Ngành
tôm
năm
2016
đối
mặt
với
rất
nhiều
áp
lực
từ
thời
tiết
bất
lợi,
xâm
nhập
mặn,
khan
hiếm
nguyên
liệu
và
dịch
bệnh
tái
xuất
hiện;
nhưng
nhờ
có
sự
đầu
tư
mạnh
mẽ
và
đổi
mới
công
nghệ,
nhiều
mô
hình
thành
công
nên
ngành
tôm
vẫn
có
sự
tăng
trưởng
tốt
và
góp
phần
đem
lại
thành
công
chung
cho
ngành
thủy
sản
nói
riêng,
ngành
nông
nghiệp
nói
chung.
Báo
động
tôm
sú
Tính
đến
hết
tháng
10/2016,
giá
trị
xuất
khẩu
tôm
đạt
2,58
tỷ
USD,
tăng
5,2%
so
cùng
kỳ
năm
2015.
Đây
là
con
số
ấn
tượng
nếu
biết
rằng
nhiều
quốc
gia
xuất
khẩu
tôm
đang
chìm
vào
khủng
hoảng,
như
Ấn
Độ,
Indonesia…
Mặc
dù,
dự
báo
về
một
ngành
tôm
khó
khăn
của
thế
giới
trong
năm
2016
đã
được
các
chuyên
gia
đưa
ra
từ
cuối
năm
2015,
song
dường
như
chỉ
ngành
tôm
Việt
Nam
là
kịp
ứng
phó
và
nắm
bắt
được
cơ
hội
của
mình.
Mặc
dù
tình
hình
ngập
mặn
và
thời
tiết
bất
lợi
nhưng
diện
tích
nuôi
tôm
vẫn
tăng.
Ước
diện
tích
nuôi
tôm
nước
lợ
10
tháng
đầu
năm
đạt
678.000
ha,
tăng
2,3%
so
cùng
kỳ
năm
trước
(trong
đó:
tôm
sú
là
596.000
ha,
tôm
thẻ
chân
trắng
82.000
ha),
sản
lượng
433.000
tấn,
tăng
1,7%).
Các
tỉnh
ĐBSCL,
diện
tích
tôm
sú
ước
565.611
ha
(tăng
1,7%),
tôm
thẻ
chân
trắng
ước
đạt
65.297
ha
(tăng
11,8%).
Tuy
có
bước
phát
triển
đáng
ghi
nhận,
nhưng
rõ
ràng
ảnh
hưởng
của
biến
đổi
khí
hậu
vẫn
để
lại
tác
hại
lớn
cho
ngành
tôm,
điển
hình
là
với
tôm
sú;
với
diện
tích
bán
thâm
canh
và
nuôi
quảng
canh
hứng
chịu
nhiều
thiệt
hại
do
ngập
mặn
và
diễn
biến
khí
hậu
phức
tạp.
Tính
tới
tháng
10
năm
nay,
giá
trị
xuất
khẩu
các
sản
phẩm
tôm
thẻ
chân
trắng
tăng
11%
nhưng
tôm
sú
giảm
5%
so
cùng
kỳ
năm
ngoái;
nguyên
nhân
chủ
yếu
là
nguồn
cung
của
tôm
sú
giảm
nghiêm
trọng.
Dự
báo
xuất
khẩu
tôm
nước
lợ
cả
nước
năm
2016
vẫn
tăng,
tuy
nhiên
trong
bức
tranh
này,
việc
con
tôm
sú,
sản
phẩm
chủ
lực
một
thời
của
Việt
Nam
trên
đà
suy
giảm
là
dấu
hiệu
đáng
lo
ngại.

Nguồn:
VASEP
Thị
trường
phục
hồi nhưng
còn
rủi
ro
So
với
năm
2015,
năm
2016
các
thị
trường
chủ
lực
của
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
có
sự
hồi
phục.
Theo
đánh
giá
của
Hiệp
hội
Chế
biến
và
Xuất
khẩu
Thủy
sản
Việt
Nam
(VASEP),
trong
10
tháng
đầu
năm
Mỹ
tăng
23,36%,
EU
tăng
19,23%,
Nhật
Bản
tăng
18,32%,
Hàn
Quốc
tăng
8,8%...
Sở
dĩ
các
thị
trường
“ăn
hàng”
Việt
Nam
khá
nhiều
là
do
Ấn
Độ
giảm
sản
lượng
do
dịch
bệnh
đốm
trắng
tại
vùng
Tamin
Nadu,
tôm
sú
tại
Banglades,
Indonesia
giảm
do
biến
đổi
khí
hậu…
Song
điều
đáng
lo
ngại
là
tình
hình
kinh
tế
thế
giới
vẫn
còn
nhiều
biến
động,
khiến
xuất
khẩu
tôm
sang
EU,
ASEAN,
Trung
Quốc,
Mỹ
Latinh
đều
gặp
khó
về
động
tỷ
giá
ngoại
tệ,
sự
tăng
giá
mạnh
của
đồng
USD
so
với
các
ngoại
tệ
khác
như
euro,
yên
Nhật…
Xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
đang
có
những
bước
phát
triển
đột
phá
với
tôm
thẻ
chân
trắng,
vốn
được
nuôi
công
nghiệp
thành
công
và
mật
độ
nuôi
thả
dày
đặc,
nhưng
người
nuôi
cho
rằng
lợi
nhuận
từ
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
lại
không
tốt
như
nuôi
tôm
sú,
do
chi
phí
thức
ăn
chiếm
tới
70%.
Nỗ
lực
cải
thiện
con
giống
Năm
2016
ghi
nhận
nhiều
mô
hình
nuôi
tôm
mới
đi
vào
hoạt
động
và
phát
huy
hiệu
quả,
chính
nhờ
vậy
đã
giữ
vững
được
sản
lượng
và
giảm
thiểu
thiệt
hại
do
khí
hậu
và
dịch
bệnh
tác
động.
Điều
đáng
ghi
nhận
là
chất
lượng
con
giống
quyết
định
70%
sự
thành
công
của
người
nuôi
tôm
thịt,
trong
năm
2016,
các
cơ
sở
nuôi
tôm
giống
đã
có
nhiều
bước
tiến
trong
đầu
tư,
nghiên
cứu
và
chuyển
giao
con
giống
chất
lượng.
Từ
cuối
năm
2015,
Viện
Nghiên
cứu
Nuôi
trồng
Thủy
sản
I
đã
nghiên
cứu
tìm
được
4
tổ
hợp
lai
chất
lượng
để
sản
xuất
tôm
giống.
Tập
đoàn
Việt
-
Úc
sản
xuất
được
5.000
-
10.000
tôm
bố
mẹ
thẻ
chân
trắng,
có
thể
đáp
ứng
được
50
-
55%
nhu
cầu
giống
của
Tập
đoàn.
Trong
khi,
cả
nước
đã
sản
xuất
được
hơn
57
tỷ
con
giống
(trong
đó,
tôm
thẻ
chân
trắng
gần
40
tỷ
và
tôm
sú
hơn
15
tỷ).
Tuy
thị
trường
vẫn
còn
nhiều
con
giống
trôi
nổi
hoặc
dùng
tôm
thịt
làm
tôm
giống
bố
mẹ,
song
các
công
ty
và
hiệp
hội
tôm
giống
đang
được
các
cơ
quan
ban
ngành
kiểm
soát
chặt
chẽ
hơn,
từ
đó
đưa
ra
được
lượng
con
giống
tốt
nhiều
hơn.
Cuộc
đua
năng
suất
Ngành
tôm
đang
chịu
sự
cạnh
tranh
gay
gắt
về
giá
thành,
do
đó
vấn
đề
năng
suất
ngày
càng
được
quan
tâm.
Theo
các
chuyên
gia,
một
trong
những
nguyên
nhân
giá
thành
nuôi
tôm
ở
Việt
Nam
còn
cao
là
do
năng
suất
chúng
ta
quá
thấp,
lạc
hậu.
Trong
khi
diện
tích
nuôi
tôm
sú
quảng
canh
ở
Việt
Nam
vào
khoảng
gần
600.000
ha
nhưng
năng
suất
mới
chỉ
150
-
300
kg/ha/năm;
thì
tại
Ecuador,
họ
đã
đạt
năng
suất
nuôi
khoảng
2.300
tấn/ha/năm!
Theo
Bộ
NN&PTNT,
tính
đến
ngày
21/10,
diện
tích
nuôi
tôm
sú
đạt
594,292
nghìn
ha,
sản
lượng
205,049
nghìn
tấn;
diện
tích
tôm
thẻ
chân
trắng
là
83,769
nghìn
ha,
sản
lượng
241,707
nghìn
tấn.
Năng
suất
thấp
là
một
trong
những
lý
do
dẫn
đến
khan
hiếm
tôm
nguyên
liệu,
bên
cạnh
những
mất
mát
do
dịch
bệnh
và
thời
tiết.
Trong
6
tháng
đầu
năm
2016,
ngành
thủy
sản
Việt
Nam
đã
nhập
khẩu
nguyên
liệu
lên
tới
485
triệu
USD,
trong
đó
tôm
chiếm
cao
nhất,
tới
37%
và
các
doanh
nghiệp
vẫn
sử
dụng
khoảng
17%
nguyên
liệu
tôm
nhập
khẩu
để
chế
biến.
Đổi
mới
công
nghệ và
mô
hình
nuôi
tôm
Để
tăng
năng
suất,
ngoài
việc
nghiên
cứu
cung
cấp
con
giống
sạch
bệnh
và
khỏe
mạnh,
nguồn
thức
ăn
tốt,
các
cơ
sở
nuôi
tôm
đang
cố
gắng
đổi
mới
công
nghệ
và
đa
dạng
hóa
mô
hình
nuôi.
Ngày
nay,
người
nuôi
tôm
đã
quan
tâm
hơn
nhiều
đến
các
công
nghệ,
kỹ
thuật
mới.
Đó
được
đánh
giá
là
điểm
mạnh
của
nghề
tôm
Việt
Nam
so
với
các
nước.
PGS.TS
Hoàng
Tùng,
Cố
vấn
Khoa
học
của
Skretting
Vietnam
đánh
giá
cao
các
mô
hình
ao
nhỏ,
lót
bạt,
có
hố
thu
chất
thải
và
xi
phông
hàng
ngày,
trang
bị
đầy
đủ
hệ
thống
quạt,
sục
khí
cung
cấp
ôxy
hòa
tan,
không
lạm
dụng
hóa
chất
hoặc
thuốc
kháng
sinh,
lựa
chọn
và
sử
dụng
đúng
cách
chế
phẩm
vi
sinh
có
chất
lượng,
lựa
chọn
nguồn
tôm
giống
tốt,
chia
vụ
nuôi
thành
hai
giai
đoạn…
đã
mang
lại
những
thành
công
cao
hơn
cả
mong
đợi.
Năng
suất
nuôi
ổn
định
ở
mức
30
-
40
tấn/ha/vụ
với
chi
phí
sản
xuất
61.000
-
72.000
đồng/kg,
đảm
bảo
lợi
nhuận
cho
người
sản
xuất.
Công
ty
TNHH
SX&TM
Trúc
Anh
áp
dụng
mô
hình
nuôi
tôm
sinh
học
2
giai
đoạn
áp
dụng
công
nghệ
Biofloc
trong
năm
2016.
Hay
Công
ty
Cổ
phần
Chăn
nuôi
C.P.
Việt
Nam
đang
triển
khai
có
hiệu
quả
mô
hình
nuôi
tôm
CPF-Combine
Program.
Nhiều
hộ
nuôi
tôm
cũng
chuyển
sang
mô
hình
nuôi
tôm
bền
vững
với
việc
áp
dụng
tiêu
chuẩn
VietGAP.
Dự
án
nuôi
tôm
bền
vững
tại
Cà
Mau
đã
phát
triển
được
10
vùng
nuôi
tôm
tại
địa
bàn
5
huyện
(Ðầm
Dơi,
Cái
Nước,
Phú
Tân,
Năm
Căn
và
Ngọc
Hiển),
với
diện
tích
2.270
ha,
1.300
hộ
dân,
lập
thành
53
tổ
cộng
đồng
quản
lý
vùng
nuôi,
tại
mỗi
vùng
nuôi
có
1
tổ
tư
vấn
hỗ
trợ
kỹ
thuật.
Năm
2016
đánh
dấu
sự
trưởng
thành
của
ngành
nuôi
tôm
Bạc
Liêu,
với
quyết
tâm
xây
dựng
thủ
phủ
nuôi
tôm
hiện
đại,
kết
hợp
các
thành
tựu
khoa
học
kỹ
thuật,
liên
kết
bốn
nhà.
Ngoài
ra,
từ
một
tỉnh
chủ
yếu
nhập
các
con
giống
từ
miền
Trung,
nay
Bạc
Liêu
trở
đã
thành
trung
tâm
sản
xuất
tôm
giống
(với
khoảng
200
cơ
sở
sản
xuất
tôm
giống,
công
suất
trên
20
tỷ
con/năm).
Bạc
Liêu
đã
quy
hoạch
xây
dựng
được
hơn
128.000
ha
nuôi
trồng
thủy
sản
(đứng
thứ
2
cả
nước),
21
nhà
máy
chế
biến
tôm
xuất
khẩu.
Văn
phòng
Chính
phủ
mới
đây
đã
thông
báo
kết
luận
của
Thủ
tướng
Nguyễn
Xuân
Phúc
đồng
ý
về
chủ
trương
định
hướng
“Xây
dựng
Bạc
Liêu
trở
thành
trung
tâm
ngành
công
nghiệp
tôm
cả
nước”.
Những
dấu
hiệu
này
cho
thấy
ngành
nuôi
tôm
Việt
Nam
đang
được
các
cấp
chính
quyền
quan
tâm
nhiều
hơn
và
việc
xây
dựng
ngành
tôm
hiện
đại
đang
thu
hút
sự
quan
tâm
đầu
tư
của
nhiều
địa
phương
mở
ra
một
thời
kỳ
phát
triển
mới
cho
tôm
Việt.
>>
Tính
đến
hết
tháng
10/2016,
giá
trị
xuất
khẩu
tôm
sang
Trung
Quốc
tăng
24,7%
so
cùng
kỳ
năm
2015.
Đây
là
thị
trường
tiêu
thụ
tôm
sú
lớn
nhất
của
Việt
Nam,
chiếm
khoảng
58%
tổng
xuất
khẩu
tôm
Việt
Nam
sang
thị
trường
này;
tôm
thẻ
chân
trắng
39%
và
tôm
biển
3%.
Trung
Quốc
chủ
yếu
nhập
khẩu
tôm
sú
sống/tươi/đông
lạnh
của
Việt
Nam,
gấp
63
lần
tôm
sú
chế
biến.
Trung
Quốc
cũng
được
cho
là
thị
trường
hy
vọng
của
nhiều
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
tôm
trong
năm
2017.
Thủy
sản
Việt
Nam