Bước
vào
tháng
5,
những
cơn
mưa
đầu
mùa
liên
tiếp
xảy
ra
trên
khắp
vùng
ĐBSCL,
gây
biến
động
môi
trường
và
phát
sinh
dịch
bệnh.
Kết
quả
giám
sát
dịch
bệnh
từ
cơ
quan
thú
y
thủy
sản
các
tỉnh
cũng
như
kết
quả
xét
nghiệm
mẫu
tôm
thiệt
hại
đều
cho
thấy
có
sự
hiện
diện
của
các
bệnh
nguy
hiểm,
đặc
biệt
là
bệnh
vi
bào
tử
trùng
(EHP).
Mối
lo
dịch
bệnh
Ngày
5/5,
ông
Hồ
Quốc
Lực,
Chủ
tịch
HĐQT
Công
ty
CP
Thực
phẩm
Sao
Ta
thông
tin
cho
phóng
viên
Tạp
chí
Thủy
sản
Việt
Nam
về
sự
xuất
hiện
của
bệnh
EHP
(còi
–
vi
bào
tử
trùng)
tại
một
số
vùng
nuôi
trong
tỉnh
Sóc
Trăng.
Liên
hệ
thêm
với
ông
Đào
Văn
Bảy,
Phó
Chi
cục
trưởng
Chi
cục
Chăn
nuôi
và
Thú
y
Sóc
Trăng,
ông
Bảy
khẳng
định:
“Qua
giám
sát
tại
vùng
nuôi
tôm
trên
địa
bàn
tỉnh
cho
thấy,
tình
hình
dịch
bệnh
trên
tôm
nuôi
có
sự
xuất
hiện
của
bệnh
đốm
trắng,
hoại
tử
gan
tụy
cấp
và
vi
bào
tử
trùng;
các
bệnh
truyền
nhiễm
lưu
hành
khá
cao
trên
mẫu
giám
sát
đã
gây
thiệt
hại
cho
tôm
nuôi.
Cá
biệt
có
đến
10
mẫu
dương
tính
kép
với
2
loại
bệnh
và
4
mẫu
dương
tính
cùng
lúc
với
3
loại
bệnh,
tại
3
vùng
nuôi
trọng
điểm
là
thị
xã
Vĩnh
Châu,
huyện
Trần
Đề
và
huyện
Cù
Lao
Dung”.
Liên
quan
đến
tình
hình
dịch
EHP,
anh
Thái
Sứ
Cơ,
hộ
nuôi
tôm
ở
huyện
Hòa
Bình,
tỉnh
Bạc
Liêu
cho
hay,
mấy
năm
gần
đây,
người
nuôi
tôm
lo
sợ
nhất
là
bệnh
EHP
vì
con
tôm
bị
bệnh
không
chết
nhưng
ăn
hoài
mà
không
lớn.
Anh
Cơ
cho
biết:
“Từ
khi
bệnh
EMS,
đốm
trắng
lắng
xuống
thì
bệnh
EHP
bắt
đầu
xuất
hiện
và
gây
hại
tôm
nuôi.
Năm
nay
cũng
không
ngoại
lệ
khi
hiện
tại
theo
tôi
biết
thì
số
diện
tích
bị
bệnh
này
xung
quanh
khu
vực
nuôi
tôm
của
tôi
là
khá
nhiều.
Bệnh
này
giống
như
đại
dịch
vậy
đó,
mỗi
khi
xuất
hiện
ở
1
ao
nào
đó
là
gần
như
không
lâu
sau,
các
ao
khu
vực
lân
cận
đều
bị
nhiễm
bệnh.
Vùng
này
bây
giờ
người
nuôi
tôm
lo
sợ
nhất
là
bệnh
EHP
chứ
không
phải
EMS
như
trước
nữa”.
Sau
một
thời
gian
ngắn,
nhiều
ao
nuôi
tôm
ở
Quảng
Nam
bất
ngờ
xuất
hiện
hiện
tượng
chết
hàng
loạt.
Ảnh:
L.K
Không
chỉ
có
Sóc
Trăng,
Bạc
Liêu,
qua
tìm
hiểu
tại
một
số
tỉnh
nuôi
tôm
trong
khu
vực
các
tỉnh
ĐBSCL
hiện
cũng
đã
xuất
hiện
bệnh
EHP
và
một
số
bệnh
nguy
hiểm
khác
trên
tôm.
Theo
phiếu
trả
kết
quả
kiểm
nghiệm
của
Trung
tâm
phân
tích
–
kiểm
nghiệm
TVU,
Trường
Đại
học
Trà
Vinh
cho
một
khách
hàng
ở
thị
xã
Duyên
Hải,
thì
cả
10
mẫu
gửi
đến
đều
cho
kết
quả
dương
tính
với
EHP;
3
mẫu
của
khách
hàng
ở
xã
Mỹ
Long
Nam,
huyện
Cầu
Ngang
cũng
đều
dương
tính
với
EHP
và
18/22
mẫu
của
khách
hàng
khác
ở
thị
xã
Duyên
Hải
dương
tính
EHP.
Theo
những
nông
dân
nuôi
tôm
ở
thị
xã
Duyên
Hải,
từ
đầu
tháng
5
đến
nay
có
khá
nhiều
ao
tôm
chậm
lớn,
khi
lấy
mẫu
xét
nghiệm
hầu
hết
đều
cho
kết
quả
đã
bị
bệnh
EHP,
kể
cả
những
ao
nuôi
lót
bạt
đáy
hay
ao
tròn
nổi.
Đây
là
kết
quả
rất
đáng
quan
ngại
vì
chỉ
khoảng
1
tháng
nữa
là
toàn
vùng
ĐBSCL
bước
vào
thu
hoạch
rộ
tôm
chính
vụ
và
cùng
với
đó
là
số
diện
tích
thả
nuôi
sớm
đã
thu
hoạch
xong
đang
thả
lại
vụ
2
chỉ
mới
từ
15
–
50
ngày.
Tại
trang
trại
nuôi
tôm
của
Công
ty
CP
Thủy
sản
sạch
Việt
Nam,
hiện
lứa
tôm
thả
nuôi
đợt
1
của
vụ
2
trong
năm
đã
được
hơn
40
ngày
tuổi,
nhưng
theo
Tổng
Giám
đốc
Võ
Văn
Phục,
ông
cũng
không
dám
đặt
nhiều
kỳ
vọng
vào
vụ
nuôi
này
vì
thời
tiết
bất
thường
và
dịch
bệnh
tấn
công
sớm
hơn
mọi
năm
gần
45
ngày.
Ông
Phục
chia
sẻ:
“Năm
nay,
ngay
cả
vụ
1
cũng
đã
thấy
khó
nuôi,
vì
ngoài
vấn
đề
chênh
lệch
nhiệt
độ
ngày/đêm
lớn
còn
có
mưa
trái
mùa
lớn
liên
tục
khoảng
hơn
1
tuần
trong
tháng
3,
khiến
độ
mặn
tại
các
nguồn
nước
cấp
hầu
hết
đều
giảm
mạnh.
Đặc
biệt,
khi
mùa
mưa
bắt
đầu,
bệnh
EHP
rất
dễ
xuất
hiện,
gây
bệnh
cho
tôm
nuôi
và
thực
tế
cũng
đang
chứng
minh
cho
quy
luật
này”.
Chủ
động
phòng,
chống
EHP
là
bệnh
ký
sinh
trùng
nội
bào,
đến
nay
chưa
có
thuốc
điều
trị,
nên
việc
sử
dụng
kháng
sinh
để
phòng
chống
bệnh
là
không
hiệu
quả.
Do
đó,
khi
phát
hiện
tôm
chết
bất
thường
hoặc
có
biểu
hiện
chậm
lớn
khoảng
25
ngày
sau
thả
nuôi,
người
nuôi
nên
khai
báo
với
thú
y
cơ
sở,
cơ
quan
thú
y
của
địa
phương
để
được
kiểm
tra
xác
định
nguyên
nhân
và
hướng
dẫn
thực
hiện
các
biện
pháp
xử
lý
theo
quy
định.
Để
phòng
bệnh
EHP,
theo
ông
Bảy,
người
nuôi
cần
áp
dụng
các
biện
pháp
an
toàn
sinh
học
để
quản
lý
ao
tôm,
như:
hạn
chế
cho
người
lạ
vào
khu
vực
nuôi,
thực
hiện
khử
trùng
dụng
cụ
ngay
sau
khi
sử
dụng;
nguồn
nước
nuôi
(thay
mới
hoặc
bổ
sung
vào
ao
nuôi)
phải
được
khử
trùng;
bờ
ao
phải
được
quây
lưới
chắn
giáp
xác
và
có
biện
pháp
xua
đuổi
chim
cò
tự
nhiên;
cơ
sở
nuôi
tuyệt
đối
không
thực
hiện
san
thưa
tôm
từ
ao
bệnh
sang
ao
khác
trong
toàn
bộ
quá
trình
nuôi
để
tránh
lây
nhiễm
bệnh
từ
ao
này
sang
ao
khác.
Thị
trường
xuất
khẩu
tôm
đang
rất
thuận
lợi,
nhưng
theo
các
doanh
nghiệp,
nếu
không
đủ
nguyên
liệu
cho
chế
biến
thì
mọi
nỗ
lực
của
doanh
nghiệp
cũng
đành
bỏ
phí.
Vì
vậy,
trước
thông
tin
dịch
bệnh
hiện
nay,
các
doanh
nghiệp
ngành
tôm
có
đôi
chút
lo
lắng,
bởi
nếu
không
có
giải
pháp
phòng,
trị
bệnh
kịp
thời,
hiệu
quả
sẽ
dẫn
đến
thiếu
nguyên
liệu,
kể
cả
ngay
trong
thời
điểm
mùa
tôm
năm
2022
vào
thu
hoạch
chính
vụ.
Mùa
mưa
đã
đến.
Độ
mặn
tại
các
vùng
nuôi
sẽ
tiếp
tục
giảm,
cùng
với
đó
là
nguy
cơ
bùng
phát
dịch
bệnh
trên
diện
rộng
là
rất
cao,
nếu
ngay
từ
lúc
này
các
địa
phương
không
có
giải
pháp
kịp
thời
và
hiệu
quả.