Nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
ở
Hải
An,
Hải
Lăng
–
Ảnh:
T.A.M
Sau
30
ngày
ương,
tôm
đạt
trọng
lượng
trung
bình
900
con/kg
thì
tiến
hành
san
xuống
giai
đoạn
2
thông
qua
ống
xả.
Tôm
nuôi
ở
giai
đoạn
2
được
45
ngày
trọng
lượng
trung
bình
145
con/kg
tiến
hành
san
sang
giai
đoạn
3
bằng
cách
kéo
lưới
và
tôm
được
tiếp
tục
nuôi
cho
đến
khi
đạt
kích
cỡ
thu
hoạch.
Trong
suốt
quá
trình
nuôi
sử
dụng
men
vi
sinh
để
phân
hủy
hết
các
chất
thải,
chất
hữu
cơ
làm
cho
nuôi
trường
trong
ao
nuôi
sạch
dẫn
đến
tôm
không
bị
dịch
bệnh.
Từ
đó
giảm
được
nhiều
chi
phí
đầu
vào
trong
quá
trình
nuôi
tôm.
Mô
hình
nuôi
tôm
3
giai
đoạn
đã
giúp
cho
môi
trường
ao
nuôi
sạch
hơn
và
thuận
tiện
cho
việc
chăm
sóc,
quản
lý,
tôm
sinh
trưởng
tốt,
hạn
chế
dịch
bệnh
trên
tôm.
Ông
Phan
Thanh
Tôn,
thôn
Tây
Tân
An,
xã
Hải
An,
huyện
Hải
Lăng
cho
biết:
“Nhờ
áp
dụng
kỹ
thuật
nuôi
tôm
3
giai
đoạn
nên
gia
đình
tôi
đạt
hiệu
quả
nuôi
cao
hơn
nhiều
so
với
nuôi
tôm
trước
đây.
Sau
4
tháng
thả
nuôi,
gia
đình
tôi
đã
tiến
hành
thu
hoạch,
tỉ
lệ
tôm
sống
đạt
khoảng
80%,
trọng
lượng
tôm
bình
quân
đạt
50
con/kg,
sản
lượng
thu
được
trên
5,5
tấn,
với
giá
bán
150.000
–
160.000
đồng/kg,
gia
đình
tôi
đã
thu
được
850
triệu
đồng,
trừ
các
khoản
chi
phí
còn
lại
lợi
nhuận
trên
200
triệu
đồng”.
Đến
nay
đã
khẳng
định
được
mô
hình
thí
điểm
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
3
giai
đoạn
thành
công
tốt
đẹp.
Người
nuôi
tôm
đã
làm
chủ
được
các
quy
trình
kỹ
thuật
nuôi,
quản
lý,
kiểm
soát
tốt
nguồn
nước,
thức
ăn,
quá
trình
phát
triển
của
tôm.
Đặc
biệt
người
nuôi
tôm
tiết
kiệm
được
ngày
công
lao
động,
làm
chủ
được
vụ
nuôi,
chuẩn
bị
tốt
cho
vụ
nuôi
tiếp
theo.
Mô
hình
đã
tạo
ra
sản
phẩm
tôm
nuôi
đảm
bảo
an
toàn
vệ
sinh
thực
phẩm.
Thông
qua
mô
hình
giúp
các
hộ
dân
khắp
nơi
trong
tỉnh
đến
tham
quan
học
tập
để
có
thể
nhân
rộng,
giúp
nông
dân
chuyển
đổi
sản
xuất
nông
nghiệp,
phát
triển
mô
hình
nuôi
tôm
thâm
canh
theo
hướng
bền
vững,
giảm
thiểu
rủi
ro
và
tăng
hiệu
quả
kinh
tế.
Phó
Chủ
tịch
UBND
xã
Hải
An,
huyện
Hải
Lăng
Nguyễn
Công
Tuấn
cho
biết:
“Được
sự
hỗ
trợ
của
Trung
tâm
Khuyến
nông
về
kinh
phí
cũng
như
kỹ
thuật
trong
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
3
giai
đoạn,
xã
rất
quan
tâm
phối
hợp
chỉ
đạo
thực
hiện.
Mô
hình
đã
thành
công
tốt
đẹp.
Thời
gian
tới,
xã
tăng
cường
công
tác
tuyên
truyền
vận
động
những
hộ
trong
xã
có
quỹ
đất
thực
hiện
nhân
rộng
mô
hình
để
thúc
đẩy
nghề
nuôi
tôm
trên
địa
bàn
phát
triển
bền
vững”.
Hiện
toàn
tỉnh
có
tổng
diện
tích
nuôi
tôm
hơn
1.000
ha,
trong
đó
diện
tích
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
trên
650
ha.
Với
phương
pháp
nuôi
tôm
3
giai
đoạn
giải
quyết
cơ
bản
tình
trạng
ô
nhiễm
nguồn
nước
nuôi,
hạn
chế
đến
mức
thấp
nhất
dịch
bệnh
trên
tôm
là
một
lợi
thế
để
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
mang
lại
hiệu
quả
cao.
Phó
Giám
đốc
Trung
tâm
Khuyến
nông
Quảng
Trị
Trần
Cẩn
cho
biết:
“Trung
tâm
thường
xuyên
xây
dựng
các
mô
hình
thí
điểm
về
ứng
dụng
các
kỹ
thuật
mới
vào
nuôi
trồng
thủy
sản,
trong
đó
có
tôm
thẻ
chân
trắng
nhằm
tìm
ra
giải
pháp
kỹ
thuật
tối
ưu
để
áp
dụng
nhân
rộng
trong
sản
xuất
nuôi
trồng
thủy
sản,
giúp
hạn
chế
tối
đa
dịch
bệnh,
bảo
vệ
môi
trường,
mang
lại
hiệu
quả
kinh
tế
cao.
Với
kỹ
thuật
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
3
giai
đoạn
đã
khẳng
định
được
tính
hiệu
quả
cao,
cần
nhân
ra
diện
rộng
để
phát
triển
mạnh
hơn
nuôi
tôm
trên
cát,
nâng
cao
giá
trị
sản
xuất
và
khai
thác
tốt
thế
mạnh
vùng
cát
ven
biển
của
tỉnh”.
Trong
chiến
lược
phát
triển
kinh
tế
nông
nghiệp
của
tỉnh
từ
nay
đến
năm
2025,
con
tôm
là
một
trong
hai
đối
tượng
con
nuôi
được
tỉnh
quan
tâm
hỗ
trợ
đầu
tư,
ưu
tiên
phát
triển.
Vì
vậy,
việc
ứng
dụng
các
mô
hình
công
nghệ
cao
nói
chung
và
nuôi
tôm
thẻ
chân
trắng
3
giai
đoạn
theo
công
nghệ
biofloc
nói
riêng
sẽ
tạo
ra
được
giá
trị
sản
xuất
cao
trong
nuôi
tôm
nhờ
quản
lý
tốt
dịch
bệnh,
tiết
kiệm
chi
phí,
không
gây
ô
nhiễm
môi
trường.
Nhân
rộng
mô
hình
này
giúp
nông
dân
chuyển
đổi
cơ
cấu
cây
trồng,
vật
nuôi
trên
vùng
cát
có
hiệu
quả,
góp
phần
tăng
thu
nhập
và
làm
giàu
cho
hộ
gia
đình,
thực
hiện
thành
công
mục
tiêu
tái
cơ
cấu
ngành
nông
nghiệp
gắn
với
chương
trình
xây
dựng
nông
thôn
mới.