Trong
20
năm
qua,
ngành
nuôi
trồng
thủy
sản
không
ngừng
tăng
trưởng,
đồng
nghĩa
ngành
thức
ăn
chăn
nuôi
cũng
phải
tăng
tốc.
Câu
hỏi
đặt
ra,
làm
thế
nào
để
sản
xuất
được
nguyên
liệu
thức
ăn
duy
trì
tính
bền
vững
của
sự
tăng
trưởng
đó?
Một
đánh
giá
gần
đây
đã
xem
xét
nhiều
nguồn
protein
thức
ăn
thủy
sản
như
protein
phụ
phẩm
thủy
sản;
protein
động
vật
đã
chế
biến
(PAP),
gồm
côn
trùng
và
sâu
meal;
protein
thực
vật;
protein
đơn
bào
(SCP).
Mỗi
thành
phần
khác
nhau
đều
được
kiểm
tra
kỹ
lưỡng
thông
qua
mô
hình
SWOT
(Điểm
mạnh,
điểm
yếu,
cơ
hội
và
rủi
ro)
nhằm
đánh
giá
tiềm
năng
trong
tương
lai
cũng
như
rủi
ro
và
cơ
hội
mà
chúng
có
thể
mang
lại
(Glencross
et
al.,
2020).
Điểm
mạnh
Bột
cá
Bột
cá
được
đánh
giá
cao
về
chất
lượng
và
luôn
được
xem
là
thành
phần
thức
ăn
thủy
sản
“tiêu
chuẩn”.
Dữ
liệu
gần
đây
từ
Hilborn
et
al.
(2022)
đã
chứng
minh
nghề
khai
thác
cá
nổi
nhỏ,
ví
dụ
cá
cơm,
là
một
trong
những
nghề
cá
bền
vững
nhất
toàn
cầu.
Vì
vậy,
tính
bền
vững
của
chúng
chính
là
thế
mạnh
của
bột
cá
khi
nguồn
cá
nổi
được
quản
lý
và
giám
sát
hiệu
quả.
Protein
động
vật
đã
chế
biến
(PAPs)
Ưu
điểm
của
PAPs
là
nguồn
cung
dồi
dào
với
hơn
15
triệu
tấn
trên
toàn
cầu
vào
năm
2015
(WRO,
2023);
chất
lượng
không
thua
kém
bột
cá
nhờ
thành
phần
axit
amin
thiết
yếu
cân
bằng
cùng
thành
phần
prebiotic
có
lợi
như
bột
huyết
thủy
phân.
Protein
ngũ
cốc
Điểm
mạnh
của
protein
ngũ
cốc
là
quy
mô
sản
xuất
lớn,
giá
cả
hợp
lý
và
đang
được
sử
dụng
phổ
biến
trên
toàn
cầu.
Protein
đơn
bào
(SCPs)
SCP
không
cạnh
tranh
với
nguồn
thực
phẩm
của
người,
hàm
lượng
protein
có
thể
lên
tới
80%.
Điểm
yếu
Bột
cá
Thiếu
bền
vững
là
điểm
yếu
lớn
nhất
của
bột
cá,
hay
bất
cứ
loại
protein
từ
biển
nào.
Ngoài
ra,
khả
năng
tăng
trưởng
sản
xuất
của
ngành
bột
cá
cũng
hạn
chế,
với
khối
lượng
gần
như
không
đổi
suốt
20
năm
qua.
Protein
động
vật
đã
chế
biến
(PAPs)
Potein
động
vật
đã
chế
biến
cần
thời
gian
xử
lý
trước
khi
trở
thành
PAPs
sử
dụng
được.
Ngoài
ra,
giá
trị
dinh
dưỡng
của
PAPs
phụ
thuộc
vào
nhiều
yếu
tố,
gồm
loài
động
vật.
Hiện
một
số
quốc
gia
ở
châu
Âu
chưa
chấp
nhận
sử
dụng
phụ
phẩm
động
vật
trên
cạn
trong
chuỗi
thức
ăn
chăn
nuôi.
Protein
ngũ
cốc
Protein
ngũ
cốc
kém
ngon
miệng
và
chứa
nhiều
thành
phần
kháng
dinh
dưỡng;
cùng
đó
là
dấu
chân
môi
trường
cao
do
sử
dụng
nhiều
nước,
thuốc
trừ
sâu,
thuốc
diệt
cỏ
và
năng
lượng
trong
quá
trình
sản
xuất
(Malcorps
et
al.,
2019).
Protein
đơn
bào
(SCPs)
Một
số
loại
protein
chứa
các
chất
dinh
dưỡng
nhất
định,
như
alginate
trong
vi
tảo,
cần
nhiều
thời
gian
xử
lý
mới
dễ
tiêu
hóa
hơn.
Cơ
hội
Bột
cá
Chế
biến
bột
cá,
hoặc
các
protein
biển
cần
tuân
thủ
quy
trình
đã
được
chứng
nhận
hoặc
đảm
bảo.
Ngành
sản
xuất
bột
cá
và
dầu
cá
từ
cá
vụn
hay
phụ
phế
phẩm
đã
phát
triển
tới
quy
mô
công
nghiệp.
