08:23 ICT Chủ nhật, 03/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 456

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4013380

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Thị trường thức ăn thủy sản châu Á: Triển vọng phục hồi

Thứ năm - 11/11/2021 15:46
Thức ăn chăn nuôi thủy sản, một ngành công nghiệp đang phát triển ở châu Á vừa trải qua nhiều cú sốc trong năm nay, nhưng nhiều hãng sản xuất đều kỳ vọng tiềm năng của ngành hàng này sẽ phát triển mạnh khi COVID-19 lắng xuống.
Giám đốc phát triển kinh doanh của thị trường NTTS trực tuyến Indonesia Minapoli, Asep Bulkini cho biết, nhìn chung, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi giảm kể từ tháng 6/2021, do tác động kéo dài của đại dịch cùng các lệnh hạn chế di chuyển. Cùng đó, nhu cầu tiêu thụ tôm, cá giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Haris Muhtadi, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất thức ăn chăn nuôi Indonesia cho biết, tiêu thụ thức ăn cho cá năm ngoái đã giảm 6% xuống 1,36 triệu tấn so năm 2019 do đại dịch. Tuy nhiên, thị trường vẫn tăng trưởng 3 – 4% vào năm 2021, so với năm 2020. Tương tự, tại Thái Lan, nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm khiến nhiều nông dân nuôi phải treo ao. Bunluesak Sorajjakit, Giám đốc điều hành Thai Union Feedmill (TFM) thông tin: “Lượng thức ăn thủy sản bán ra thấp hơn vì một số nông dân báo lỗ và tạm dừng thả nuôi. Tình hình dự kiến ​​cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành trong nửa cuối năm nay.

 

Nhu cầu giảm

Tại Ấn Độ, sản lượng thức ăn cho tôm và cá hiện lần lượt đạt 1,2 triệu tấn và 1,8 triệu tấn. Giám đốc IB Group Gulrez Alam cho biết, sản lượng thức ăn cho cá đã giảm 50% từ năm ngoái đến tháng 8/2021. Tương tự, sản lượng thức ăn cho tôm giảm 25% do giá nguyên liệu đầu vào tăng. Sản lượng tôm cũng giảm do chi phí đóng gói và bao bì cao hơn. Xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng do thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ bị đình trệ, dẫn đến sản lượng thấp hơn. Ông Alam cho biết: “Tất cả những yếu tố này đã làm giảm nhu cầu thức ăn cho tôm.

Đại dịch ập đến Bangladesh vào giữa mùa thu hoạch cá hồi tháng 3/2021 khiến sản lượng sụt giảm. Khi nhu cầu tiêu thụ cá chậm lại do thu nhập thấp hơn, các hãng sản xuất thức ăn tại đây đang phải chuẩn bị đối mặt những sóng gió mới trên thị trường. Giám đốc Điều hành Tiếp thị Bán hàng tại Aftab Bahumukhi Farms Limited Nurul, Morshed Khan cho biết, Công ty thường sản xuất thức ăn cho cá với sản lượng khoảng 100.000 tấn/tháng, hiện đã giảm xuống mức 80 – 90.000 tấn/tháng. Thức ăn cho cá chiếm 25% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Bangladesh và đạt 0,82 triệu tấn vào năm 2020. Con số này dự kiến ​​sẽ giảm trong năm nay do giá cá rẻ hơn đồng nghĩa với việc người nuôi thả ít hơn.

Ngành thức ăn thủy sản châu Á nhìn chung vẫn có nhiều triển vọng lớn trong tương lai. Ảnh: Mahsho

Tại Malaysia, Giva Kuppusamy, người sáng lập Công ty GK Aqua Pte Ltd chia sẻ rằng, thức ăn cho các loại cá biển cũng đang ế ẩm do nhu cầu đối với các loài đắt tiền như cá mú giảm. Tuy nhiên, sản lượng các loài có giá cả phải chăng như cá chẽm đã tăng lên, do đó, sản lượng và kinh doanh thức ăn thủy sản cũng tăng theo. Ông nói thêm: “Số lượng doanh nghiệp bán các sản phẩm thức ăn cho cá biển đã tăng gấp đôi”.

 

Giá nguyên liệu thô tăng

Chi phí nguyên liệu là lo ngại chung của các hãng thức ăn chăn nuôi ở châu Á. Roland Sebastian, Giám đốc Tiếp thị và bán hàng tại Suri Tani Pemuka, Indonesia cho biết, giá container đã tăng 400% làm tăng thêm chi phí nguyên vật liệu.

Ông Muhtadi giải thích các hãng thức ăn đang sử dụng đậu nành lên men để thay thế bột cá và các chất điều chỉnh miễn dịch nhằm đối phó với bệnh do virus trong thức ăn cho tôm. Theo ông Bulkni, nhiều hãng cũng đang xem xét các thành phần thay thế bột các khác như côn trùng.

Đối với các công ty lớn hơn như TFM, giá nguyên liệu cao có nghĩa là lợi nhuận ít hơn trong năm nay. “Mặc dù, giá khô đậu năm nay tăng 30% nhưng so với năm ngoái thì vẫn rẻ hơn bột cá. Khó có thể thay thế khô đậu bằng các nguồn thay thế”, ông Bunluesak nói.

Một cách để bù đắp cho chi phí nguyên liệu thô cao là tăng hiệu quả của những gì hiện có. Ông Asep Bulkni gọi đây là giải pháp thức ăn chức năng, trong đó tập trung vào các vi chất cần thiết theo yêu cầu của từng loài nuôi hoặc tập trung vào tăng trưởng, phòng chống dịch bệnh.

Marc Campet, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Nuôi trồng Thủy sản của ADM tại châu Á cho biết: “Với các sản phẩm thức ăn chức năng, chúng tôi hy vọng quá trình hiện đại hóa trang trại sẽ được đẩy mạnh một cách đồng đều hơn. Đây là giải pháp hỗ trợ những hộ nuôi chưa đủ điều kiện chuyển đổi, không bị tụt hậu”. Việc sử dụng thức ăn chức năng giải phóng sức lao động, một phần quan trọng trong giá thành sản xuất tôm. Daniel Cabrera, Giám đốc kinh doanh Luzon tại Santeh Feeds Corp, công ty sản xuất Tateh Aqua Feeds ở Philippines nhận xét rằng, thức ăn chức năng sẽ tăng khả năng miễn dịch và khả năng sống sót của các sinh vật nuôi trong môi trường NTTS đầy thách thức như Philippines. Theo Luzon, vật nuôi càng khỏe mạnh, thì lợi nhuận mà nông dân thu được sẽ càng cao. Nhưng chi phí này không được vượt quá lợi nhuận gia tăng.

 

Tiềm năng phát triển

Bất chấp sự lao dốc hiện nay của ngành thức ăn chăn nuôi, ngành thức ăn thủy sản của châu Á nhìn chung vẫn còn triển vọng lớn trong tương lai. Ông Sebastian kỳ vọng thị trường thức ăn thủy sản của Indonesia sẽ tăng trưởng 5 – 15% vào cuối năm 2021. Thức ăn cho tôm và thức ăn cho cá có thể tăng trưởng lần lượt khoảng 10 – 15% và 5 – 10%.

Tại Ấn Độ, ông Alam kỳ vọng thị trường thức ăn thủy sản sẽ mở rộng. Công suất chế biến thức ăn tôm ở mức 3,5 triệu tấn, gấp ba lần nhu cầu hiện tại. Ông cho biết, để đạt được công suất tối đa cho thức ăn tôm, Công ty cần tăng cường tiêu thụ ở Ấn Độ và xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Bangladesh, cũng được coi là thị trường đang phát triển với thức ăn cho cá. Ông Khan kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi trở lại khi NTTS nước lợ, lồng bè và nước ngọt tăng lên. Ông cũng thấy nhiều cơ sở sản xuất thức ăn tự chế chuyển sang thức ăn hỗn hợp.

Philippines là một thị trường mới nổi về thức ăn thủy sản. Ông Cabrera lưu ý rằng, do ASF, người tiêu dùng đã chuyển tiêu thụ protein từ thịt lợn sang các loại thực phẩm thay thế như cá. Điều này làm tăng nhu cầu đối với thức ăn thủy sản. Cụ thể hơn, thức ăn nổi ép đùn đang trở nên phổ biến vì giá rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn, đồng thời mang lại FCR tốt hơn. Chính phủ cũng đang thúc đẩy việc sử dụng thức ăn nổi cho NTTS trong hồ và nuôi biển. Ông Cabrera cho biết: “Viên nén cũng giúp đạt được hiệu quả trong trại ương bằng cách thay thế các loại thức ăn vụn truyền thống kém hiệu quả hơn và ít thân thiện với môi trường hơn trong giai đoạn đầu.

Nguồn tin: Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập