Sáng
6/2
tại
Cà
Mau,
đã
diễn
ra
Hội
nghị
Phát
triển
ngành
tôm
Việt
Nam.
Hội
nghị
có
sự
tham
dự
của
hơn
500
đại
biểu
là
đại
diện
các
Sở
NN&PTNT,
doanh
nghiệp
và
người
nuôi
tôm
vùng
ĐBSCL;
Thủ
tướng
Chính
phủ
Nguyễn
Xuân
Phúc,
Phó
Thủ
tướng
Trịnh
Đình
Dũng,
Bí
thư
Tỉnh
ủy
Cà
Mau,
Bộ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
chủ
trì.
Mục
tiêu
là
nghe
chia
sẻ
và
kiến
nghị
của
doanh
nghiệp,
người
nuôi,
nhà
quản
lý
để
ngành
tôm
phát
triển
bền
vững,
hiệu
quả.
Báo
cáo
tại
Hội
nghị,
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Vũ
Văn
Tám
cho
biết,
tôm
nước
lợ
là
ngành
hàng
có
nhiều
dư
địa
và
tiềm
năng
để
phát
triển;
tuy
nhiên,
thực
tế
sản
xuất
của
người
dân
và
doanh
nghiệp
cũng
còn
nhiều
bất
cập,
như
tôm
giống
giá
thành
sản
xuất
cao,
việc
phân
phối
và
sử
dụng
thuốc,
hóa
chất
còn
tùy
tiện;
mặt
khác,
nuôi
tôm
hiện
còn
rất
manh
mún,
quy
hoạch
chưa
đồng
bộ.
Để
phát
huy
những
lợi
thế
và
khắc
phục
khó
khăn,
Bộ
NN&PTNT
đã
đặt
mục
tiêu
phát
triển
tôm
thành
ngành
hàng
sản
xuất
công
nghiệp
thích
ứng
biến
đổi
khí
hậu
theo
2
hướng:
phát
triển
tôm
công
nghiệp
công
nghệ
cao,
thân
thiện
với
môi
trường,
hình
thành
trung
tâm
công
nghiệp
tôm
tại
Bạc
Liêu,
Sóc
Trăng
và
một
số
địa
phương
khác;
đồng
thời,
phát
triển
tôm
sinh
thái
bền
vững
tại
những
địa
phương
có
điều
kiện
phù
hợp.
Về
phía
các
địa
phương
trọng
điểm
nuôi
tôm
cho
biết,
con
tôm
đã
mang
lại
nhiều
giá
trị
cho
người
dân,
xuất
hiện
nhiều
mô
hình
hay
và
hiệu
quả;
nhưng
để
phát
triển
ở
quy
mô
công
nghiệp,
thành
ngành
kinh
tế
nông
nghiệp
trọng
yếu
thì
cần
giải
quyết
bài
toán
về
chất
lượng
con
giống,
quy
hoạch
quản
lý
vật
tư
đầu
vào,
giảm
giá
thành
sản
xuất.
Như
chia
sẻ
của
một
số
doanh
nghiệp
thì,
giá
thành
sản
xuất
tôm
của
Việt
Nam
còn
cao
hơn
các
nước
0,5
-
1
USD/kg;
cùng
đó
vấn
đề
lạm
dụng
thuốc,
hóa
chất
hay
bơm
chích
tạp
chất
vào
tôm
nguyên
liệu
đã
ảnh
hưởng
lớn
đến
chất
lượng
cũng
như
thương
hiệu
của
con
tôm
Việt
Nam
trên
thị
trường
thế
giới.
Một
quan
điểm
trong
nuôi
tôm
được
đưa
ra
tại
Hội
nghị
đã
thu
hút
sự
quan
tâm
của
các
đại
biểu,
đó
là
công
tác
xã
hội
hóa
trong
nuôi
tôm.
Ông
Lê
văn
Quang,
Chủ
tịch
Tập
đoàn
Minh
Phú
cho
biết,
lời
giải
của
ngành
tôm
Việt
Nam
hiện
nay
chính
là
nuôi
tôm
hữu
cơ
bằng
việc
chuẩn
hóa
các
quy
trình
nuôi
đến
các
hộ
nuôi
tôm
sinh
thái
(tôm
-
rừng,
tôm
-
lúa…)
đáp
ứng
được
các
tiêu
chuẩn
của
quốc
tế
để
xuất
khẩu.
Phát
biểu
tại
Hội
nghị,
Thủ
tướng
Nguyễn
Xuân
Phúc
nhấn
mạnh,
ngành
tôm
Việt
Nam
có
nhiều
lợi
thế
để
phát
triển
bằng
việc
phân
tích
các
yếu
tố
như
thị
trường,
đầu
tư,
công
nghệ
và
sản
lượng
mà
ngành
này
đã
mang
về
cho
lĩnh
vực
nông
nghiệp
thời
gian
qua.
Chính
vì
vậy,
mục
tiêu
đạt
10
tỷ
USD
kim
ngạch
xuất
khẩu
của
tôm
đến
năm
2030
mà
Bộ
NN&PTNT
đề
ra
là
khá
khiêm
tốn;
theo
đó,
Thủ
tướng
yêu
cầu
các
bộ,
ngành,
địa
phương,
doanh
nghiệp
và
người
nuôi
cùng
nỗ
lực,
hỗ
trợ
nhau
để
phát
huy
tiềm
năng,
lợi
thế
của
con
tôm.
Cùng
đó,
Thủ
tướng
đã
đưa
ra
tầm
nhìn,
quan
điểm
và
chiến
lược
cho
phát
triển
ngành
tôm
Việt
Nam,
phấn
đấu
trở
thành
công
xưởng
chế
tạo
tôm
của
thế
giới.
Chìa
khóa
của
vấn
đề
này
chính
là
khoa
học
công
nghệ
điện
toán
đám
mây,
thực
hiện
quy
hoạch
phù
hợp;
chủ
động
về
con
giống,
thức
ăn,
nguyên
liệu
đầu
vào
để
giảm
giá
thành
sản
xuất,
giảm
chi
phí
trung
gian,
tăng
lợi
nhuận
cho
người
nuôi.
Mặt
khác,
cũng
đưa
ra
những
phân
tích
về
lợi
thế
của
từng
loại
tôm
chính
(tôm
sú,
tôm
thẻ
chân
trắng,
tôm
càng
xanh);
xây
dựng
thương
hiệu
cho
sản
phẩm
tôm;
đa
dạng
hóa
thị
trường.
Bộ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Nguyễn
Xuân
Cường
nhận
định:
Ngành
nông
nghiệp
nói
chung,
trong
đó
có
thủy
sản
đang
chịu
tác
động
rất
lớn
từ
biến
đổi
khí
hậu.
Vì
vậy,
cần
lựa
chọn
mặt
hàng
có
lợi
thế
và
thích
ứng
với
tình
hình
hiện
nay;
trong
đó,
con
tôm
là
đối
tượng
được
xác
định
hàng
đầu.
Bộ
sẽ
tổng
hợp
những
kiến
nghị
của
các
đơn
vị,
địa
phương,
doanh
nghiệp,
hiệp
hội
và
người
nuôi
tại
Hội
nghị
lần
này
để
trình
Chính
phủ
nhằm
tháo
gỡ
vướng
mắc,
gia
tăng
thu
nhập
cho
người
sản
xuất.
Thủy
sản
Việt
Nam