Để
đảm
bảo
sản
xuất
thắng
lợi,
các
địa
phương,
ngành
chức
năng
tỉnh
Bạc
Liêu
đang
siết
chặt
quản
lý
chất
lượng
tôm
giống,
xử
lý
nghiêm
các
trường
hợp
vận
chuyển
tôm
giống
kém
chất
lượng,
không
rõ
nguồn
gốc
bán
trên
địa
bàn
nhằm
giảm
rủi
ro
cho
người
nuôi.
Nỗi
lo
chất
lượng
giống
Tỉnh
Bạc
Liêu
hiện
có
gần
138.000
ha
nuôi
tôm
với
nhiều
mô
hình
khác
nhau
như:
nuôi
tôm
siêu
thâm
canh,
thâm
canh,
bán
thâm
canh,
tôm
–
lúa,
tôm
–
rừng…
Trong
nuôi
tôm,
chất
lượng
giống
là
yếu
tố
quan
trọng
nhất
trong
cả
quá
trình
nuôi.
Bởi,
nếu
mua
nhầm
lô
giống
không
đạt
chất
lượng
dẫn
đến
tôm
chậm
lớn
hay
xảy
ra
dịch
bệnh
và
chết
non…
thì
người
nuôi
coi
như
mất
trắng.
Mặc
dù
Bạc
Liêu
là
một
trong
những
tỉnh
sản
xuất
giống
(tôm
sú,
TTCT,
cua…)
lớn
nhất
nhì
khu
vực
ĐBSCL,
song
khi
bước
vào
chính
vụ,
cần
lượng
giống
lớn
thì
nguồn
cung
tại
chỗ
cũng
không
thể
đáp
ứng
đủ
nhu
cầu.
Chính
vì
vậy,
lượng
tôm
giống
nhập
tỉnh
vẫn
là
giải
pháp
hữu
hiệu
giúp
người
nuôi
xuống
giống
đúng
thời
vụ.
Tuy
nhiên,
lợi
dụng
nguồn
cung
tăng,
nhiều
cá
nhân,
doanh
nghiệp
đã
nhập
về
các
lô
giống
không
đảm
bảo
chất
lượng
để
xuất
bán.
Hoặc
các
cơ
sở
sản
xuất
giống
ngoài
tỉnh
cũng
tìm
đủ
mọi
cách
luồn
lách,
đưa
tôm
giống
vào
Bạc
Liêu
để
tiêu
thụ,
bất
chấp
những
rủi
ro
cho
người
nuôi.
Do
đó,
mỗi
khi
bước
vào
mùa
vụ
sản
xuất
mới
là
người
nuôi
tôm
tại
Bạc
Liêu
có
lắm
nỗi
lo,
đặc
biệt
là
việc
mua
phải
tôm
giống
kém
chất
lượng
về
thả
nuôi
dẫn
đến
thiệt
hại.
Bằng
mắt
thường,
người
nuôi
không
thể
nhận
biết
tôm
giống
sạch
bệnh,
kém
chất
lượng,
từ
đó
dẫn
đến
hiệu
quả
nuôi
trồng
không
cao,
gia
tăng
chi
phí.
Anh
Trần
Văn
Lợi,
hộ
nuôi
tôm
ở
xã
Long
Điền,
huyện
Đông
Hải
chia
sẻ,
sự
thành
bại
của
nghề
nuôi
tôm
phụ
thuộc
vào
nhiều
yếu
tố,
nhưng
yếu
tố
đầu
tiên
và
cũng
mang
tính
quyết
định
chính
là
con
giống.
Người
dân
nếu
mua
phải
tôm
giống
nhiễm
bệnh,
kém
chất
lượng
thì
cầm
chắc
thất
bại
ngay
từ
đầu.
Tăng
cường
quản
lý
Trước
thực
trạng
như
vậy,
bước
vào
vụ
sản
xuất
năm
2022,
Sở
NN&PTNT
tỉnh
Bạc
Liêu
triển
khai
thực
hiện
nhiều
giải
pháp
nhằm
siết
chặt
hơn
nữa
việc
quản
lý
chất
lượng
tôm
giống
trước
khi
xuất
bán
trên
thị
trường.
Để
thực
hiện
nhiệm
vụ
này,
Giám
đốc
Sở
NN&PTNT
Bạc
Liêu
Lưu
Hoàng
Ly
cho
biết,
tỉnh
đã
chỉ
đạo
cho
các
đơn
vị
trực
thuộc
tăng
cường
tiến
hành
kiểm
tra,
thanh
tra
hoạt
động
của
các
cơ
sở
sản
xuất
giống
cũng
như
vận
chuyển
tôm
giống
nhập
tỉnh;
yêu
cầu
khắc
phục
hoặc
xử
lý
đối
với
các
cơ
sở
chưa
đủ
điều
kiện.
Ngành
nông
nghiệp
tỉnh
cũng
đang
đẩy
nhanh
triển
khai
thực
hiện
quy
hoạch
vùng
sản
xuất
giống
tập
trung,
xây
dựng
cơ
sở
hạ
tầng
phục
vụ
hoạt
động
sản
xuất
giống,
củng
cố,
phát
triển
các
cơ
sở
sản
xuất
tôm
giống
chất
lượng
cao,
sạch
bệnh;
từng
bước
xây
dựng
để
Bạc
Liêu
trở
thành
trung
tâm
sản
xuất
tôm
giống
có
quy
mô
lớn,
chất
lượng
cao,
có
uy
tín
ở
khu
vực
ĐBSCL
cũng
như
cả
nước.
Cùng
đó,
ngành
nông
nghiệp
tỉnh
sẽ
tăng
cường
phối
hợp
với
các
trung
tâm
đào
tạo
cán
bộ
khoa
học
–
kỹ
thuật
ngành
thủy
sản
để
đào
tạo
nguồn
nhân
lực
cho
các
trại
sản
xuất,
kinh
doanh
tôm
giống;
chuyển
giao,
phổ
biến
quy
trình
sản
xuất
giống
sạch
cho
các
trại
sản
xuất
giống
địa
phương,
từng
bước
nâng
cao
chất
lượng
sản
xuất
giống
tại
chỗ.
Đồng
thời,
phối
hợp
với
các
đơn
vị
liên
quan,
đẩy
mạnh
tuyên
truyền
nhằm
nâng
cao
nhận
thức
của
người
nuôi
tôm,
lựa
chọn
con
giống
tại
những
cơ
sở
sản
xuất
có
uy
tín,
chất
lượng
đảm
bảo,
có
nguồn
gốc
rõ
ràng.