Việc
tìm
kiếm
các
giải
pháp
thay
thế
kháng
sinh
trong
điều
trị
bệnh
ở
tôm
nuôi
luôn
cấp
bách.
Trong
đó,
sử
dụng
các
thảo
dược,
thảo
mộc
được
ghi
nhận
mang
lại
nhiều
kết
quả
khả
quan
và
là
xu
hướng
tất
yếu
trong
nuôi
tôm
hiện
nay.
Kích
thích
tăng
trưởng
Theo
Citarasu
(2010),
các
loại
thảo
mộc
hoạt
động
như
một
chất
kích
thích
tăng
trưởng
và
miễn
dịch,
kháng
khuẩn,
chống
nấm.
Đã
có
một
số
sản
phẩm
thương
mại
trên
thế
giới
được
sản
xuất
từ
các
thảo
mộc
như
stressol
I
và
stressol
II
giúp
làm
giàu
lượng
Artemia
nauplii,
giúp
tôm
thẻ
cỡ
PL10
tăng
tốc
độ
tăng
trưởng,
giảm
stress
đáng
kể.
Nghiên
cứu
của
nhiều
nhà
khoa
học
trên
thế
giới
đã
chỉ
ra
rằng,
một
số
sản
phẩm
thảo
dược
được
chiết
xuất
từ
cây
kỳ
nham,
gừng,
cà
gai
ba
thùy,
xuyên
tâm
liên,
phá
cố
chỉ,
cỏ
mực,
hương
nhu,
cây
Picrorrhiza,
diệp
hạ
châu,
dây
thần
thông…
đều
có
tác
động
tích
cực
đến
tôm
như
khả
năng
thúc
đẩy
tăng,
giảm
stress,
bổ
gan
và
chống
vi
khuẩn.
Đặc
biệt,
chúng
có
những
tác
động
nhất
định
lên
tôm
thẻ
chân
trắng.
Livol
(IHF
1000)
-
sản
phẩm
chiết
xuất
từ
thảo
dược
được
xem
là
chất
kích
thích
tăng
trưởng,
cải
thiện
đáng
kể
đường
tiêu
hóa,
giúp
tôm,
cá
lớn
nhanh
và
mang
lại
hiệu
suất
cao
hơn.
Các
nhà
khoa
học
cũng
đã
chứng
minh,
bổ
sung
thảo
dược
trong
chế
độ
ăn
của
tôm
giúp
kích
thích
sự
thèm
ăn,
tăng
mức
tiêu
thụ
thức
ăn
đáng
kể.
Chẳng
hạn,
bổ
sung
bột
lá
đu
đủ
vào
thức
ăn
giúp
cung
cấp
enzyme
papain,
làm
tăng
khả
năng
tiêu
hóa
protein,
thúc
đẩy
tăng
trưởng
ở
tôm
sú.
Kích
thích
miễn
dịch
Nhiều
hợp
chất
có
nguồn
gốc
thực
vật
được
tìm
thấy
có
tác
dụng
kích
thích
miễn
dịch
rõ
nét
trên
tôm
nuôi.
Trong
đó,
cây
Picrorrhiza
(thuộc
họ
Hoa
mõm
sói)
là
loại
thảo
mộc
điển
hình
trong
việc
chống
stress,
kích
thích
miễn
dịch
cho
tôm
(Citarasu
và
cộng
sự,
2006).
Ngoài
ra,
lá
hương
nhu
chứa
các
hợp
chất
phenollic
tan
trong
nước
và
các
thành
phần
như
eugenol,
methyl
eugenol
và
caryophylllene
có
thể
hoạt
động
như
một
kháng
thể
miễn
dịch
đối
với
động
vật
thủy
sản
(Jayathirtha
và
Mishra,
2004);
Cây
me
rừng
cũng
có
hoạt
tính
chống
ôxy
hóa,
kháng
khuẩn,
kháng
nấm
và
kháng
viêm;
chất
amla
trong
quả
me
chứa
lượng
lớn
Vitamin
C
cũng
được
xem
là
một
chất
kích
thích
miễn
dịch;
Chiết
xuất
từ
cây
cỏ
gà
có
tác
dụng
chống
lại
virus
đốm
trắng
ở
tôm
sú;
giúp
tôm
sú
giảm
tới
40%
tỷ
lệ
chết
do
virus
đốm
trắng
gây
ra
(Balasubramanian
và
cộng
sự,
2008);
Tỏi,
trà
xanh,
gừng
hay
cỏ
mực,
sầu
đâu,
dạ
hoa…
cũng
đã
được
chứng
minh
là
những
chất
kích
thích
miễn
dịch
hữu
hiệu
cho
tôm,
cá
nuôi
ở
các
nước
châu
Á.
Sử
dụng
các
sản
phẩm
an
toàn
môi
trường
trong
nuôi
tôm
là
xu
hướng
tất
yếu
-
Ảnh:
Nguyễn
Hoàng
Trong
Chống
vi
khuẩn
Khả
năng
của
một
số
loại
thảo
mộc
và
rong
biển
về
hoạt
động
ức
chế
vi
khuẩn
đã
được
các
nhà
khoa
học
nghiên
cứu
và
chứng
nhận.
Trong
đó,
chiết
xuất
của
5
loại
thảo
mộc
gồm
cây
xương
cá,
hoa
móc
tai,
anh
thảo,
ngải
cứu
và
cây
kim
ngân
đã
chống
lại
13
loại
vi
khuẩn
gây
bệnh
cho
động
vật
thủy
sản.
Trong
đó,
cây
xương
cá
có
khả
năng
chống
lại
nhiều
loại
vi
khuẩn
và
cho
hiệu
quả
cao
nhất.
Chiết
xuất
từ
cây
húng
quế
trong
môi
trường
thí
nghiệm
có
khả
năng
chống
lại
146
loại
vi
khuẩn
bao
gồm
cả
các
mầm
bệnh
trong
nuôi
trồng
thủy
sản
(Adigozel
và
cộng
sự,
2005).
Chống
virus
Các
hợp
chất
từ
thảo
dược
có
hoạt
tính
như
là
một
chất
kích
thích
miễn
dịch,
có
khả
năng
ức
chế
hoặc
ngăn
chặn
sự
sao
chép
của
virus,
làm
giảm
sự
nhân
lên
của
virus
trong
tế
bào
vật
chủ
và
tăng
khả
năng
miễn
dịch
cho
vật
nuôi.
Theo
nghiên
cứu
của
Direkbusarakom
và
cộng
sự,
năm
1998,
cho
tôm
sú
ăn
chiết
xuất
từ
cây
bìm
bịp
(cây
mảnh
cộng)
có
tỷ
lệ
sống
tới
95%
so
với
nhóm
đối
chứng
là
25%
khi
tiếp
xúc
virus
đầu
vàng
(YHV).
Trong
khi,
cây
diệp
hạ
châu
(chó
đẻ
răng
cưa)
không
những
có
khả
năng
chống
lại
virus
đầu
vàng
mà
nó
còn
chống
lại
virus
INHV
ở
cá
và
virus
đốm
trắng
ở
tôm.
Cùng
đó,
chiết
xuất
của
cây
cỏ
gà
có
khả
năng
chống
lại
virus
đốm
trắng
mạnh
nhất
(theo
Direkbusarakom,
2004).
Rohani
và
cộng
sự,
năm
2006
đã
thông
báo
rằng
hoa
Zataria
multiflora
là
một
sự
thay
thế
thích
hợp
cho
Xanh
malachite
ở
các
nồng
độ
25,
50,
100
ppm.
Chống
nấm,
kí
sinh
trùng
Nghiên
cứu
của
Adigozel
và
cộng
sự,
năm
2005
đã
cho
thấy,
hai
loại
nấm
là
Aspergillus
flavus
và
Fusarium
oxyspoum
đã
được
kiểm
soát
nhờ
vào
chiết
xuất
của
lá
húng
quế.
