Mục
tiêu
chung
của
"Quy
hoạch
nuôi
tôm
nước
lợ
ĐBSCL
đến
năm
2020,
định
hướng
năm
2030"
là
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
ĐBSCL
đến
năm
2020,
định
hướng
đến
năm
2030
theo
hướng
hiệu
quả,
bền
vững,
đảm
bảo
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm,
đáp
ứng
được
nhu
cầu
tiêu
thụ
trong
nước
và
chế
biến
xuất
khẩu;
góp
phần
tạo
việc
làm
và
thúc
đẩy
phát
triển
kinh
tế
-
xã
hội
khu
vực.
Đó
là
chia
sẻ
của
TS
Nguyễn
Thanh
Tùng
-
Viện
trưởng
Viện
Kinh
tế
và
Quy
hoạch
thủy
sản
(Bộ
NN&PTNT)với
TSVN.
Ảnh:
Ngọc
Thọ
Ông
nói:
Vùng
ĐBSCL
có
lợi
thế
về
điều
kiện
tự
nhiên
thuận
lợi
cho
sự
phát
triển
ngành
tôm
nước
lợ.
Thời
gian
qua,
đã
có
sự
quan
tâm
chỉ
đạo
cũng
như
hỗ
trợ
của
các
ngành,
các
cấp
về
mặt
quản
lý
ngày
càng
chặt
chẽ,
tạo
điều
kiện
tối
đa
cho
người
nuôi
phát
triển
sản
xuất.
Các
văn
bản
quy
phạm
pháp
luật
đã
ban
hành
kịp
thời;
các
quy
hoạch,
chương
trình,
đề
án
đã
có
những
hiệu
quả
thiết
thực,
tạo
tiền
đề
thực
hiện
các
chiến
lược,
kế
hoạch
phát
triển
ngành
tôm;
kinh
nghiệm
nuôi
của
cơ
sở
sản
xuất,
trình
độ
chuyên
môn
kỹ
thuật
đã
được
nâng
cao
đáng
kể.
Hoạt
động
sản
xuất
giống
trong
vùng
dần
đã
được
xã
hội
hóa,
cung
cấp
một
phần
con
giống
tôm
chất
lượng
ra
thị
trường.
Một
số
công
ty
có
uy
tín
về
sản
xuất
giống
tôm
nước
lợ
đã
đầu
tư
các
cơ
sở
sản
xuất
giống
trong
vùng...
Tuy
nhiên,
thách
thức
lớn
nhất
là
nguồn
tôm
giống
chưa
chủ
động,
phải
nhập
từ
ngoài
vùng,
quản
lý
chất
lượng
giống
chưa
tốt
khi
tình
trạng
giống
trôi
nổi
đang
liên
tục
diễn
ra;
năng
lực
khoa
học
công
nghệ
trong
thủy
sản
nói
chung
và
tôm
nước
lợ
nói
riêng
còn
yếu.
Tốc
độ
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
trong
thời
gian
qua
rất
nhanh,
nhưng
chủ
yếu
theo
chiều
rộng,
sự
tăng
trưởng
nhanh
của
sản
lượng,
phát
triển
chất
lượng
theo
chiều
sâu
còn
rất
hạn
chế.
Phát
triển
khoa
học
công
nghệ
(KHCN)
vẫn
chậm,
đi
sau
tốc
độ
phát
triển
và
yêu
cầu
của
sản
xuất,
thiếu
đồng
bộ
trong
nghiên
cứu,
ứng
dụng
KHCN
và
chuyển
giao
tiến
bộ
kỹ
thuật
trong
các
vấn
đề
về
giống
tôm
sạch
bệnh,
chất
lượng
giống
bố
mẹ,
giống
hậu
bị,
nghiên
cứu
dinh
dưỡng,
sản
xuất
thức
ăn
thủy
sản,
nghiên
cứu
bệnh
thủy
sản,
thuốc
kháng
sinh,
các
biện
pháp
phòng
ngừa
dịch
bệnh…
Nguyên
liệu
sản
xuất
thuốc,
thức
ăn
phụ
thuộc
nhập
khẩu;
không
thể
kiểm
soát
giá
cả,
chất
lượng
thức
ăn
là
nguyên
nhân
chính
tác
động
đến
hiệu
quả
kinh
tế
của
người
nuôi,
tác
động
đến
cả
ngành
sản
xuất
khi
chưa
có
những
biện
pháp
quản
lý
hiệu
quả...
Thưa
ông,
ông
đánh
giá
như
thế
nào
về
hiện
trạng
nuôi
tôm
nước
lợ
tại
ĐBSCL
trong
thời
gian
qua?
Nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL
tập
trung
tại
8
tỉnh
ven
biển
gồm
Long
An,
Tiền
Giang,
Bến
Tre,
Trà
Vinh,
Sóc
Trăng,
Bạc
Liêu,
Kiên
Giang
và
Cà
Mau
với
2
đối
tượng
chính
là
tôm
sú
và
tôm
thẻ
chân
trắng
(TTCT).
Đến
năm
2014,
diện
tích
nuôi
tôm
nước
lợ
toàn
vùng
đạt
604.954
ha,
tăng
trưởng
bình
quân
1,23%/năm
so
với
năm
2005
với
541.982
ha.
Diện
tích
nuôi
tôm
TTCT
năm
2014
đã
tăng
hơn
14
lần
so
với
năm
2008
(từ
4.293
ha
tăng
lên
60.244
ha).
Thách
thức
lớn
nhất
đối
với
nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL
là
gì,
thưa
ông?
Thách
thức
đó
là
nguồn
tôm
giống
chưa
chủ
động,
phải
nhập
từ
ngoài
vùng,
quản
lý
chất
lượng
giống
chưa
tốt
khi
tình
trạng
giống
trôi
nổi
liên
tục
diễn
ra.
Năng
lực
KHCN
trong
thủy
sản
nói
chung
và
tôm
nước
lợ
nói
riêng
còn
yếu.
Theo
tôi,
tốc
độ
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
trong
thời
gian
qua
rất
nhanh,
nhưng
sự
phát
triển
đó
diễn
ra
chủ
yếu
theo
chiều
rộng,
với
sự
tăng
trưởng
nhanh
của
sản
lượng,
phát
triển
chất
lượng
theo
chiều
sâu
còn
rất
hạn
chế.
Phát
triển
KHCN
vẫn
chậm,
đi
sau
tốc
độ
phát
triển
và
yêu
cầu
của
sản
xuất,
thiếu
đồng
bộ
trong
nghiên
cứu,
ứng
dụng
KHCN
và
chuyển
giao
tiến
bộ
kỹ
thuật
trong
các
vấn
đề
về
giống
tôm
sạch
bệnh,
chất
lượng
giống
bố
mẹ,
giống
hậu
bị,
nghiên
cứu
dinh
dưỡng,
sản
xuất
thức
ăn
thủy
sản,
nghiên
cứu
bệnh
thủy
sản,
thuốc
kháng
sinh,
các
biện
pháp
phòng
ngừa
dịch
bệnh…
Nguyên
liệu
sản
xuất
thuốc,
thức
ăn
phụ
thuộc
nhập
khẩu;
không
thể
kiểm
soát
giá
cả,
chất
lượng
thức
ăn
là
nguyên
nhân
chính
tác
động
đến
hiệu
quả
kinh
tế
của
người
nuôi,
tác
động
đến
cả
ngành
sản
xuất
khi
chưa
có
những
biện
pháp
quản
lý
hiệu
quả.
Bên
cạnh
đó,
hệ
thống
phân
phối
thông
qua
các
đại
lý,
điểm
bán
hàng
đã
góp
phần
tăng
cao
chi
phí
trung
gian,
ảnh
hưởng
đến
hiệu
quả
nuôi
tôm
khi
người
nuôi
không
rõ
nguồn
gốc
cụ
thể
và
chi
phí
đầu
vào
quá
cao.
Đó
là
chưa
kể,
hạ
tầng
thủy
lợi
chưa
hoàn
thiện,
hệ
thống
kênh
cấp,
kênh
thoát
chưa
đáp
ứng
nhu
cầu
nên
gây
khó
khăn
cho
công
tác
sản
xuất
và
kiểm
soát
dịch
bệnh.
Ngoài
ra,
hiện
trạng
quy
mô
diện
tích
các
mô
hình
nuôi
TTCT
ở
mức
nhỏ,
hầu
hết
các
hộ
nuôi
đều
không
có
ao
lắng,
ao
xử
lý
thải,
khu
vực
xử
lý
bùn
đáy
ao
nên
khi
xuất
hiện
bệnh
người
dân
xử
lý
không
triệt
để
hoặc
thải
trực
tiếp
ra
môi
trường
gây
nên
dịch
bệnh
cục
bộ.
Và
cuối
cùng,
ý
thức
người
nuôi
chưa
tốt
trong
việc
tuân
thủ
lịch
thời
vụ
nên
đã
ảnh
hưởng
đến
công
tác
kiểm
soát
dịch
bệnh,
việc
sử
dụng
thuốc
hóa
chất
quá
nhiều
đã
gây
suy
thoái
môi
trường.
Thu
hoạch
tôm
ở
ĐBSCL
-
Ảnh:
PTC
Ông
đánh
giá
thế
nào
về
tình
hình
diễn
biến
dịch
bệnh
trên
tôm
nước
lợ
tại
các
tỉnh
ĐBSCL
thời
gian
qua?
Các
bệnh
chủ
yếu
trên
tôm
nước
lợ
thường
gặp
là
hoại
tử
gan
tụy
cấp,
đốm
trắng,
đường
ruột.
Trong
đó,
mức
độ
thiệt
hại
cao
nhất
là
khi
tôm
nhiễm
bệnh
gan
tụy
cấp
và
đốm
trắng,
người
nuôi
gần
như
thiệt
hại
hoàn
toàn,
buộc
phải
thu
hoạch
sớm.
Người
nuôi
tôm
ngày
càng
có
ý
thức
trong
kiểm
dịch
tôm
giống
nhất
là
các
cơ
sở
nuôi
tôm
thâm
canh
và
bán
thâm
canh.
Đối
với
tôm
giống
nhập
tỉnh,
tỷ
lệ
tôm
kiểm
dịch
đạt
yêu
cầu
cao
do
trước
khi
xuất
bán
đã
được
kiểm
tại
nơi
xuất.
Tuy
nhiên,
còn
một
số
dịch
vụ
vận
chuyển,
hộ
nuôi
mua
trực
tiếp
ngoài
tỉnh
chưa
thực
hiện
tốt
quy
định
kiểm
dịch.
Tình
trạng
nuôi
tự
phát,
nuôi
lén
tại
các
vùng
ngoài
vùng
quy
hoạch
không
đảm
bảo
an
toàn
dịch
bệnh
cũng
là
vấn
đề
bức
xúc
hiện
nay.
Tổng
Cục
Thủy
sản
đã
ban
hành
quy
trình
nuôi
tôm
nước
lợ
hạn
chế
dịch
bệnh.
Các
tỉnh
trong
vùng
ĐBSCL
cũng
đã
xây
dựng
lịch
thời
vụ
thả
nuôi
để
hạn
chế
dịch
bệnh.
Tỷ
lệ
tôm
giống
giống
nhập
tỉnh
tại
địa
phương
đã
qua
kiểm
dịch
chưa
cao,
công
tác
quản
lý
nhà
nước
trong
truy
xuất
nguồn
gốc
còn
nhiều
bất
cập
với
tình
trạng
né
tránh
kiểm
tra,
kiểm
dịch
của
các
cơ
sở
kinh
doanh
nhằm
tiết
giảm
chi
phí,
tăng
khả
năng
cạnh
tranh
với
các
đối
thủ
nhưng
lại
ảnh
hưởng
trực
tiếp
đến
người
nuôi
tôm.
Thưa
ông,
liệu
rằng
chất
lượng
giống
tôm
nước
lợ
hiện
nay
đã
đáp
ứng
được
nhu
cầu
thị
trường?
Các
tỉnh
có
năng
lực
sản
xuất
tôm
giống
nhiều
nhất
ở
ĐBSCL
là
Cà
Mau
và
Bạc
Liêu.
Tuy
nhiên
nguồn
cung
ứng
tôm
giống
nội
vùng
chưa
đủ
cho
nhu
cầu
sản
xuất,
ĐBSCL
vẫn
phải
nhập
giống
từ
các
tỉnh
Trung
Bộ
như
Ninh
Thuận,
Bình
Thuận
và
Nha
Trang.
Việc
phải
nhập
giống
với
số
lượng
lớn,
địa
bàn
rộng,
nguồn
giống
nhập
đa
dạng
gây
rất
khó
khăn
cho
hoạt
động
kiểm
soát
chất
lượng
con
giống
và
quản
lý
dịch
bệnh.
Với
quy
mô
sản
xuất
nhỏ
lẻ,
các
trại
giống
tôm
chưa
đảm
bảo
điều
kiện
sản
xuất,
không
đạt
tiêu
chuẩn
và
chưa
kiểm
soát
được
chất
lượng
con
giống.
Các
trại
sản
xuất
giống
tôm
sú
tại
ĐBSCL
chủ
yếu
phụ
thuộc
vào
nguồn
tôm
bố
mẹ
tự
nhiên,
chất
lượng
không
đồng
đều;
trong
khi
đó,
nguồn
TTCT
bố
mẹ
lại
phụ
thuộc
vào
thị
trường
nhập
khẩu;
số
lượng
nhập
khẩu
tôm
bố
mẹ
và
tần
suất
sinh
sản
chưa
được
kiểm
soát
đã
ảnh
hưởng
rất
lớn
đến
tình
hình
sản
xuất
và
tiêu
thụ
tôm
giống
đảm
bảo
chất
lượng
trong
vùng.
Thêm
vào
đó,
với
lịch
mùa
vụ
tập
trung
trong
giai
đoạn
tháng
1
-
11,
việc
cung
cấp
con
giống
chất
lượng
chưa
đảm
bảo
sản
xuất
liên
tục
trong
thời
gian
thả
nuôi
đã
tạo
cơ
hội
cho
các
cơ
sở
sản
xuất
kinh
doanh
giống
kém
chất
lượng
tiếp
cận
đến
người
nuôi.
Mục
tiêu
chung
của
"Quy
hoạch
nuôi
tôm
nước
lợ
ĐBSCL
đến
năm
2020,
định
hướng
năm
2030"
là
gì,
thưa
ông?
Mục
tiêu
chung
của
Quy
hoạch
là
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
cho
vùng
ĐBSCL
đến
năm
2020,
định
hướng
đến
năm
2030
theo
hướng
hiệu
quả,
bền
vững,
đảm
bảo
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm,
đáp
ứng
được
nhu
cầu
tiêu
thụ
trong
nước
và
chế
biến
xuất
khẩu;
góp
phần
tạo
việc
làm
và
thúc
đẩy
phát
triển
kinh
tế
-
xã
hội
khu
vực
ĐBSCL.
Quy
hoạch
đề
cập
những
nội
dung
chính,
cốt
lõi
gì,
thưa
ông?
Quy
hoạch
sẽ
đề
cập
đến
các
vấn
đề
về
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
trong
thời
gian
qua
nhằm
có
cái
nhìn
tổng
quát,
toàn
diện
về
các
nguồn
lực
có
khả
năng
thúc
đẩy
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL.
Quy
hoạch
sẽ
đánh
giá
về
điều
kiện
tự
nhiên,
kinh
tế
xã
hội
và
các
nguồn
lực
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ;
đánh
giá
chung
về
hiện
trạng
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ;
đây
là
điều
kiện
cần
để
xây
dựng
các
phương
án
quy
hoạch.
Song
song
với
đó,
việc
phân
tích
và
dự
báo
các
điều
kiện
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL
đến
năm
2020,
tầm
nhìn
đến
2030
là
điều
kiện
đủ
tạo
cơ
sở
vững
chắc
cho
việc
xây
dựng
các
phương
án
và
chỉ
tiêu
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ.
Việc
đánh
giá
hiện
trạng,
nguồn
lực
và
phân
tích,
dự
báo
điều
kiện
phát
triển
còn
là
cơ
sở
cho
việc
xây
dựng
các
giải
pháp
thực
hiện
quy
hoạch:
về
cơ
chế
chính
sách,
khoa
học
công
nghệ
và
khuyến
ngư,
thị
trường
và
xúc
tiến
thương
mại,
tổ
chức
và
quản
lý
sản
xuất,
bảo
vệ
môi
trường,
hợp
tác
quốc
tế,
đầu
tư
và
tổ
chức
thực
hiện
Quy
hoạch.
Quy
hoạch
tốt
rồi
nhưng
muốn
triển
khai
vào
thực
tế
được
hiệu
quả
thì
các
đơn
vị
liên
quan,
địa
phương,
doanh
nghiệp,
người
nuôi
cần
phải
làm
gì,
thưa
ông?
Bộ
NN&PTNT
đóng
vai
trò
hướng
dẫn,
tổ
chức
thực
hiện
quy
hoạch,
thông
tin
thống
kê
về
tình
hình
sản
xuất,
tiêu
thụ,
dự
báo
thị
trường,
xúc
tiến
thương
mại,
rà
soát
và
đề
xuất
điều
chỉnh
bổ
sung
quy
hoạch
trên
cơ
sở
đề
nghị
của
các
tỉnh,
tình
hình
thị
trường
và
thực
tiễn
sản
xuất
tôm
nước
lợ;
thực
hiện
kiểm
tra,
tổng
hợp
thông
tin
và
định
kỳ
báo
cáo;
triển
khai
xây
dựng
các
dự
án
khả
thi
theo
đề
xuất
để
đáp
ứng
yêu
cầu
mục
tiêu
quy
hoạch
đề
ra;
phân
công
trách
nhiệm
quản
lý,
hỗ
trợ
kỹ
thuật,
tài
chính
và
giám
sát
môi
trường.
Với
Sở
NN&PTNT
các
tỉnh
thì
trên
cơ
sở
Quy
hoạch
nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL
đến
năm
2020,
tầm
nhìn
đến
2030,
sẽ
triển
khai
thực
hiện
rà
soát
quy
hoạch
chi
tiết
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
trên
địa
bàn
của
địa
phương,
phân
vùng
nuôi
tập
trung
theo
tiêu
chí
lựa
chọn
vùng
nuôi,
cấp
mã
số
nhận
diện
ao
nuôi
cụ
thể
phục
vụ
cho
việc
xác
nhận
diện
tích,
sản
lượng
tôm
nuôi,
tạo
tiền
đề
cho
việc
xây
dựng
hệ
thống
thống
kê,
quản
lý
diện
tích
và
sản
lượng
kịp
thời,
gắn
với
thị
trường
tiêu
thụ;
tổ
chức
kiểm
tra,
giám
sát
việc
thực
hiện
quy
hoạch,
định
kỳ
sơ
kết,
tổng
kết
và
kịp
thời
phản
ánh
để
điều
chỉnh
quy
hoạch
cho
phù
hợp
với
điều
kiện
của
từng
giai
đoạn
phát
triển;
đề
xuất
xây
dựng
các
vùng
nuôi
mẫu
trong
phạm
vi
từ
10
-
30
ha
làm
mô
hình
cho
nông
dân
học
tập.
Vận
động
xây
dựng
thí
điểm
mô
hình
người
dân
góp
đất,
dồn
điền
đổi
thửa
hình
thành
những
khu
nuôi
trồng
thủy
sản
mẫu
với
đầy
đủ
hệ
thống
thủy
lợi
hoàn
chỉnh,
làm
tiền
đề
cho
việc
xây
dựng
chương
trình
hiện
đại
hóa
sản
xuất
ngành
tôm
và
nuôi
tôm
theo
tiêu
chuẩn,
quy
chuẩn
quốc
tế.
Các
Sở
nên
khuyến
khích
tổ
chức,
cá
nhân
nuôi
tôm
nước
lợ
xây
dựng
và
phát
triển
thương
hiệu,
có
uy
tín,
gắn
với
chỉ
dẫn
địa
lý
phù
hợp
với
sự
phát
triển
sản
xuất
của
từng
cá
nhân,
doanh
nghiệp;
định
kỳ
mở
các
lớp
bồi
dưỡng
ngắn
hạn
về
hướng
dẫn
và
chuyển
giao
kỹ
thuật
cho
người
sản
xuất
thông
qua
tổ
chức
khuyến
ngư,
Viện,
Trường...
Đặc
biệt,
cần
tăng
cường
đào
tạo
cán
bộ
quản
lý,
đội
ngũ
thanh
tra,
kiểm
soát
viên
cho
từng
khâu
từ
kiểm
soát
giống,
thức
ăn
đến
vệ
sinh
an
toàn
thực
phẩm
có
đủ
trình
độ
giám
sát,
hướng
dẫn
và
quản
lý
quy
hoạch.
Đối
với
UBND
các
tỉnh,
thành
phố
vùng
ĐBSCL,
tổ
chức
rà
soát,
lập
và
phê
duyệt
quy
hoạch
chi
tiết
nuôi
tôm
nước
lợ
phù
hợp
với
quy
hoạch
nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL
đến
năm
2020,
tầm
nhìn
đến
2030
được
Bộ
NN&PTNT
phê
duyệt.
Về
phía
các
hiệp
hội,
cần
giám
sát
việc
thực
hiện
các
nội
dung
quy
hoạch
đã
phê
duyệt,
kiến
nghị
đến
các
cơ
quan
chức
năng
xử
lý
các
tổ
chức,
cá
nhân
không
thực
hiện
đúng
theo
quy
hoạch
về
nuôi
tôm
nước
lợ.
Qua
đó,
làm
cầu
nối
và
tổ
chức
liên
kết
giữa
các
khâu
của
quá
trình
sản
xuất,
giữa
các
hội
viên
với
các
tổ
chức
và
cơ
quan
quản
lý
nhà
nước.
Và
đặc
biệt,
doanh
nghiệp,
cá
nhân
nuôi
tôm
nước
lợ
cần
thực
hiện
tốt
quy
hoạch
về
quy
định
vùng
nuôi,
nuôi
theo
quy
chuẩn
kỹ
thuật
đã
được
Bộ
NN&PTNT
khuyến
cáo
và
các
quy
phạm
nuôi
trồng
thủy
sản
tốt
như
VietGAP,
GlobalGAP...
xây
dựng
và
phát
triển
thương
hiệu
tôm
nước
lợ
Việt
Nam
trên
thế
giới,
tạo
thị
trường
tiêu
thụ
ổn
định
để
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
vùng
ĐBSCL
nói
riêng
và
cả
nước
nói
chung.
>>“Mục
tiêu
cụ
thể
của
Quy
hoạch
là
xây
dựng
được
các
chỉ
tiêu
chính
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
(tôm
sú,
TTCT)
theo
các
mốc
năm
2015,
năm
2020
và
tầm
nhìn
2030;
xác
định
được
phương
thức
nuôi,
đối
tượng
và
mô
hình
nuôi
tôm
nước
lợ
(tôm
sú,
TTCT)
theo
các
vùng
sinh
thái
và
xây
dựng
chương
trình
dự
án
đầu
tư,
cơ
chế
chính
sách
và
giải
pháp
nhằm
đẩy
mạnh
phát
triển
nuôi
tôm
nước
lợ
cho
vùng
ĐBSCL
đến
năm
2020,
định
hướng
đến
năm
2030
theo
hướng
hiệu
quả
và
bền
vững”
-
TS
Nguyễn
Thanh
Tùng.
|
Theo
Thủy
sản
Việt
Nam