Theo
Tổng
cục
Thủy
sản,
đến
giữa
tháng
3,
diện
tích
tôm
nuôi
bị
thiệt
hại
ở
5
tỉnh
trọng
điểm
là
Cà
Mau,
Bạc
Liêu,
Kiên
Giang,
Sóc
Trăng
và
Trà
Vinh
đã
gần
2.000
ha,
chủ
yếu
do
môi
trường
và
thời
tiết.
Diễn
biến
tình
hình
vẫn
đang
theo
chiều
hướng
xấu.
Thiệt
hại
tăng
Cục
Thú
y
tổng
hợp
từ
năm
2014
đến
2016
cho
thấy,
diện
tích
tôm
bị
thiệt
hại
hàng
năm
rất
lớn,
trong
đó
thiệt
hại
do
dịch
bệnh
giảm
nhưng
do
môi
trường,
thời
tiết
lại
tăng
nhanh.
Tổng
diện
tích
tôm
bị
thiệt
hại
năm
2014
là
59.781
ha,
năm
2016
tăng
lên
67.810
ha,
tăng
13,4%.
Trong
đó,
diện
tích
thiệt
hại
do
dịch
bệnh
năm
2014
chiếm
70,5%;
năm
2016
giảm
xuống
chỉ
còn
gần
16,7%;
theo
tỷ
lệ
giảm
hơn
4,2
lần.
Và
diện
tích
thiệt
hại
không
phải
do
dịch
bệnh
năm
2014
là
29,5%;
năm
2016
tăng
lên
hơn
83,3%;
theo
tỷ
lệ
tăng
hơn
2,8
lần.
Trong
diện
tích
bị
thiệt
hại
không
do
dịch
bệnh,
có
phần
chưa
xác
định
được
nguyên
nhân
và
phần
xác
định
được
nguyên
nhân
do
môi
trường,
thời
tiết.
Với
diện
tích
thiệt
hại
chưa
xác
định
được
nguyên
nhân,
mỗi
năm
trên
10.000
ha,
theo
Cục
Thú
y
là
diễn
ra
tại
nhiều
tỉnh,
thành
phố.
Việc
không
xác
định
được
nguyên
nhân
có
thể
ảnh
hưởng
lớn
đến
hiệu
quả
nuôi
tôm
và
phòng,
chống
dịch
bệnh.
Bởi
vì,
không
xác
định
được
nguyên
nhân
thì
không
biết
cách
phòng
trừ,
nhất
là
nếu
thực
sự
bị
dịch
bệnh
mà
không
có
giải
pháp
sẽ
dẫn
đến
các
loại
mầm
bệnh
tiếp
tục
lưu
hành
trong
ao
nuôi,
gây
thiệt
hại
cho
những
vụ
sau.
Đặc
biệt
gây
thiệt
hại
lớn
nhất
cho
tôm
trong
mấy
năm
qua
là
môi
trường
và
thời
tiết
lại
đang
tăng
mạnh:
năm
2014
mới
có
21.844
ha;
năm
2016
đã
tăng
lên
42.823
ha.
Tính
ra,
thiệt
hại
do
môi
trường
và
thời
tiết
năm
2014
chỉ
chiếm
36,5%
tổng
diện
tích
bị
thiệt
hại;
năm
2016
tăng
lên
63,2%.
Đánh
giá
của
Cục
Thú
y:
“Môi
trường
và
thời
tiết
đã
có
tác
động
rất
lớn
đến
nuôi
tôm
nước
lợ”.
Do
đó,
cần
có
những
nghiên
cứu,
đánh
giá
cụ
thể
tác
động
của
yếu
tố
môi
trường
và
yếu
tố
thời
tiết
để
có
các
giải
pháp
hướng
dẫn
người
nuôi
tôm
phòng,
chống
thiệt
hại
một
cách
hiệu
quả
hơn.
Giải
pháp
Đầu
năm
2017
đã
có
25
tỉnh,
thành
phố
có
kế
hoạch
phòng,
chống
dịch
bệnh
thủy
sản,
hạn
chế
thiệt
hại.
Trong
đó
có
18
tỉnh,
thành
phố
bố
trí
35,1
tỷ
đồng.
Theo
đánh
giá
của
các
cơ
quan
chức
năng,
số
lượng
địa
phương,
nhất
là
địa
phương
trọng
điểm
về
nuôi
tôm
có
kế
hoạch
và
bố
trí
kinh
phí
còn
thấp,
không
thể
đáp
ứng
yêu
cầu
phòng,
chống
dịch
bệnh
có
hiệu
quả
đối
với
thủy
sản
nói
chung
và
tôm
nói
riêng.
Trong
đó,
phòng
thiệt
hại
là
vô
cùng
quan
trọng,
cho
nên
Tổng
cục
Thủy
sản
đề
nghị
các
địa
phương
ưu
tiên
bố
trí
nguồn
vốn
hợp
lý
hơn
để
triển
khai
đồng
bộ
các
biện
pháp
có
hiệu
quả.
Đặc
biệt
là
phê
duyệt
kế
hoạch
quan
trắc
môi
trường
phục
vụ
nuôi
trồng
thủy
sản
và
triển
khai
thực
hiện.
Đoàn
công
tác
của
Tổng
cục
Thủy
sản
làm
việc
và
5
tỉnh
Trà
Vinh,
Sóc
Trăng,
Bạc
Liêu,
Cà
Mau,
Kiên
Giang
đã
bố
trí
gần
12
tỷ
đồng
cho
công
việc
này.
Thực
hiện
phương
châm
“nuôi
tôm
là
nuôi
nước”,
đã
có
22/28
tỉnh
ven
biển
xây
dựng
và
phê
duyệt
kế
hoạch
quan
trắc
môi
trường
phục
vụ
nuôi
trồng
thủy
sản,
chú
trọng
con
tôm.
Số
tỉnh
còn
lại
chưa
có
kế
hoạch
nhưng
kết
hợp
với
các
nhiệm
vụ
thường
xuyên
để
triển
khai.
Bên
cạnh
quan
trắc
môi
trường
nguồn
nước
cung
cấp
cho
nuôi,
các
địa
phương
cũng
quan
tâm
cải
tạo,
nạo
vét,
khơi
thông
dòng
chảy
những
công
trình
thủy
lợi
quan
trọng,
nhằm
cung
cấp
kịp
thời
nguồn
nước
cho
nuôi
tôm.
Tổng
cục
Thủy
sản
cũng
đề
nghị
các
địa
phương
tổ
chức
giám
sát
các
yếu
tố
đầu
vào,
nhất
là
kiểm
soát
chất
lượng
tôm
giống.
Hiện
ở
nhiều
địa
phương,
công
tác
quản
lý
giống
còn
hạn
chế,
chưa
quản
lý
tốt
cơ
sở
kinh
doanh,
ương
dưỡng
giống
dẫn
đến
trình
trạng
chưa
kiểm
soát
hết
giống
trôi
nổi
trên
thị
trường.
Cục
Thú
y
tập
trung
hỗ
trợ
việc
xây
dựng
chuỗi
cơ
sở
sản
xuất,
nuôi
tôm
an
toàn.
Đến
nay
đã
khảo
sát,
đánh
giá
thực
trạng
một
số
cơ
sở
sản
xuất
tôm
giống
ở
Ninh
Thuận
và
Bình
Thuận,
từ
đó
hỗ
trợ
xây
dựng
cơ
sở
an
toàn
dịch
bệnh.
Cục
cũng
hỗ
trợ
tỉnh
Bạc
Liêu
xây
dựng
vùng
đệm
bảo
vệ
khu
vực
nuôi
tôm
để
tạo
điều
kiện
xây
dựng
chuỗi
sản
xuất
tôm
an
toàn
của
Tập
đoàn
Việt
-
Úc.
Bên
cạnh,
hỗ
trợ
xây
dựng
chuỗi
sản
xuất
tôm
an
toàn
ở
Tập
đoàn
Minh
Phú
và
các
tỉnh
Kiên
Giang,
Bà
Rịa
-
Vũng
Tàu.
>> Trong
nuôi
tôm
hiện
nay,
việc
phòng
chống
dịch
bệnh
đã
rất
khó
khăn,
nhất
là
bệnh
đốm
trắng
và
hoại
tử
gan
tụy
cấp
tính.
Hai
bệnh
này
hàng
năm
xuất
hiện
tại
vùng
nuôi
của
trên
dưới
300
xã,
chủ
yếu
là
các
địa
phương
ở
ĐBSCL
trọng
điểm
nuôi
tôm.
Thế
nhưng,
nguyên
nhân
do
môi
trường,
thời
tiết
đang
gây
thiệt
hại
lớn
hơn
cho
tôm
nuôi
và
chiều
hướng
ngày
càng
gay
gắt
bởi
biến
đổi
khí
hậu
phức
tạp.
Thủy
sản
Việt
Nam