Rutin
có
trong
chiết
xuất
của
cây
xoan
hôi
(hương
xuân)
là
một
chất
chống
ôxy
hóa
mạnh
và
là
chất
có
khả
năng
chống
stress,
ức
chế
vi
khuẩn
Vibrio
alginolyticus
hiệu
quả
ở
động
vật
giáp
xác.
Cây
Picrorrhiza
cũng
đã
được
Citarasu
và
cộng
sự
năm
2006,
chứng
minh
là
có
khả
năng
chống
một
số
loại
ký
sinh
trùng
và
giảm
stress
cho
tôm
sú.
Một
số
thảo
dược
cho
các
bệnh
cụ
thể
Tại
Việt
Nam,
VTS1-T
là
sản
phẩm
nghiên
cứu
khoa
học
đề
tài
cấp
Nhà
nước
của
Viện
Nghiên
cứu
Nuôi
trồng
Thủy
sản
I,
với
thành
phần
chủ
yếu
gồm
các
tinh
dầu
tỏi
và
sài
đất,
có
tác
dụng
diệt
khuẩn,
giúp
điều
trị
các
bệnh
ăn
mòn
vỏ
kitin,
bệnh
viêm
ruột
và
bệnh
phân
trắng
của
tôm
nuôi
bán
thâm
canh
và
thâm
canh
với
liều
dùng
0,2
g/kg
tôm/ngày;
Cho
tôm
ăn
liên
tục
6
-
10
ngày
cho
đến
khi
khỏi
bệnh.
Phòng
bệnh
bằng
cách
mỗi
tháng
cho
tôm
ăn
một
đợt
5
ngày
liên
tục,
từ
tháng
thứ
2
trở
đi.
Tỏi
là
thảo
mộc
thông
dụng
nhất
và
được
nhiều
người
nuôi
tôm
sử
dụng
thành
công
tại
nước
ta.
Kết
quả
thử
tác
dụng
của
các
cao
tách
chiết
thảo
dược
tỏi
đều
có
tác
dụng
(mẫn
cảm)
với
cả
6
loài
vi
khuẩn
gây
bệnh
ở
nước
ngọt
và
lợ
mặn
(Bùi
Quang
Tề,
2006).
Theo
các
nghiên
cứu,
với
hỗn
hợp
gồm
2
kg
tỏi
+
2
kg
muối
+
20
g
CuSO4
+
20
g
KMnO4
được
tạo
thành
bột
nhão,
sau
đó
trộn
lẫn
với
30
-
50
lít
nước
rồi
rải
xuống
ao
0,133
ha
giúp
điều
trị
bệnh
hoặc
kiểm
soát
dịch
bệnh.
Hoặc
xay
nhuyễn
tỏi
rồi
trộn
cho
tôm
ăn
với
liều
3
-
5
g/kg
thức
ăn
giúp
phòng
bệnh
cho
tôm
hiệu
quả.
Theo
Lý
Thị
Thanh
Loan
và
cộng
sự,
năm
2010,
sử
dụng
chiết
xuất
từ
cây
diệp
hạ
châu
với
lượng
100
mg/kg
trọng
lượng
tôm
chống
lại
virus
đốm
trắng,
sau
thí
nghiệm
tôm
sống
sót
với
tỷ
lệ
lên
tới
96,67%.
>>
Với
những
ưu
điểm
như
sẵn
có,
an
toàn,
không
gây
ô
nhiễm
môi
trường
và
không
gây
hại
cho
vật
nuôi
cũng
như
người
tiêu
dùng,
việc
sử
dụng
các
chiết
xuất
từ
thảo
mộc
vào
nuôi
tôm,
cũng
như
chăn
nuôi
là
xu
hướng
tất
yếu
trong
tương
lai.
Thủy
sản
Việt
Nam