Trước
những
đòi
hỏi
ngày
càng
cao
về
chất
lượng
của
thị
trường
xuất
khẩu,
tỉnh
Sóc
Trăng
đã
khuyến
khích
và
tăng
cường
hỗ
trợ
người
dân
triển
khai
nhiều
mô
hình
nuôi
tôm
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP,
tôm
sinh
thái
chất
lượng
cao
để
nâng
giá
trị
sản
phẩm;
trong
đó,
đặc
biệt
chú
trọng
mở
rộng
mô
hình
nuôi
tôm
nước
lợ
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP,
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm.
Đây
được
xem
là
giải
pháp
hữu
hiệu
để
phát
triển
bền
vững
nghề
nuôi
tôm
trên
địa
bàn.
*
Hiệu
quả
từ
mô
hình
tôm
sạch
Năm
nay
là
năm
thứ
hai
gia
đình
anh
Lâm
Minh
Lớn,
xã
viên
Hợp
tác
xã
(HTX)
Nông
Ngư
14/10
Hòa
Nhờ
A
(xã
Hòa
Tú
2,
huyện
Mỹ
Xuyên,
Sóc
Trăng)
nuôi
tôm
sú
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP.
Vượt
qua
những
khó
khăn
ban
đầu
về
kỹ
thuật
và
quy
trình
nuôi,
vụ
tôm
mới
thu
hoạch
vừa
qua,
gia
đình
anh
Lớn
đã
thu
lợi
nhuận
đạt
trên
400
triệu
đồng
từ
2,2
ha
mặt
nước
thả
nuôi
tôm
nước
lợ.
Theo
anh
Lâm
Minh
Lớn,
khi
nuôi
tôm
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP,
lúc
xuống
giống,
cải
tạo
đất,
lượng
thức
ăn...
luôn
phải
đúng
quy
trình,
ghi
chép
đầy
đủ.
Việc
này
chưa
quen
với
người
nuôi
tôm
vì
họ
chỉ
biết
làm
chứ
đụng
tới
ghi
chép,
thủ
tục
là
ngại.
Thế
nhưng,
làm
thường
xuyên
thì
sẽ
quen
và
thấy
dễ,
anh
Lớn
chia
sẻ.
Ông
Ngô
Công
Luận,
Giám
đốc
HTX
Nông
ngư
14/10
Hòa
Nhờ
A
phân
tích,
nuôi
tôm
theo
VietGap
cho
thấy
nhiều
lợi
thế.
Đầu
tiên
là
vệ
sinh
an
toàn
thực
phẩm
để
người
tiêu
dùng
được
sử
dụng
thức
ăn
có
lợi
cho
sức
khỏe.
Cùng
đó
là
bảo
vệ
môi
trường
sẽ
giúp
hoạt
động
nuôi
tôm
được
bền
vững,
lâu
dài;
hạn
chế
và
kiểm
soát
được
dịch
bệnh.
Đặc
biệt,
sản
phẩm
bán
được
giá
cao
hơn.
HTX
Nông
ngư
14/10
Hòa
Nhờ
A
là
một
trong
những
HTX
đầu
tiên
của
tỉnh
Sóc
Trăng
được
chứng
nhận
đạt
chuẩn
VietGAP
về
nuôi
tôm
sú
và
tôm
thẻ
nước
lợ.
Hiện
HTX
có
20
xã
viên
với
hơn
26,6
ha
thả
nuôi,
mỗi
năm
đạt
lợi
nhuận
hơn
4
tỷ
đồng.
Tương
tự,
HTX
Thành
Đạt
chuyên
về
nuôi
tôm
nước
lợ
ở
xã
Hòa
Tú
1,
huyện
Mỹ
Xuyên
cũng
đang
làm
ăn
phát
đạt
từ
mô
hình
hợp
tác
nuôi
tôm
có
hiệu
quả
dưới
sự
hỗ
trợ
của
ngành
chuyên
môn
thông
qua
các
dự
án.
Ông
Nguyễn
Hoàng
Anh
-
Giám
đốc
HTX
Thành
Đạt
cho
biết,
vụ
nuôi
năm
2016,
HTX
đạt
sản
lượng
23
tấn
cùng
mức
lợi
nhuận
1
tỷ
đồng.
Sang
vụ
nuôi
năm
2017,
HTX
thu
hoạch
tổng
cộng
130
tấn
thương
phẩm
với
tổng
giá
trị
lên
tới
14,6
tỷ
đồng
cùng
mức
lợi
nhuận
6,75
tỷ
đồng.
Chỉ
riêng
thành
viên
Dương
Văn
Thanh
đã
có
lợi
nhuận
1
tỷ
đồng
-
bằng
tổng
lợi
nhuận
của
HTX
năm
2016;
người
có
lãi
thấp
nhất
cũng
được
30
triệu
đồng.
Để
có
thành
công
với
mức
lợi
nhuận
"đột
phá"
như
vậy
là
nhờ
việc
hợp
nhất
5
tổ
hợp
tác
nuôi
tôm
vào
HTX
và
sự
tác
động,
hỗ
trợ
từ
dự
án
“Chuỗi
giá
trị
tôm
công
bằng
bền
vững
tại
Việt
Nam”
(SUSV)
của
Oxfam
Việt
Nam
và
Icafis
(Trung
tâm
Hợp
tác
quốc
tế
nuôi
trồng
và
khai
thác
thủy
sản
bền
vững
–
ICAFIS
là
đơn
vị
trực
thuộc
Hội
Nghề
Cá
Việt
Nam).
Vụ
nuôi
năm
2018,
HTX
đặt
mục
tiêu
sản
lượng
tôm
nuôi
tăng
gấp
đôi
so
với
năm
2017,
khoảng
270
tấn
-
ông
Hoàng
Anh
cho
hay.
*
Nhân
rộng
mô
hình
theo
hướng
bền
vững
Xác
định
tôm
nước
lợ
là
thủy
sản
chủ
lực,
với
trên
40.000
ha
diện
tích,
tỉnh
Sóc
Trăng
đã
thực
hiện
đồng
bộ
nhiều
giải
pháp
như
quản
lý
vùng
nuôi,
hỗ
trợ
vốn
sản
xuất,
chuyển
giao
khoa
học
kỹ
thuật,
xây
dựng
mô
hình
liên
kết
chuỗi
và
xây
dựng
cơ
sở
hạ
tầng
như
điện,
thủy
lợi,
giống
nuôi,
nhân
rộng
mô
hình
chuẩn
VietGAP.
Chi
cục
phó
Chi
cục
Thủy
sản
tỉnh
Sóc
Trăng
Quách
Thị
Thanh
Bình
cho
biết,
hàng
năm
tỉnh
hỗ
trợ
khoảng
400
triệu
đồng
để
xây
dựng
công
tác
tuyên
truyền
và
xây
dựng
mô
hình
đạt
tiêu
chuẩn
VietGAP.
Tính
đến
cuối
năm
2017,
Sóc
Trăng
đã
có
1
công
ty,
3
HTX
và
1
Tổ
hợp
tác
đạt
chứng
nhận
VietGAP
trong
nuôi
tôm
nước
lợ.
Cuối
năm
2017,
Sóc
Trăng
đã
đón
đoàn
chuyên
gia
Nhật
Bản
trao
đổi
về
mô
hình
nuôi
tôm
bằng
công
nghệ
mới.
Theo
đó,
người
nuôi
tôm
chỉ
cần
dùng
chất
vi
sinh
dạng
nước
cho
vào
ao
nuôi
mà
không
cần
cho
tôm
ăn
thức
ăn,
không
sử
dụng
quạt
oxy
như
cách
nuôi
thông
thường.
Với
1
ha
chỉ
cần
khoảng
100
lít
nước
vi
sinh,
nước
trong
ao
có
thể
dùng
nuôi
liên
tục
4
đợt/năm.
Mô
hình
này
đã
được
Trường
Đại
học
Tokyo
nghiên
cứu
và
đưa
vào
thử
nghiệm
từ
nhiều
năm
nay,
cho
kết
quả
khả
quan.
Cứ
1
ha
ao
nuôi
thu
về
70.000
USD,
lợi
nhuận
45.000
USD,
cao
gấp
3
lần
so
với
nuôi
tôm
thông
thường…
Cùng
với
những
mô
hình
nuôi
tôm
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP,
nhiều
mô
hình
nuôi
tôm
an
toàn
khác
được
tỉnh
quan
tâm,
nghiên
cứu
áp
dụng
và
nhân
rộng
khi
đạt
hiệu
quả
tốt
như:
dự
án
“Lúa
thơm
-
tôm
sạch”
ở
vùng
tôm
lúa
Sóc
Trăng,
mô
hình
nuôi
tôm
sinh
thái
bền
vững...
Việc
nhân
rộng
mô
hình
nuôi
tôm
nước
lợ
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP,
tôm
sạch,
tôm
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm
đang
đòi
hỏi
nỗ
lực
rất
lớn
của
chính
quyền
địa
phương,
doanh
nghiệp
và
nông
dân
trong
việc
xây
dựng
chuỗi
sản
xuất.
Đây
là
yêu
cầu
cấp
thiết
để
Sóc
Trăng
nâng
cao
chất
lượng,
giá
trị
thương
hiệu
tôm
trong
và
ngoài
nước
trước
những
thách
thức
của
thị
trường
xuất
khẩu
khó
tính
và
nhất
là
việc
EU
áp
dụng
“thẻ
vàng”
cho
sản
phẩm
thủy
sản
xuất
khẩu
của
Việt
Nam.
Theo
TTXVN