Stress
là
hiện
tượng
thường
gặp
và
ảnh
hưởng
không
nhỏ
đến
thủy
sản,
vì
thế
người
nuôi
cần
thực
hiện
tốt
các
biện
pháp
phòng
tránh
nhằm
giảm
thiểu
thiệt
hại.
Khái
niệm
Stress
là
phản
ứng
của
cơ
thể
thủy
sản
trước
những
tác
động
của
các
yếu
tố
bất
lợi
từ
bên
trong
và
bên
ngoài.
Quá
trình
stress
thực
chất
là
huy
động
năng
lượng
tiềm
tàng
của
cơ
thể
bằng
cách
tăng
các
quá
trình
tạo
năng
lượng
thông
qua
2
cơ
chế
thần
kinh
–
thể
dịch
để
tham
gia
chống
lại
các
tác
nhân
stress
nhằm
duy
trì
sự
cân
bằng
của
cơ
thể.
Khi
thủy
sản
lâm
vào
trạng
thái
stress
thì
hầu
như
toàn
bộ
năng
lượng
của
cơ
thể
đều
được
huy
động
sử
dụng
để
vượt
qua
stress,
làm
cho
cơ
thể
chúng
tiêu
tốn
nhiều
năng
lượng,
dẫn
đến
thủy
sản
gầy,
yếu,
thậm
chí
có
thể
chết,
ngoài
ra
năng
suất,
tốc
độ
tăng
trọng
đều
giảm,
gây
thiệt
hại
về
kinh
tế
cho
người
nuôi.
Tuy
nhiên,
không
phải
loại
tác
nhân
gây
stress
nào
cũng
có
hại,
trong
thực
tế
sản
xuất,
con
người
đã
lợi
dụng,
khai
thác
các
yếu
tố
stress
để
kích
thích
vật
nuôi
sinh
trưởng,
phát
triển
tốt,
đẻ
nhiều,
đẻ
sớm,
tăng
năng
suất
và
chất
lượng
sản
phẩm
như
bổ
sung
thêm
các
loại
thuốc
bổ,
premix
khoáng,
axit
amin…
sử
dụng
chế
độ
màu
sắc,
cường
độ
ánh
sáng
phù
hợp,
tăng
thời
gian
chiếu
sáng
để
vật
nuôi
nhanh
lên
giống,
tăng
tỷ
lệ
trứng
rụng…
Nguyên
nhân
Trong
thủy
sản,
các
tác
nhân
stress
có
hại
dẫn
đến
tình
trạng
chậm
phát
triển
của
thủy
sản
bao
gồm:
thời
tiết,
khí
hậu,
nguồn
thức
ăn
bị
thay
đổi
đột
ngột;
sự
thay
đổi
của
pH,
độ
mặn
của
nước,
mưa
liên
tục,
nắng
nóng
kéo
dài;
sự
thiếu
hụt
ôxy
,
nồng
độ
CO2,
NH3,
H2S
cao
hoặc
quá
trình
vận
chuyển,
dùng
thuốc
quá
liều
quy
định,
chất
lượng
nước
kém;
chất
rắn
lơ
lửng,
hàm
lượng
kim
loại
nặng
trong
ao
cao;
độc
tố
do
nấm,
vi
khuẩn;
thuốc
trừ
sâu;
thủy
sản
thường
xuyên
bị
thiếu
dinh
dưỡng;
quá
trình
lột
xác;
xử
lý
nước
bằng
hóa
chất
quá
liều
hoặc
hóa
chất
gây
độc
cho
thủy
sản;
thủy
sản
bị
nhiễm
bệnh
do
ký
sinh
trùng,
vi
khuẩn
hay
virus.
Biểu
hiện
Các
dấu
hiệu
nhận
biết
thủy
sản
bị
stress
thường
gặp
như
giảm
ăn
đôi
khi
bỏ
ăn,
màu
sắc
cơ
thể
thay
đổi
bất
thường,
đối
với
tôm
dễ
bị
cong
thân,
đục
cơ.
