02:44 EST Thứ năm, 12/12/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 905

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15791

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4065334

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Nuôi tôm ĐBSCL: Nỗi lo về giá

Chủ nhật - 11/07/2021 23:59
Nhìn chung người nuôi tôm khu vực ĐBSCL đang hăm hở, tự tin khi bước vụ tôm nước lợ năm 2021, nhờ giá tôm tăng cao và thời tiết, môi trường… khá thuận lợi. Tuy nhiên, đã có nhiều lo lắng, khi vụ tôm bắt đầu bước vào thả nuôi rộ, cũng là lúc giá tôm quay đầu giảm, còn giá thức ăn tôm cùng các vật tư đầu vào phục vụ nghề nuôi khác thì đã tăng rất mạnh.
Anh Châu Minh Tâm, một trong số người nuôi tôm ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Thật ra, ngay từ đầu năm 2021, giá thức ăn tôm cùng nhiều loại chi phí đầu vào khác đã bắt đầu có dấu hiệu tăng, nhưng do lúc này giá tôm còn rất cao, nên ít ai quan tâm. Tuy nhiên, sau khi giá tôm bắt đầu giảm, nhiều người mới giật mình nhìn lại bảng giá vật tư đầu vào và bắt đầu lo lắng”. Sự lo lắng của người nuôi tôm càng lúc càng tăng lên khi giá tôm loại 30 – 100 con/kg cứ liên tiếp giảm trong hơn 1 tháng, còn giá vật tư đầu vào, nhất là giá thức ăn tôm cũng tăng thêm so với đầu năm.

Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Thủy sản Việt Nam, hiện tại, mỗi ký thức ăn tôm tăng bình quân 1.600 – 2.600 đồng/kg, cá biệt, thức ăn cao cấp dành cho tôm giai đoạn ương tăng đến 10.000 đồng/kg. Không chỉ có giá thức ăn, giá một số loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác, như: bạt nhựa, thuốc tím, clorin, chế phẩm sinh học…, đều đã tăng giá so với năm ngoái. Theo tính toán của người nuôi, với mức tăng của nguyên liệu, vật tư đầu vào trên, nếu nuôi đạt năng suất, giá thành mỗi ký tôm cũng đã tăng thêm khoảng 4.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Có đôi chút bất ngờ là dù chi phí cho mỗi ký tôm lúc thu hoạch đã tăng thêm khoảng 4.000 đồng/kg, nhưng nỗi lo của đa phần người nuôi lại tập trung vào giá tôm. Bởi theo họ, chỉ cần giá tôm đừng giảm thêm, thì lợi nhuận vẫn sẽ cao hơn so với cùng kỳ nếu nuôi đạt năng suất tốt.

Giá tôm có giữ ổn định ở mức cao hay không, mới là điều làm người nuôi đặc biệt quan tâm ở vụ tôm này. Ảnh: Huy Hùng

Trao đổi với chúng tôi về tình hình trên, ông Ngô Công Luận – Giám đốc HTX Nông ngư 14/10, của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, phân tích: “Ở vụ nuôi năm ngoái, dù chi phí đầu vào không tăng, nhưng có những thời điểm người nuôi vẫn phải bị lỗ vì giá tôm quá thấp. Đơn cử như giá TTCT loại 100 con/kg, năm ngoái có lúc xuống chỉ còn 65.000 đồng/kg, nên khéo lắm thì cũng chỉ hòa vốn, còn đa số thì phải lỗ. Do đó, dù hiện tại, giá thức ăn và một số chi phí đầu vào đã tăng, nhưng nếu nuôi đạt năng suất, thì người nuôi vẫn có lợi nhuận khá, kể cả tôm cỡ vừa và nhỏ, còn nếu nuôi được về cỡ lớn thì lợi nhuận vẫn rất cao”.

Còn theo ông Võ Văn Phục – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản sạch Việt Nam: Đúng là nguyên liệu, vật tư đầu vào năm nay có tăng so với năm ngoái, nhưng chỉ mới tăng mạnh thời gian gần đây thôi và mức tăng cũng chưa thể nói là quá cao. Ông Phục chia sẻ: “Một số yếu tố đầu vào tăng mạnh có thể kể đến như: clorin, thuốc tím, bạt đáy… nhưng số này chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá thành con tôm, còn thức ăn tôm mức giá tăng cũng chỉ khoảng 5%. Nếu tính chung, giá thành tôm nuôi chỉ tăng khoảng 4 – 5% so với cùng kỳ, trong khi giá tôm năm nay lại cao hơn so cùng kỳ đến vài chục phần trăm, nên chỉ cần nuôi đạt năng suất, thì người nuôi vẫn có lợi nhuận khá”. Tuy giá tôm hiện tại vẫn đảm bảo mức lợi nhuận khá cho người nuôi, nhưng cũng không khó để thấy, mỗi tấn tôm thu hoạch, người nuôi đã mất đi khoảng 4 triệu đồng lợi nhuận.

Như vậy có thể thấy, việc người nuôi tôm lo giá tôm giảm nhiều hơn, so với chi phí đầu vào tăng là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo nhận định của đa số người nuôi, thời tiết, môi trường từ đầu năm đến nay là khá thuận lợi, dịch bệnh ít xảy ra và hầu hết những diện tích tôm thu hoạch đều đạt năng suất khá cao. Tại Sóc Trăng, diện tích thả nuôi đầu năm đến nay khoảng 23.500 ha, đạt 46% kế hoạch, nhưng thiệt hại chỉ có 753 ha. Và dù chỉ mới thu hoạch gần 3.500 ha, nhưng sản lượng tôm đã hơn 31.000 tấn, tức đã bằng 18% so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Hiện đang là thời điểm thả nuôi rộ và giá vật tư, nguyên liệu đầu vào vẫn đang ở mức cao hơn cùng kỳ, nhưng người nuôi cũng phần nào tạm quên đi nỗi lo tăng giá đầu vào, vì giá tôm loại 30 – 70 con/kg từ tuần thứ hai của tháng 6 đã tăng trở lại 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, chuyện giá thức ăn tôm liệu có tăng thêm hay không, khi nhu cầu tăng cao trong thời gian tới và giá tôm lúc thu hoạch có được giữ vững ở mức cao hay không vẫn còn là ẩn số? Nên đối với người nuôi tôm lúc này việc quan trọng cần làm là tập trung thả nuôi, chăm sóc tốt để đạt năng suất, nhằm đảm bảo tốt lợi nhuận cho vụ nuôi.

 

Nguồn tin: Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập