Sau
nhiều
năm
nuôi
tôm
thành
công
lẫn
thất
bại,
những
mô
hình
hợp
tác
nuôi
tôm
ở
huyện
Mỹ
Xuyên
đã
rút
ra
được
kinh
nghiệm:
đó
là
muốn
nuôi
tôm
thành
công
và
bền
vững
phải
biết
nói
không
với
kháng
sinh
và
các
hóa
chất
cấm.
5
năm
trở
lại
đây,
các
thành
viên
HTX
Thành
Đạt
ở
xã
Hòa
Tú
I
không
còn
nhớ
tới
hai
chữ
“kháng
sinh”
trong
mỗi
vụ
nuôi
tôm
và
cũng
nhờ
biết
“nói
không”
với
chất
kháng
sinh,
nên
tỷ
lệ
thành
công
của
HTX
mỗi
ngày
một
tăng
lên.
Ông
Nguyễn
Hoàng
Anh,
Giám
đốc
HTX
Thành
Đạt
chia
sẻ:
“Nuôi
tôm
sử
dụng
vi
sinh
tuy
chi
phí
có
cao,
còn
năng
suất
thì
tương
đương
so
với
lúc
sử
dụng
kháng
sinh,
nhưng
được
cái
là
mình
thu
được
tôm
sạch,
bán
được
giá
cao
hơn,
nên
tính
ra
lợi
nhuận
lúc
nào
cũng
cao
hơn
trước.
Ngoài
ra,
cái
lợi
lớn
nhất
khi
nuôi
tôm
bằng
vi
sinh
là
tỷ
lệ
thành
công
luôn
đạt
cao
và
ổn
định,
chứ
không
phải
như
kháng
sinh,
năm
trúng,
năm
thất”.
HTX
Thành
Đạt
có
76
thành
viên,
với
66
ha
nuôi
tôm,
được
chia
đều
cho
cả
2
đối
tượng
nuôi
là
tôm
sú
và
tôm
thẻ
chân
trắng,
nhưng
tất
cả
đều
không
sử
dụng
kháng
sinh.
Ông
Nguyễn
Hoàng
Anh,
cho
biết
thêm:
“Ở
đây,
để
nuôi
tôm
bằng
chế
phẩm
vi
sinh
đạt
hiệu
quả,
các
thành
viên
đều
chấp
nhận
mật
độ
nuôi
thưa.
Đối
với
tôm
thẻ
chân
trắng
chỉ
khoảng
40
-
50
con/m2,
còn
tôm
sú
chỉ
12
con/m2
trở
lại.
Ở
mật
độ
nuôi
này,
vi
sinh
đủ
sức
khống
chế
các
loại
vi
sinh
vật
có
hại,
nên
tỷ
lệ
thành
công
thường
rất
cao
và
thời
gian
nuôi
có
thể
kéo
dài
thêm
để
thu
hoạch
tôm
cỡ
lớn,
bán
được
giá
cao”.
Nói
đến
chuyện
nuôi
tôm
sạch
không
sử
dụng
kháng
sinh
ở
Mỹ
Xuyên
không
thể
không
nhắc
đến
cánh
chim
đầu
đàn
là
HTX
Nông
ngư
14/10
Hòa
Nhờ
A
ở
xã
Hòa
Tú
II.
Đây
cũng
là
HTX
nuôi
tôm
đầu
tiên
của
huyện
được
cấp
chứng
nhận
đạt
tiêu
chuẩn
VietGAP
và
hiện
HTX
đang
hướng
đến
được
công
nhận
đạt
chuẩn
ASC
ở
vụ
nuôi
2017
này.
Ông
Ngô
Công
Luận,
Giám
đốc
HTX
Nông
ngư
Hòa
Nhờ
A
chia
sẻ:
“Thật
ra,
nuôi
tôm
theo
chuẩn
VietGAP
hay
ASC
là
không
khó,
vấn
đề
khó
trước
đây
là
giá
bán
tôm
VietGAP
không
có
sự
khác
biệt
so
với
tôm
khác.
Bây
giờ
có
hợp
đồng
liên
kết
theo
chuỗi
rồi,
nên
chỉ
cần
tôm
mình
sạch,
không
nhiễm
kháng
sinh
là
được
doanh
nghiệp
bao
tiêu
với
giá
cao
hơn
bên
ngoài
6.000
đồng/kg,
còn
nếu
đạt
chuẩn
ASC
sẽ
còn
cao
hơn”.
Không
chỉ
có
ở
Mỹ
Xuyên,
vùng
nuôi
tôm
lớn
nhất
của
tỉnh
là
thị
xã
Vĩnh
Châu
cũng
có
không
ít
mô
hình
nuôi
tôm
sạch
không
dùng
kháng
sinh.
Đưa
chúng
tôi
ra
thăm
ao
tôm
sau
nhà,
ông
Mai
Văn
Đấu,
Giám
đốc
HTX
Toàn
Thắng,
giới
thiệu:
“Ao
tôm
này
tôi
sử
dụng
lá
cây
so
đũa
và
phân
dê
để
gây
tảo,
nhưng
màu
nước
vẫn
rất
tốt
và
đặc
biệt
là
hiếm
khi
kiểm
tra
thấy
có
vi
khuẩn
gây
hại.
Quy
trình
này
tôi
áp
dụng
nhiều
năm
rồi
và
hầu
như
năm
nào
cũng
thành
công”.
>>
ThS
Quách
Thị
Thanh
Bình,
Phó
Chi
cục
trưởng
Chi
cục
Thủy
sản
Sóc
Trăng:
Ngoài
11
mô
hình
điểm
nuôi
tôm
sạch
có
liên
kết
theo
chuỗi
trên,
Sóc
Trăng
còn
có
nhiều
mô
hình
nuôi
tôm
không
sử
dụng
kháng
sinh
khác,
như:
tôm
-
lúa,
nuôi
tôm
kết
hợp
cá
rô
phi,
cá
chẽm…
Đặc
biệt,
vài
năm
trở
đây,
các
nhà
khoa
học
trong
tỉnh
đã
tìm
ra
dòng
vi
sinh
bản
địa,
giúp
xử
lý
đáy
ao
cũng
như
tăng
cường
hệ
tiêu
hóa
cho
tôm
rất
hiệu
quả. |
Thủy
sản
Việt
Nam