Đến
cuối
tháng
6,
toàn
tỉnh
Sóc
Trăng
có
hơn
5.304
ha
tôm
nuôi
bị
thiệt
hại,
chiếm
28,8%
trong
tổng
số
18.608
ha
diện
tích
thả
nuôi.
Tôm
chết
phần
lớn
ở
giai
đoạn
20
-
45
ngày
tuổi,
nguyên
nhân
chủ
yếu
do
nhiễm
bệnh
đốm
trắng
và
hoại
tử
gan
tụy
cấp.
Ao
nuôi
bị
các
bệnh
này
tỷ
lệ
chết
80
-
90%
trong
vòng
3
-
4
ngày.
Tôm
chết
chủ
yếu
do
nhiễm
bệnh
đốm
trắng
và
hoại
tử
gan
tụy
-
Ảnh:
PTC
Các
xã
có
diện
tích
tôm
nuôi
thiệt
hại
khá
lớn
và
dịch
bệnh
có
nguy
cơ
lây
lan
nhanh
như:
Lạc
Hòa
(thị
xã
Vĩnh
Châu),
Thạnh
Phú
(huyện
Mỹ
Xuyên).
Người
nuôi
tôm
ở
các
khu
vực
này
cần
chú
ý
tìm
biện
pháp
xử
lý
sau
khi
phát
hiện
ao
nuôi
bị
nhiễm
bệnh.
Cụ
thể,
cần
báo
ngay
cho
cơ
quan
chuyên
môn
tại
địa
phương;
tuân
thủ
chỉ
dẫn
của
cơ
quan
thú
y
thủy
sản.
Thu
hoạch
ngay
nếu
tôm
đạt
kích
cỡ,
nếu
tôm
nuôi
còn
nhỏ,
nên
sử
dụng
hóa
chất
xử
lý
nước
ao
bị
bệnh,
khử
trùng
dụng
cụ,
thu
gom
và
xử
lý
rác
thải;
cải
tạo
lại
ao,
để
trống
ít
nhất
1
tháng
trước
khi
thả
nuôi
đợt
mới.
Những
vùng
chưa
thả
giống,
cần
tuân
thủ
quy
hoạch
vùng
nuôi,
mùa
vụ
thả
nuôi
của
cơ
quan
có
thẩm
quyền;
xử
lý
môi
trường
ao
nuôi
kỹ,
có
hệ
thống
cấp
và
thoát
nước
riêng
biệt,
có
ao
lắng,
ao
xử
lý
nước;
giống
thả
nuôi
phải
có
giấy
chứng
nhận
kiểm
dịch
và
được
xét
nghiệm
bệnh.
Với
diện
tích
đã
thả
giống
chưa
phát
hiện
tôm
bị
bệnh,
cần
duy
trì
độ
pH
trong
ao
nuôi
7,5
-
8,5,
rải
vôi
trên
bờ
ao
để
trung
hòa
a
xít
và
hạn
chế
phèn
khi
trời
mưa…
Thủy
sản
Việt
nam