Gần
30%
lượng
bột
cá
(xấp
xỉ
1,4
triệu
tấn)
có
nguồn
gốc
phụ
phẩm
khác
nhau,
kết
hợp
với
600.000
tấn
dầu
cá
làm
từ
phụ
phẩm
giúp
thúc
đẩy
nền
kinh
tế
tuần
hoàn.
Theo
Newton
et
al.,
2023,
các
loại
protein
từ
biển
có
tác
động
đến
môi
trường
thấp
hơn
các
thành
phần
khác.
Protein
động
vật
đã
chế
biến
(PAPs)
Sử
dụng
PAP
làm
nguyên
liệu
thức
ăn
thủy
sản
mang
lại
nhiều
cơ
hội
khác
nhau.
Nổi
bật
nhất
là
mức
tiêu
thụ
thịt
trên
toàn
cầu
đang
tăng
nên
nguồn
cung
PAP
cũng
dồi
dào
hơn.
Protein
ngũ
cốc
Quy
mô
của
ngành
protein
ngũ
cốc
mang
lại
nhiều
cơ
hội.
Phương
pháp
chế
biến
cũng
được
cải
tiến,
chẳng
hạn
như
công
nghệ
lên
men
và
tách
bằng
không
khí
giúp
cải
thiện
giá
trị
dinh
dưỡng
của
một
số
sản
phẩm
protein
ngũ
cốc.
Cải
tiến
di
truyền
hay
biến
đổi
gen
mục
tiêu
cũng
là
cơ
hội
gia
tăng
thành
phần
dinh
dưỡng
và
giá
trị
sinh
học
cho
các
loại
protein
ngũ
cốc.
Protein
đơn
bào
(SCPs)
Ứng
dụng
tiềm
năng
của
công
nghệ
biến
đổi
gen
GM
vào
sinh
vật
đơn
bào
mở
ra
cơ
hội
lớn
cho
lĩnh
vực
SCP.
Quy
trình
sản
xuất
các
loại
SCP
khác
nhau
với
hàm
lượng
protein
cao,
axit
amin
thiết
yếu
được
cân
bằng
hoặc
bổ
sung
thêm
dưỡng
chất
như
axit
béo
n-3,
carotenoid
hoặc
phân
tử
hoạt
tính
sinh
học
đều
nằm
trong
tầm
tay.
Rủi
ro
Bột
cá
Biến
đổi
khí
hậu
là
mối
đe
dọa
lớn
nhất
đối
với
ngành
bột
cá
bởi
nó
ảnh
hưởng
trực
tiếp
đến
biến
động
nguồn
cung
nguyên
liệu
thô
và
giá
cả
sản
phẩm.
Các
hoạt
động
đánh
bắt
cá
bất
hợp
pháp
(IUU)
cũng
là
một
mối
đe
dọa
đáng
kể
với
nguồn
cung
bột
cá
bền
vững
nếu
như
công
tác
quản
lý
nghề
cá
yếu
kém.
Các
vấn
đề
khác
gồm
những
hạn
chế
về
quy
định,
chủ
yếu
liên
quan
đến
việc
sử
dụng
chất
chống
ôxy
hóa.
Protein
động
vật
đã
chế
biến
(PAPs)
Một
số
loại
PAP
phải
đối
mặt
rào
cản
pháp
lý
nghiêm
ngặt.
Ví
dụ,
châu
Âu
cấm
sử
dụng
PAPs
làm
thức
ăn
chăn
nuôi
từ
20
năm
trước
nhằm
ngăn
chặn,
kiểm
soát
và
loại
bỏ
khả
năng
lây
truyền
bệnh
bò
điên.
Mối
đe
dọa
khác
đã
được
báo
cáo
là
sự
pha
trộn
PAP
và
bột
cá
với
các
sản
phẩm
kém
chất
lượng
(Murray
et
al.,
2001;
Kong
et
al.,
2022;
Zhang
et
al.,
2020).
Sau
cùng,
mối
đe
dọa
tiềm
tàng
với
sản
xuất
PAPs
là
chi
phí
năng
lượng
để
xử
lý
và
sấy
khô
sản
phẩm.
Protein
ngũ
cốc
Biến
đổi
khí
hậu
là
mối
đe
dọa
lớn
nhất
với
sản
xuất
protein
ngũ
cốc.
Mối
đe
dọa
khác
là
sự
cạnh
trạnh
với
lĩnh
vực
thực
phẩm
khi
nhu
cầu
thực
phẩm
đang
tăng
lên
cùng
dân
số
thế
giới.
Mối
đe
dọa
cuối
cùng,
đặc
biệt
đối
với
sản
xuất
ngũ
cốc
lên
men,
cũng
như
quá
trình
chế
biến
các
sản
phẩm
ướt,
là
chi
phí
năng
lượng
để
sấy
khô
sản
phẩm.
Việc
sấy
khô
không
đúng
cách
gây
tốn
kém
chi
phí
năng
lượng,
kéo
theo
nguy
cơ
lây
nhiễm
nấm
và
độc
tố
nấm
mốc.
Protein
đơn
bào
(SCPs)
Mối
đe
dọa
lớn
nhất
với
lĩnh
vực
sản
xuất
SCP
là
chi
phí
và
khả
năng
mở
rộng
quy
mô.
Dũng
Nguyên
(Theo
Aquafeed)