07:10 ICT Thứ tư, 11/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 556

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 887

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3920883

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Sóc Trăng: Cấp bách gỡ khó trong nuôi tôm

Thứ hai - 28/09/2015 10:59
Trước hàng loạt khó khăn đang xảy ra với người nuôi tôm, Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh kiến nghị giải pháp tháo gỡ; mang lại giá trị thực từ tôm.


Tỷ lệ thành công 20%

Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, người nuôi tôm ở đây đang gặp nhiều khó khăn. Diện tích ao nuôi đạt khoảng 20%, tỷ lệ thành công của những ao nuôi này chỉ đạt bình quân 60%, có hộ nuôi thành công cao (hơn 80%) do đầu tư hạ tầng kỹ thuật tốt, kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao và nuôi với mật độ vừa phải (dưới 80 con/m2).

Do diện tích nuôi bị thiệt hại nhiều, đã hơn 70% diện tích ao nuôi bị bỏ trống; nhiều hộ dân, trang trại đã bỏ nghề, có hộ nuôi "rút" từng phần hoặc "rút" hoàn toàn. Với tình trạng dịch bệnh trên tôm như hiện nay, ngoại trừ những hộ nuôi đầu tư công nghệ, thực hiện kiểm tra định kỳ, còn lại diện tích nuôi hầu như thất bại.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do không có sự thống nhất về tổ chức chỉ đạo, người nuôi mạnh ai nấy làm, không thực hiện theo mô hình bền vững. Trong khi thiếu vốn sản xuất, người nuôi phải tuân theo theo quy trình của đại lý bán thức ăn, thuốc, thậm chí phải chọn những sản phẩm chất lượng không cao. Hơn nữa, do tôm bị bệnh một thời gian dài, người nuôi đã kiệt quệ, không còn tài sản thế chấp; trong khi Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Sóc Trăng áp dụng cơ chế cho người nuôi vay chỉ trong 9 tháng, mức cho vay 5 năm còn hạn chế. Ngân hàng cũng không dám cho người nuôi vay nhiều, vì lo ngại nợ xấu.

1

Nuôi tôm ở các tỉnh ĐBSCL đang gặp khó - Ảnh: NA

 

Nhiều hộ nuôi tôm trong Hiệp hội cũng cho biết, mặc dù được cơ quan chuyên môn chỉ đạo thả nuôi và chăm sóc tốt ao nuôi từ nay đến cuối năm nhưng nhiều diện tích ao nuôi vẫn đang bị bỏ trống do cạn vốn và giá tôm vẫn thấp so với năm ngoái, người dân không mặn mà thả nuôi. Các ao đầm đang được cải tạo chờ thời cơ thích hợp để thả nuôi.

 

Khắc phục khó khăn

Trước những khó khăn đó, người nuôi tôm mong sớm được hưởng các chính sách để gia nhập các tổ, đội, hợp tác xã; từ đó có điều kiện học hỏi kỹ thuật và có điều kiện mua vật tư, nguyên liệu khối lượng lớn, với giá ưu đãi. Phía ngân hàng cần cho vay vốn mở và yêu cầu người vay phải thực hiện theo quy trình mua giống, nguyên liệu đầu vào chất lượng có kiểm tra, giám sát... do ngân hàng thuê, giúp bảo tồn được vốn, giảm nợ xấu, có chính sách cho vay hợp lý trên cơ sở định giá tài sản tại cơ sở nuôi tôm. Đồng thời, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước chủ trì để cơ sở cung cấp giống, nguyên liệu đầu vào; người nuôi tôm, nhà khoa học, ngân hàng phối hợp hoạt động thúc đẩy xuất khẩu tôm, đem lại lợi nhuận cho những người tham gia.

Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, nếu không có giải pháp tháo gỡ kịp thời, nuôi tôm sẽ ngày càng "lao dốc", nông dân không biết xoay xở sử dụng đất ra sao. Năm 2014, tôm được mùa, được giá, người nuôi lấn đất nuôi tôm trái phép, nhưng tỷ lệ thành công rất bấp bênh, tình trạng "xé rào quy hoạch" vẫn xảy ra; cần phải có chế tài giải quyết tất cả những tồn tại này; giải quyết từ khâu quy hoạch đến thả nuôi, chế biến, xuất khẩu. Hơn nữa, Việt Nam có thế mạnh nuôi tôm sú; thị trường đang "khan" tôm sú, trong khi tôm thẻ chân trắng bị nước khác cạnh tranh; do đó cần có chỉ thị của cơ quan quản lý nhà nước về việc thả nuôi trong quy hoạch, nuôi loại nào, cách nuôi, xử lý khi dịch bệnh xảy ra…

Hội viên Hiệp hội cũng cho rằng, với những diện tích đã thả, trước mắt cần  hướng dẫn chăm sóc tôm nuôi theo quy trình khoa học, có chế độ chăm sóc phù hợp, quan trắc môi trường theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bổ sung nước mới cho ao nuôi, sử dụng vi sinh xử lý nền đáy ao, khống chế khí độc khi ao bị nhiễm độc… Về lâu dài, cần có quy hoạch chi tiết, buộc người nuôi tuân thủ.

>> Theo ông Ngô Thanh Tuấn, Giám đốc HTX Nuôi tôm Hòa Nghĩa, thị xã Vĩnh Châu, sau hơn chục năm với nhiều vụ nuôi tôm sú thắng lợi liên tiếp, đến vụ tôm 2015 này, 16 thành viên HTX với gần 22 ha tôm nuôi, vừa xảy ra dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, chỉ 1 thành viên có lãi.



 



Theo Thủy sản Việt Nam















 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập