01:53 EST Thứ năm, 12/12/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 806

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15692

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4065235

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Nâng cao tính liên kết vùng trong quy hoạch nuôi tôm nước lợ

Thứ ba - 17/01/2017 03:01
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp bàn về tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu tôm của cả nước và kiểm tra, khảo sát một số mô hình nuôi tôm tại tỉnh Bạc Liêu.



 


Sau khi nghe báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu tôm của các tỉnh ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng,  Phó Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được của các tỉnh ĐBSCL trong thời gian qua. Mặc dù, trong những tháng đầu năm bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, hạn mặn kéo dài nhưng các địa phương đã nỗ lực triển khai, thực hiện phát triển khá tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

Với tiềm năng lợi thế trong phát triển thủy sản, trong đó, tôm nước lợ là sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp với giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 tỷ USD, tạo ra việc làm cho khoảng 2 triệu lao động, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực chiếm tỷ trọng chủ yếu về nuôi tôm, với hơn 94% về diện tích và khoảng 84% về sản lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nuôi trồng thủy sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của khu vực ĐBSCL. Trong đó, hoạt động sản xuất, nuôi tôm nước lợ tại các địa phương vẫn còn nhiều tồn tại như cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, công tác giám sát vùng nuôi chưa được quan tâm đầy đủ; việc dự báo cân đối cung cầu, kiểm soát chất lượng, lưu thông con giống sản xuất vẫn còn hạn chế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho ao nuôi nhiều vùng chưa đáp ứng với yêu cầu kỹ thuật; sản xuất còn manh mún, nhiều cơ sở nhỏ lẻ, công tác tổ chức lại sản xuất, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác trong nuôi tôm gắn với chuỗi giá trị, xây dựng nông thôn mới vẫn còn chậm.

Để khắc phục toàn diện những vấn đề mà ngành tôm đang gặp phải để tận dụng tối đa những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch về con tôm theo hướng đảm bảo tính liên kết vùng, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển bền vững tôm nước lợ đến năm 2025, định hướng 2030 theo hướng từng bước hình thành ngành công nghiệp sản xuất tôm với công nghệ cao và tôm sinh thái hiệu quả và phát triển bền vững. Rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến con tôm, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, nuôi trồng tôm nước lợ, kiên quyết xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương, rà soát, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tôm nước lợ cho phù hợp thực tế của từng địa phương và ứng phó biến đổi khí hậu; phối hợp với các địa phương xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, có giải pháp tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp.

Phó Thủ tướng giao các Bộ, ngành như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Khoa học và Công nghệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp về huy động bổ sung kinh phí; cơ chế cho vay vốn ưu đãi; xúc tiến thương mại; đầu tư khoa học công nghệ, …các cơ chế chính sách trung và dài hại để thúc đẩy phát triển nuôi tôm nước lợ cho các địa phương trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh nuôi tôm trọng điểm khu vực ĐBSCL.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh căn cứ tiềm năng, điều kiện thực tế và chiến lược phát triển của địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nuôi tôm, xác định rõ các mô hình phù hợp để thu hút nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành tôm.

Đồng thời tổ chức thực hiện tốt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó tăng cường tổ chức liên kết (hợp tác xã, tổ hợp tác), xây dựng các mô hình sản xuất thủy sản, trong đó có tôm, theo chuỗi; xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ phục vụ hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản.


 





Theo tongcucthuysan.gov.vn









 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập