Ngành
tôm
Việt
Nam
phát
triển
muộn
hơn
nhiều
nước,
nhưng
nhờ
sách
lược
đúng
đắn
của
Nhà
nước,
ngành
tôm
đang
từng
bước
phát
triển
theo
hướng
sản
xuất
hiện
đại
và
bền
vững.
Tuy
vậy,
giá
trị
kinh
tế
mà
con
tôm
đem
lại
cho
người
nông
dân
vẫn
còn
ở
mức
khiêm
tốn.
Từ
cuộc
cách
mạng
ngành
tôm
thời
chiến
tranh
Những
năm
đầu
thế
kỷ
20,
khi
các
cuộc
chiến
tranh
thế
giới
liên
tục
nổ
ra
và
nhu
cầu
lương
thực,
thực
phẩm
của
con
người
trở
nên
cấp
thiết,
các
vùng
biển
và
đại
dương
bị
chiến
tranh
ảnh
hưởng,
con
người
bắt
đầu
quan
tâm
đến
việc
nuôi
trồng
thủy
sản.
Những
năm
1940,
tôm
he
Nhật
Bản
đã
được
người
Nhật
nghiên
cứu
nuôi
trồng,
tuy
vậy
vấn
đề
thức
ăn
cho
tôm
chưa
được
giải
quyết.
Những
năm
1960,
khi
các
nhà
khoa
học
Mỹ
tập
trung
đầu
tư
nghiên
cứu
lĩnh
vực
tôm
thì
thức
ăn
cho
tôm
bắt
đầu
được
giải
quyết
tốt
hơn
và
từ
đó
tôm
nuôi
được
chú
ý
ở
khu
vực
Đông
Nam
Á,
trong
đó
có
Đài
Loan,
Thái
Lan.
Phong
trào
nuôi
tôm
thực
sự
phát
triển
vào
những
năm
1990,
khi
nhiều
quốc
gia
cùng
tham
gia
nghiên
cứu
và
phát
triển
các
công
ty
giống.
Thị
trường
thế
giới
cũng
dần
mở
rộng
sau
thời
kỳ
chiến
tranh
lạnh.
Ngành
nuôi
tôm
Việt
Nam
phát
triển
rất
sớm.
Theo
tư
liệu
thì
ngay
từ
năm
1971,
các
nhà
khoa
học
ở
miền
Bắc
đã
nghiên
cứu
cho
đẻ
tôm
he
và
tôm
đất
và
sau
đó
có
sự
hợp
tác
nghiên
cứu
với
các
nhà
khoa
học
Nhật
Bản.
Tại
miền
Nam,
năm
1983,
Trường
Đại
học
Thủy
sản
Nha
Trang
cũng
đã
cho
đẻ
thành
công
với
tôm
P.merguiensis
và
sau
đó
là
P.monodon.
Năm
1984,
Viện
Hải
dương
học
cũng
cho
đẻ
thành
công
với
tôm
P.merguiensis
và
P.monodon.
Con
tôm
lớn
lên
cùng
Đổi
mới
Ngành
thủy
sản
được
chính
phủ
Việt
Nam
xem
là
ngành
đột
phá
trong
phát
triển
kinh
tế.
Đổi
mới
đã
đưa
đất
nước
phát
triển
theo
hướng
xóa
bỏ
bao
cấp,
đưa
sản
xuất
hàng
hóa
thành
ưu
tiên
hàng
đầu.
Ngành
tôm
được
đầu
tư
nghiên
cứu
và
đạt
được
nhiều
kết
quả
khả
quan.
Theo
số
liệu,
đến
đầu
năm
1986
Việt
Nam
đã
sản
xuất
được
3,3
triệu
tôm
he
giống
và
đã
xây
dựng
các
trại
có
quy
mô
lớn
như
Quý
Kim
-
Bãi
Cháy,
Quy
Nhơn,
Vũng
Tàu.
Năm
1986,
cả
nước
có
khoảng
28
trại
sản
xuất
20
triệu
tôm
post/năm
đến
năm
1989
có
khoảng
49
trại
sản
xuất
200
triệu
tôm
post/năm.
Năm
1991,
120
trại
sản
xuất
khoảng
300
triệu
tôm
post/năm.
Đến
năm
1994
cả
nước
có
khoảng
680
trại
sản
xuất
được
khoảng
2
tỷ
tôm
post/năm.
Khánh
Hòa
chính
là
tỉnh
có
ngành
tôm
phát
triển
nhất
trong
thời
Đổi
mới
với
461
trại
tôm
giống
năm
1994
và
năm
1995
đã
có
tới
600
trại
tôm,
chiếm
phần
lớn
số
trại
tôm
cả
nước
và
sản
xuất
ra
1,4
tỷ
con
tôm
giống.
Ngành
tôm
những
năm
đầu
chủ
yếu
là
nuôi
quảng
canh,
tôm
giống
có
nguồn
gốc
tự
nhiên;
đầu
tư
cho
nuôi
tôm
chưa
nhiều
và
không
đòi
hỏi
nhiều
vốn
liếng.
Tuy
vậy,
Chính
phủ
đã
hình
thành
Chiến
lược
phát
triển
thủy
sản
giai
đoạn
1985
-
2000
và
1990
-
2005,
thể
hiện
tầm
nhìn
xa
và
việc
quy
hoạch
bước
đầu,
hình
thành
nên
các
vùng
nuôi
trồng
và
xuất
khẩu
còn
có
giá
trị
đến
ngày
nay.
Đẩy
mạnh
xuất
khẩu
những
năm
2000
Ngành
thủy
sản
nói
chung,
ngành
tôm
nói
riêng,
trước
kia
chủ
yếu
phục
vụ
nội
địa;
tỷ
lệ
khai
thác
thấp,
tuy
vậy
tình
hình
thay
đổi
dần
trong
những
năm
1990.
Nếu
năm
1991,
tỷ
lệ
tăng
trưởng
khai
thác
trong
ngành
thủy
sản
chiếm
17,9%
và
nuôi
trồng
tăng
trưởng
chỉ
6,8%;
thì
năm
2001,
tỷ
lệ
khai
thác
tăng
trưởng
chỉ
còn
3,5%,
trong
khi
tỷ
lệ
nuôi
trồng
tăng
41,9%,
trong
đó
ngành
tôm
chiếm
vị
trí
chủ
lực.
Quá
trình
Đổi
mới
đã
làm
gia
tăng
xuất
khẩu
mạnh
mẽ,
điều
đó
giúp
tăng
trưởng
ngành
nuôi
trồng.
Năm
1988
xuất
khẩu
90
triệu
USD,
năm
2000
đạt
hơn
1
tỷ
USD,
mức
tăng
trưởng
bình
quân
20%
mỗi
năm.
Thủy
sản
xuất
khẩu
vào
45
quốc
gia
và
vùng
lãnh
thổ.
Năm
1998,
một
cột
mốc
mới
đã
hình
thành
khi
giá
trị
xuất
khẩu
sản
phẩm
nuôi
trồng
ngành
thủy
sản
đã
vượt
qua
giá
trị
của
ngành
khai
thác
thủy
sản.
Thương
hiệu
tôm
Việt
ngày
càng
được
khẳng
định
-
Ảnh:
Huỳnh
Lâm
Ngành
xuất
khẩu
thủy
sản
phát
triển,
những
năm
1990
-
2000
thị
trường
chủ
yếu
vẫn
là
Nhật
Bản.
Tuy
nhiên,
vào
những
năm
2000,
thị
trường
xuất
khẩu
tôm
ngày
càng
mở
rộng
và
kéo
theo
diện
tích
nuôi
trồng
tăng
nhanh;
trị
giá
xuất
khẩu
trên
2,7
tỷ
USD
năm
2005,
gấp
25,8
lần
năm
1986.
Diện
tích
nuôi
cá
năm
2005
chỉ
tăng
5%
so
năm
2000,
thì
diện
tích
nuôi
tôm
tăng
tới
82,8%.
Tỷ
lệ
diện
tích
nuôi
tôm
đã
tăng
từ
53,2%
năm
2000
lên
64,8%
năm
2005,
ngược
lại
diện
tích
nuôi
cá
đã
giảm
từ
42,9%
xuống
còn
30,2%.
Tổng
giá
trị
xuất
khẩu
tôm
của
Việt
Nam
trong
năm
2011
đạt
gần
2,4
tỷ
USD,
vượt
qua
mốc
2
tỷ
USD.
Trong
đó,
xuất
khẩu
tôm
sú
trên
1,43
tỷ
USD,
chiếm
gần
60%
tổng
giá
trị,
xuất
khẩu
tôm
thẻ
chân
trắng
704
triệu
USD,
chiếm
29,3%
tỷ
trọng,
12%
còn
lại
là
tôm
các
loại
khác.
Cột
mốc
4
tỷ
USD
Năm
2014,
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
hơn
4
tỷ
USD,
một
con
số
hết
sức
ấn
tượng,
nếu
như
chúng
ta
biết
dịch
bệnh
hoành
hành
tôm
đã
diễn
ra
và
gây
khó
từ
những
năm
2000
(Năm
2011,
dịch
bệnh
lây
lan
trên
diện
rộng
tại
các
vùng
nuôi
tôm
khu
vực
ĐBSCL
làm
thiệt
hại
97.691
ha
và
liên
tục
nhiều
năm
sau
đó
vẫn
gay
gắt).
Thành
công
cơ
bản
được
ghi
nhận
đó
là
việc
tăng
trưởng
tôm
thẻ
vốn
có
khả
năng
chống
chịu
dịch
bệnh;
đồng
thời,
việc
kiểm
soát
dịch
cũng
diễn
ra
kịp
thời.
Chính
các
cơ
sở
này
khiến
nhiều
người
lạc
quan
và
cho
rằng
năm
2015
Việt
Nam
có
thể
dễ
dàng
cán
mốc
4
tỷ
USD
xuất
khẩu
tôm.
Song
thực
tế,
năm
2015
xuất
khẩu
tôm
giảm
gần
30%
so
năm
2014,
tạo
ra
một
cú
sốc
thực
sự
cho
những
người
trong
ngành
này
và
chỉ
đạt
hơn
3
tỷ
USD.
Vậy
đâu
là
khó
khăn
ngành
tôm
Việt
Nam
đang
gặp
phải?
Theo
Bộ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Cao
Đức
Phát,
kim
ngạch
xuất
khẩu
thủy
sản
giảm
mạnh
chỉ
do
giảm
giá.
“Trên
thực
tế
thủy
sản
Việt
Nam
đã
giữ
được
sản
lượng
xuất
khẩu
tương
đương
với
năm
2014”,
Bộ
trưởng
Cao
Đức
Phát
nhận
định.
Mặc
dù
sụt
giảm
mạnh
nhưng
rõ
ràng
xuất
khẩu
tôm
tiếp
tục
giữ
ngôi
vị
số
1
với
tỷ
trọng
giá
trị
xuất
khẩu
chiếm
44%
của
ngành
thủy
sản.
Phục
hồi
60
thị
trường
Thống
kê
cho
thấy,
năm
2015,
tôm
Việt
Nam
xuất
khẩu
sang
92
thị
trường,
giảm
so
150
thị
trường
của
năm
2014,
các
cơ
quan
truyền
thông
nhận
định
là
“bị
mất
1/3
thị
trường
tôm
chỉ
trong
một
năm”.
Việc
mất
thị
trường
diễn
ra
do
cả
hai
phía
khách
quan
và
chủ
quan.
Khách
quan
là
nhiều
nước
phát
triển
xuất
khẩu
tôm
giá
rẻ,
điển
hình
là
Ấn
Độ.
Sau
một
thời
gian
đầu
tư,
ngành
tôm
Ấn
Độ
đã
gặt
hái
những
kết
quả
tích
cực
đầu
tiên
với
sản
lượng
lớn
và
giá
thành
rẻ.
Cùng
đó,
việc
các
đồng
ngoại
tệ
mạnh
rớt
giá,
trong
khi,
ngành
tôm
Việt
Nam
lại
phải
chi
ngoại
tệ
nhập
khẩu
rất
nhiều
thức
ăn,
con
giống…
khiến
tôm
Việt
Nam
giảm
sức
cạnh
tranh
ở
một
số
thị
trường
lớn,
điển
hình
là
Mỹ
giá
tôm
sú
giảm
tới
30%.
Năm
2016,
ngành
tôm
Việt
Nam
quyết
tâm
giành
lại
thị
trường
bằng
việc
tiết
giảm
chi
phí,
tăng
tỷ
lệ
nuôi
thành
công,
tăng
chất
lượng
và
đa
dạng
hóa
sản
phẩm.
Xuất
khẩu
thủy
sản
của
Việt
Nam
trong
quý
I/2016
đã
hồi
phục
đạt
1,45
tỷ
USD,
tăng
gần
6,4%
so
cùng
kỳ
năm
ngoái.
Xuất
khẩu
tôm
đạt
619,2
triệu
USD,
tăng
8%.
Xuất
khẩu
vào
Mỹ
tăng
15%,
ASEAN
tăng
18,8%
là
dấu
hiệu
phục
hồi
rất
tích
cực.
Trong
chuyến
thăm
Việt
Nam
mới
đây,
Tổng
thống
Mỹ
Barack
Obama
đã
đánh
giá
cao
những
đóng
góp
của
ngành
nông
nghiệp
Việt
Nam
trong
việc
cung
ứng
lương
thực
thực
phẩm
cho
toàn
thế
giới.
Ông
cũng
tin
rằng
Việt
Nam
sẽ
hội
nhập
sâu
rộng
hơn
vào
thị
trường
thế
giới
và
sẽ
sớm
giành
được
những
kết
quả
vượt
bậc.
Nhiều
chuyên
gia
cũng
cho
rằng
với
những
thuận
lợi
về
điều
kiện
tự
nhiên,
thế
mạnh
về
nhân
lực
trình
độ
cao,
khả
năng
nhạy
bén
trong
nắm
bắt
thị
trường,
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
sẽ
vượt
qua
cột
mốc
xuất
khẩu
tôm
4
tỷ
USD
được
mong
đợi
mấy
năm
qua.
Tuy
vậy,
thực
tế
biến
đổi
khí
hậu,
thâm
nhập
mặn
ngày
càng
ảnh
hưởng
thì
việc
phát
triển
ngành
tôm
trong
giai
đoạn
2016
-
2025
cũng
sẽ
đòi
hỏi
sự
đầu
tư
và
những
cú
hích
mới.
>>
Bộ
NN&PTNT
dự
báo
năm
2016
nhu
cầu
tiêu
thụ
tôm
vẫn
tiếp
tục
tăng
và
điều
quan
trọng
là
tỷ
giá
hối
đoái
đã
ổn
định,
uy
tín
và
thương
hiệu
tôm
Việt
Nam
ngày
càng
được
khẳng
định.
Kim
ngạch
dự
báo
năm
2016
sẽ
phục
hồi
và
đạt
3,3
tỷ
USD
Thủy
sản
Việt
nam