Stress
thường
gây
hại
thầm
lặng
nhưng
thực
sự
nguy
hiểm,
dẫn
đến
tình
trạng
trao
đổi
chất
kém,
rối
loạn
dẫn
đến
mất
khoáng,
quá
trình
hấp
thu
chất
dinh
dưỡng
bị
giảm
đáng
kể,
bơi
lội
kém,
tăng
trưởng
chậm,
giảm
sức
đề
kháng
và
thậm
chí
có
thể
gây
chết
thủy
sản.
Xử
lý
Stress
xảy
ra
phổ
biến
ở
tất
cả
các
ao
thủy
sản
đặc
biệt
là
nuôi
thâm
canh.
Stress
gây
hại
thầm
lặng
nhưng
nguy
hiểm
vì
nó
là
giai
đoạn
chuyển
tiếp
từ
thủy
sản
khỏe
sang
thủy
sản
bệnh.
Trong
3
yếu
tố
chính
gây
stress,
nhiệt
độ
nước
là
yếu
tố
khó
khống
chế
nhất
vì
ao
thủy
sản
nằm
ngoài
trời,
hàng
ngày
chịu
ảnh
hưởng
trực
tiếp
của
thời
tiết.
Nhiệt
độ
tăng
cao
và
thay
đổi
bất
thường
là
yếu
tố
chính
mà
người
nuôi
cần
quan
tâm
nhất
vì
thủy
sản
là
loài
biến
nhiệt
(nhiệt
độ
cơ
thể
thay
đổi
theo
nhiệt
độ
nước).
Do
đó,
người
nuôi
cần
quan
tâm
tìm
hiểu
và
xác
định
đúng
nguyên
nhân
gây
stress
để
có
biện
pháp
xử
lý
phù
hợp.
Phòng
ngừa
Thực
hiện
đúng
các
quy
trình
kỹ
thuật
trong
nuôi
thủy
sản
như:
mật
độ
vừa
phải,
thả
nuôi
đúng
thời
điểm…
Lựa
chọn
thời
điểm
và
hình
thức
vận
chuyển
hợp
lý,
tránh
làm
thủy
sản
sốc.
Hạn
chế
dùng
sàng,
vó
để
kiểm
tra
tôm
vào
lúc
nắng
nóng
để
tránh
khả
năng
tôm
bị
đục
cơ
và
chết.
Nắng
nóng
kéo
dài
cần
kiềm
chế
lượng
thức
ăn
để
tránh
phân
sống
gây
ô
nhiễm
nước
và
tôm
dễ
bị
phân
trắng;
Cung
cấp
đủ
quạt
nước
đảm
bảo
ôxy
ở
vùng
rìa
chất
thải
tối
thiểu
3ppm.
Che
lưới
chống
nắng
cho
ao
nuôi.
Thường
xuyên
sử
dụng
Vitamin
C
đặc
biệt
vào
mùa
lạnh
và
nắng
nóng
nhằm
giúp
thủy
sản
tăng
sức
đề
kháng.
Định
kỳ
sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
xử
lý
nước
và
trộn
vào
thức
ăn
cho
thủy
sản
ăn.
Sử
dụng
các
sản
phẩm
cung
cấp
đầy
đủ
chất
khoáng
vi
lượng
và
các
acid
amin
cần
thiết
cho
quá
trình
phát
triển
của
thủy
sản.
Chỉ
sử
dụng
hóa
chất
khi
thật
cần
thiết,
đúng
liều
lượng,
sử
dụng
loại
hóa
chất
được
phép.
Cần
bảo
quản
thuốc,
hóa
chất
đúng
cách.
Thường
xuyên
theo
dõi
các
thông
số
biến
động
môi
trường
nước
nhiệt
độ,
pH,
NH3,
NO2,
H2S
…
Kiểm
tra
mật
độ
khuẩn
trong
ao,
định
kỳ
đánh
diệt
khuẩn
bằng
dung
dịch
BKC
80%,
Iodine
98%…
>>
Để
giảm
stress
cho
thủy
sản,
người
nuôi
nên
cải
thiện
bằng
cách
tăng
cường
dinh
dưỡng,
bổ
sung
thức
ăn
có
hàm
lượng
dinh
dưỡng
cao
và
độ
ngon
miệng
giúp
thủy
sản
có
sức
đề
kháng
tốt
hơn.