06:09 EST Thứ hai, 02/12/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 345

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1593

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4051136

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Ngành tôm phải lột xác thực sự thì mới tránh được "giải cứu"

Thứ ba - 11/07/2017 04:26
Nhiều chuyên gia cho rằng, những tồn tại trên nếu không khẩn trương khắc phục chắc chắn sẽ đe dọa mục tiêu đặt ra cho XK tôm của năm 2017.Nếu tiếp tục duy trì cách sản xuất như hiện nay, con tôm dễ lâm vào tình cảnh phải "giải cứu".




 
Ngành tôm XK có nguy cơ “bỏ trống” thị trường 800 triệu USD. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh phục vụ XK, do Bộ NN&PTNT tổ chức vừa qua tại TP Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý, hiện đã có 6 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam là Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Arab Saudi, Mexico và Brazil đã có thông báo yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải đạt chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) hoặc được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận là sạch bệnh mới được phép XK. Các thị trường này hiện đang chiếm 25% tổng kim ngạch XK của toàn ngành tôm, với giá trị khoảng 800 triệu USD. Do vậy, nếu không thực hiện tốt vấn đề này thì sẽ rất khó XK sang các thị trường nói trên.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe, cho biết, các doanh nghiệp chế biến XK tôm đang rất lo lắng về các quy định liên quan đến chứng nhận an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu. Đây là một rào cản rất khó thực hiện trong thời gian ngắn. Với tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay, nếu không có giải pháp đồng bộ mang tính quốc gia thì trong thời gian tới sẽ rất khó cho doanh nghiệp XK.

Để tháo gỡ những vướng mắc này, Bộ NN&PTNT triển khai Kế hoạch quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra góp phần phục vụ XK, giai đoạn 2017-2020. Theo đó, sẽ lựa chọn doanh nghiệp có chuỗi hoặc liên kết theo chuỗi sản xuất có XK sang các thị trường nói trên để tham gia chương trình giám sát.

Mặc dù chương trình có tính chất khá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm tôm XK, tuy nhiên cho đến thời điểm này mới một vài doanh nghiệp tham gia vào chương trình giám sát dịch bệnh này. Ngay cả hội nghị triển khai được tổ chức ngày hôm nay, phía ban tổ chức đã mời hơn 20 doanh nghiệp tham gia, nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp đến dự. Trước đó, Cục Thú y cũng đã có văn bản gửi VASEP đề nghị lập danh sách doanh nghiệp XK thủy sản sang 6 thị trường nói trên, thế nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.

Bàn về khó khăn của ngành tôm, nhiều doanh nghiệp XK cho rằng, thách thức của ngành tôm hiện nay không nằm ở khâu chế biến (bởi thời gian qua, các nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, tay nghề của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân… không ngừng nâng lên; vì thế trình độ chế biến tôm của Việt Nam ở mức cao của thế giới) mà chính là ở khâu nuôi trồng.

Cụ thể, mấy năm qua dịch bệnh bùng phát làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Để đề phòng bệnh thì nhiều hộ nuôi đã sử dụng kháng sinh nên chi phí giá thành tôm nguyên liệu tăng và khiến con tôm bị nhiễm kháng sinh.

Với Hàn Quốc, thị trường liên tục tăng trưởng 10 năm qua, đạt kim ngạch 300 triệu USD/năm nhưng đến ngày 1-4-2018 sẽ áp dụng quy định mới về chứng nhận sạch bệnh thì nguy cơ mất thị trường này là rất cao. Với thị trường Australia, XK tôm đạt 80 triệu USD/năm nhưng những tháng đầu năm sụt giảm đến 50% do hàng rào kỹ thuật.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Úc, cho biết tỉ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam rất thấp, chỉ 25%-30%, do các hộ nuôi có trình độ thấp. Tôm Việt Nam trước giờ cạnh tranh được là nhờ giá thấp nhưng những quy định mới dù giá thấp cũng không bán được nên buộc phải thay đổi.

Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng Thú y thủy sản - Cục Thú y, cho biết đã khởi động việc ứng phó với các quy định mới của nước ngoài từ năm 2014 nhưng không được DN hưởng ứng. Hiện tại, chỉ mới có Công ty Việt Úc và Công ty Huy Long An tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Trong đó, Công ty Việt Úc đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí để được ngành thú y công nhận.

Theo quy trình, phía nhập khẩu phải đến tái kiểm tra và mất nhiều thời gian cho các thủ tục để được thế giới công nhận an toàn dịch bệnh. Theo ông Long, người nuôi cũng như DN chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Do đó, nếu tiếp tục duy trì cách sản xuất như hiện nay, con tôm dễ lâm vào tình cảnh phải "giải cứu". Trung Quốc không phải là thị trường dễ tính đối với tôm nhập khẩu chính ngạch. Do đó, nếu ngành tôm trông chờ vào xuất tiểu ngạch thì nên nhìn vào bài học của con heo vừa qua.

 






Báo Công An Nhân Dân









 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập