Sau
2
tháng
sụt
giảm,
đến
tháng
8,
xuất
khẩu
thủy
sản
nói
chung
và
con
tôm
nói
riêng
đã
có
sự
tăng
trưởng
trở
lại.
Tuy
nhiên,
theo
nhận
định
của
các
doanh
nghiệp,
điều
này
cũng
chỉ
mang
tính
chất
hiện
tượng
nhiều
hơn
là
dấu
hiệu
lạc
quan
thật
sự.
Sản
lượng
thấp,
giá
cao
Do
đang
là
cuối
vụ,
lượng
tôm
thu
hoạch
không
còn
nhiều,
trong
khi
các
nhà
máy
đều
bước
vào
cao
điểm
chế
biến
để
hoàn
tất
các
đơn
hàng
đã
ký
kết
nên
giá
TTCT
nguyên
liệu
hầu
hết
các
kích
cỡ
đều
tăng,
đặc
biệt
là
TTCT
cỡ
lớn
(20
–
30
con/kg).
Theo
cập
nhật
của
phóng
viên
Tạp
chí
Thủy
sản
Việt
Nam,
từ
đầu
tuần
thứ
2
của
tháng
9
đến
nay,
giá
TTCT
cỡ
lớn
tại
khu
vực
ĐBSCL
mỗi
tuần
đều
tăng
bình
quân
2.000
–
5.000
đồng/kg.
Hiện
tại,
giá
TTCT
loại
20
con/kg
ở
mức
265.000
–
270.000
đồng/kg,
loại
30
con/kg
giá
165.000
–
175.000
đồng/kg,
loại
50
con/kg
giá
134.000
–
140.000
đồng/kg…
Theo
dự
báo
của
của
các
doanh
nghiệp,
trong
các
tháng
còn
lại
của
năm
2022,
giá
TTCT
nhiều
khả
năng
sẽ
tăng
thêm
đôi
chút,
dù
các
hợp
đồng
xuất
khẩu
mới,
gần
như
rất
ít
được
doanh
nghiệp
ký
kết
thêm.
Ông
Hồ
Quốc
Lực,
Chủ
tịch
HĐQT
Công
ty
CP
Thực
phẩm
Sao
Ta
cho
biết:
“Tôm
của
Ecuador,
Ấn
Độ
hiện
rất
rẻ
nhưng
trình
độ
chế
biến
trung
bình,
còn
tôm
Việt
Nam
dù
giá
cao
nhưng
nhờ
các
doanh
nghiệp
chủ
yếu
tập
trung
sản
phẩm
chế
biến
sâu,
nên
sản
lượng
và
giá
tiêu
thụ
vẫn
tốt”.
Lũy
kế
8
tháng
đầu
năm
nay,
xuất
khẩu
tôm
đạt
hơn
3
tỷ
USD,
tăng
24%.
Ảnh:
Phan
Thanh
Khó
có
sự
tăng
trưởng
dịp
cuối
năm
Năm
nay,
thời
tiết
thất
thường
làm
cho
sản
lượng
tôm
vào
cuối
vụ
rất
ít
so
cùng
kỳ
mọi
năm
(chỉ
bằng
60
–
70%).
Tuy
nhiên,
do
sức
mua
thị
trường
rất
yếu,
nên
dù
nguồn
tôm
nguyên
liệu
về
các
nhà
máy
trong
tháng
9
giảm
30
–
40%
so
tháng
8
nhưng
hầu
như
chưa
có
thông
tin
nhà
máy
nào
than
thiếu
nguyên
liệu.
Hiện
những
nhà
máy
nào
còn
phải
trả
nợ
hợp
đồng
buộc
phải
đẩy
giá
lên
cao
mới
mua
được
tôm
nguyên
liệu,
nhưng
làm
như
vậy
sẽ
không
có
lời,
thậm
chí
sẽ
bị
lỗ.
Nhận
định
về
thị
trường
xuất
khẩu
từ
nay
đến
cuối
năm,
ông
Võ
Văn
Phục,
Tổng
Giám
đốc
Công
ty
CP
Thủy
sản
sạch
Việt
Nam,
cho
biết:
“Từ
nay
đến
cuối
năm
sẽ
rất
căng,
doanh
nghiệp
có
rất
ít
hợp
đồng.
Thậm
chí
một
số
hợp
đồng
đã
ký
trước
đó,
khách
hàng
chưa
cho
giao
hàng
vì
sức
tiêu
thụ
đang
rất
chậm,
họ
còn
sản
phẩm
tồn
kho.
Một
số
nước
có
ảnh
hưởng
lớn
về
tỷ
giá
còn
đề
nghị
hủy
hợp
đồng,
kể
cả
khách
hàng
một
số
nước
uy
tín
từ
trước
đến
nay
cũng
có
trường
hợp
này”.
Cũng
do
các
doanh
nghiệp
tập
trung
nhiều
vào
sản
phẩm
chế
biến
sâu
nên
công
suất
chế
biến
chậm
lại,
nhu
cầu
nguyên
liệu
không
ồ
ạt.
Do
đó,
dù
đã
cuối
vụ,
lượng
tôm
nguyên
liệu
không
còn
nhiều,
cũng
không
xảy
ra
tình
trạng
khan
hiếm
nguyên
liệu
như
những
năm
trước.
Hơn
nữa,
theo
các
doanh
nghiệp,
nếu
làm
nhiều
trong
thời
điểm
hiện
nay
cũng
không
biết
bán
cho
ai,
vì
sức
tiêu
thụ
đang
chậm
lại.
Riêng
xuất
khẩu
tôm
tháng
8
tăng
trưởng
trở
lại
so
với
2
tháng
trước,
theo
ông
Lực
chưa
thể
xem
là
một
dự
báo
lạc
quan
mà
chỉ
là
một
hiện
tượng
trong
tiến
trình,
mà
nguyên
nhân
có
thể
là
do
có
nhiều
hợp
đồng
giao
tập
trung
trong
tháng
8
mà
thôi.
Những
tháng
còn
lại
của
năm,
khả
năng
xuất
khẩu
tôm
cũng
không
thể
tăng
trưởng
như
những
tháng
đầu
năm
mà
chỉ
giữ
như
nhịp
độ
cùng
kỳ.
Ông
Lực
lý
giải:
“Do
tình
hình
lạm
phát
tại
các
thị
trường
tiêu
thụ
lớn
có
xu
hướng
ngày
càng
xấu,
khiến
người
tiêu
dùng
bị
giảm
thu
nhập,
buộc
họ
phải
dè
xẻn
hơn
trong
chi
tiêu.
Còn
trong
nước,
tình
hình
nuôi
tôm
vụ
nghịch
này
không
bằng
năm
ngoái,
tôm
nguyên
liệu
không
nhiều,
nên
theo
tôi,
xuất
khẩu
cả
năm
khả
năng
chỉ
tăng
trưởng
xoay
quanh
10%
so
với
năm
rồi”.
Nhận
định
về
triển
vọng
ngành
tôm
trong
năm
tới,
theo
ông
Lực
là
rất
khó,
bởi
nó
phụ
thuộc
rất
lớn
vào
nhiều
yếu
tố,
như:
xung
đột
Nga
–
Ukraine
kết
thúc
sớm
hay
muộn,
lạm
phát
có
được
đẩy
lùi,
kinh
tế
thế
giới
có
được
ổn
định…
Đó
là
bên
ngoài,
còn
trong
nước,
nhất
là
tình
hình
vụ
nuôi
mới
năm
2023
phải
đợi
kết
quả
dự
báo
thời
tiết
tốt
xấu
thế
nào
trong
những
tháng
cuối
năm
nay
và
đầu
năm
sau
mới
có
thể
biết
được.
Ông
Lực
chia
sẻ:
“Ví
dụ
như
nếu
thời
tiết
cuối
năm
không
lạnh,
độ
mặn
về
sớm
hơn…
sẽ
có
thả
nuôi
sớm
vì
với
giá
tôm
rất
tốt
như
hiện
nay
sẽ
là
động
lực
cho
người
nuôi
tiếp
tục
thả
nuôi
vụ
mới
sớm
hơn
một
khi
thời
tiết,
môi
trường
thuận
lợi”.
Còn
theo
ông
Phục,
tuy
còn
nhiều
khó
khăn
lẫn
áp
lực
từ
bên
ngoài
lẫn
bên
trong,
nhưng
doanh
nghiệp
tôm
Việt
Nam
cũng
có
lợi
thế
khác
là
sản
xuất
nhiều
mặt
hàng
giá
trị
gia
tăng,
bán
được
mức
giá
cao
mà
một
số
nước
chưa
làm
được,
nên
có
điều
kiện
chia
sẻ
giá
mua
với
người
nuôi.
Tuy
nhiên,
hiện
những
mặt
hàng
nào,
các
nước
làm
được
thì
chúng
ta
rất
khó
cạnh
tranh,
do
chi
phí,
giá
thành
sản
xuất
của
Việt
Nam
còn
cao.
Vì
vậy,
để
giữ
vững
ưu
thế
cạnh
tranh
cho
ngành
tôm,
Chính
phủ,
Bộ,
ngành
cần
có
các
cơ
chế
chính
sách
hỗ
trợ
người
nuôi,
doanh
nghiệp
áp
dụng
khoa
học
công
nghệ
tiên
tiến,
để
nâng
công
suất,
giảm
giá
thành
mới
giải
quyết
được
vấn
đề
này
trong
tương
lai.
>>
Theo
VASEP,
tháng
8/2022,
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
đạt
hơn
398
triệu
USD,
tăng
41%
so
cùng
kỳ
năm
2021.
Lũy
kế
8
tháng
đầu
năm
nay,
xuất
khẩu
tôm
đạt
hơn
3
tỷ
USD,
tăng
24%.
Trong
top
10
thị
trường
nhập
khẩu
tôm
chính
của
Việt
Nam,
ngoài
Mỹ
và
Anh,
xuất
khẩu
sang
các
thị
trường
còn
lại
đều
tăng
trưởng
dương.