liệu
mới
nhất
của
FAO
cho
thấy,
sản
lượng
tôm
thẻ
đạt
4,97
triệu
tấn,
tôm
sú
750.605
tấn
trong
khi
GAA
đưa
ra
mức
dự
báo
trên
5
triệu
tấn.
Phục
hồi
chậm
Giá
tôm
tại
một
số
quốc
gia
như
Ecuador
đã
tăng
trở
lại
nhưng
COVID-19
vẫn
còn
đó
nên
không
thể
chắc
chắn
rằng
thị
trường
phục
hồi
về
nhịp
cũ.
Đồng
nghĩa,
rủi
ro
vẫn
còn
phía
trước
nên
nông
dân
vẫn
khá
dè
dặt
khi
thả
nuôi
và
không
muốn
mạo
hiểm.
Do
đó,
thị
trường
tôm
sẽ
khó
đạt
tăng
trưởng
ngoạn
mục
trong
các
tháng
cuối
năm.
Tuy
nhiên,
tùy
thuộc
vào
diễn
biến
COVID-19
trong
các
tháng
tiếp
theo,
sự
phục
hồi
ngành
tôm
có
khả
năng
diễn
ra
nhanh,
đặc
biệt
là
khi
sự
sụt
giảm
sản
lượng
không
liên
quan
đến
yếu
tố
kỹ
thuật
hoặc
các
vấn
đề
về
sản
xuất.
Thái
Lan
và
Việt
Nam
không
bị
ảnh
hưởng
nặng
nề
bởi
COVID-19
và
chỉ
gặp
phải
các
vấn
đề
nhỏ
về
logistics,
nhưng
hai
cường
quốc
tôm
thẻ
là
Ecuador
và
Ấn
Độ
bị
ảnh
hưởng
nghiêm
trọng.
Xuất
khẩu
tôm
của
Ecuador
trong
tháng
7
đã
giảm
21%
so
cùng
kỳ
năm
ngoái,
còn
44.593
tấn
và
có
xu
hướng
giảm
thêm
trong
tháng
8.
Cũng
như
vậy,
sản
lượng
tôm
8
tháng
giảm
8%
còn
392.355,
tấn
mặc
dù
sự
sụt
giảm
gần
đây
là
do
các
vấn
đề
liên
quan
đến
thị
trường
Trung
Quốc.
Ngành
tôm
Ấn
Độ
cũng
bị
ảnh
hưởng
nặng
nề
không
kém
Ecuador.
Jim
Gulkin,
Giám
đốc
Siam
Canadian
Group
cho
rằng,
sản
lượng
tôm
của
Ấn
Độ
năm
2020
giảm
mạnh
còn
500.000
–
600.000
tấn,
tương
đương
20
–
30%.
Nhiều
nhà
máy
chế
biến
chỉ
hoạt
động
30
–
50%
công
suất,
số
còn
lại
đóng
cửa.
Nông
dân
khó
tiếp
cận
nguồn
tôm
post
do
bị
hạn
chế
vận
chuyển
tôm
bố
mẹ;
phần
lớn
vẫn
dè
dặt
thả
nuôi
do
thị
trường
bất
ổn.
Xuất
khẩu
tôm
của
Ấn
Độ
đã
giảm
23%
so
năm
ngoái
còn
35.926
tấn
vào
tháng
3,
giảm
tiếp
26%
vào
tháng
4
xuống
31.800
tấn.
Trong
tháng
5,
xuất
khẩu
phục
hồi
về
mức
48.411tấn
nhưng
con
số
này
vẫn
giảm
10%
so
cùng
kỳ
năm
ngoái.
Triển
vọng
Sản
xuất
tôm
nuôi
tại
châu
Á
bị
trì
hoãn
trong
năm
2020
có
thể
dẫn
đế
sự
sụt
giảm
nguồn
cung
theo
từng
vùng
ở
mức
30
–
40%
so
với
năm
2019.
Nguồn
cung
tôm
của
Ấn
Độ
giờ
đây
chỉ
sẵn
có
vào
tháng
8
tháng
9
thay
vì
tháng
4
và
tháng
5
như
trước.
Dù
giá
tôm
tại
cổng
trại
ở
châu
Á
và
Mỹ
Latinh
đã
phục
hồi
nhưng
lời
lãi
không
đáng
là
bao
nên
nhiều
hộ
nông
dân
có
thể
từ
bỏ
thả
nuôi
vụ
tiếp
theo.
Hoạt
động
nhập
khẩu
tôm
bắt
đầu
suy
yếu
ở
hầu
hết
các
thị
trường
từ
tháng
4
trở
đi.
Mặc
dù
phân
khúc
bán
lẻ
có
ghi
nhận
tăng
trưởng
tích
cực
tại
thị
trường
phát
triển
và
đang
phát
triển,
nhìn
chung
mức
tiêu
thụ
tôm
toàn
cầu
vẫn
giảm
do
kênh
dịch
vụ
ẩm
thực
chưa
phục
hồi.
Xu
hướng
này
sẽ
còn
tiếp
tục
diễn
ra
suốt
những
tháng
cuối
năm.
Các
hãng
kinh
doanh
đang
điều
chỉnh
để
bắt
kịp
nhu
cầu
tiêu
thụ
đang
gia
tăng
tại
kênh
bán
lẻ
khi
mua
bán
trực
tuyến
trở
thành
xu
hướng
chủ
đạo.
Tuy
nhiên,
nhà
sản
xuất
và
xuất
khẩu
tại
các
quốc
gia
sản
xuất
tôm
đang
được
yêu
cầu
giao
sản
phẩm
phù
hợp
cho
tiêu
dùng
tại
hộ
gia
đình.
Xu
hướng
nhập
khẩu
tích
cực
từ
thị
trường
Trung
Quốc
là
một
tín
hiệu
tốt
và
sẽ
tiếp
diễn
nhưng
tốc
độ
chậm
hơn.
Tuy
nhiên,
là
một
thị
trường
tiêu
thụ
tôm
lớn
nhất
thế
giới
và
nhập
khẩu
tôm
vẫn
đang
tăng,
Trung
Quốc
sẽ
là
yếu
tố
chi
phối
giá
bán
tôm
trên
toàn
cầu.
Nhập
khẩu
tôm
của
Trung
Quốc
từ
Ecuador
sẽ
chậm
lại
do
các
vấn
đề
virus
corona
nhưng
sự
cố
này
có
thể
được
giải
quyết
sau
khi
hai
nước
ký
kết
thỏa
thuận
về
ATTP
và
kiểm
dịch.
Người
tiêu
dùng
tại
Trung
Quốc
vẫn
chuộng
tôm
nguyên
con;
tuy
nhiên,
sản
phẩm
tôm
tiện
dụng,
gia
tăng
giá
trị
cũng
đang
thu
hút
nhiều
sự
chú
ý
hơn.
Trong
khi
đó,
những
tranh
chấp
giữa
Ấn
Độ
và
Trung
Quốc
sẽ
làm
tăng
lượng
tôm
xuất
khẩu
từ
Ấn
Độ
sang
Việt
Nam
từ
tháng
6/2020
để
tái
xuất
trở
lại
Trung
Quốc.
Tại
Ấn
Độ,
thị
trường
nội
địa
tiềm
năng
chưa
được
khai
thác
hết
sẽ
được
chú
ý
hơn,
đặc
biệt
là
phân
khúc
sản
phẩm
ăn
liền
bởi
thị
trường
quốc
tế
kém
hấp
dẫn
hơn
về
giá
và
nhu
cầu.
>>
Khi
nhu
cầu
tiêu
thụ
tôm
tại
Trung
Quốc
giảm,
Ecuador
đã
chuyển
mục
tiêu
sang
thị
trường
Mỹ.
Trong
tháng
7,
xuất
khẩu
sang
Mỹ
đã
tăng
120%
lên
15.331
tấn
khi
xuất
sang
Trung
Quốc
giảm
76%
còn
8.692
tấn.
Lượng
tôm
bỏ
đầu
đưa
sang
Mỹ
nhiều
hơn
là
tôm
nguyên
con
được
ưa
chuộng
tại
thị
trường
Trung
Quốc. |