Sau
bão
số
12
cuối
năm
2017,
hàng
trăm
hộ
dân
ở
tỉnh
Phú
Yên
và
Bình
Định
kéo
nhau
vào
xâm
chiếm
vùng
mặt
nước
nuôi
trồng
thủy
sản
ở
huyện
Vạn
Ninh
(Khánh
Hòa).
Điều
này
đã
và
đang
tạo
ra
nhiều
hệ
lụy,
khiến
địa
phương
lúng
túng
trong
công
tác
quản
lý
và
hướng
giải
quyết…
Các
hộ
ngoài
tỉnh
bám
trụ
Những
ngày
giữa
tháng
ba,
theo
chân
các
ngư
dân
ra
thăm
bè
nuôi
tôm
hùm
ở
xã
Vạn
Thạnh
(Vạn
Ninh,
Khánh
Hòa),
hiện
ra
trước
mắt
chúng
tôi
là
cả
một
vùng
nuôi
tôm,
cá
rộng
lớn,
lồng
bè
san
sát.
Ghé
thăm
bè
tôm
của
ông
Nguyễn
Bợm,
chúng
tôi
được
ông
cho
biết:
“Tôi
quê
ở
huyện
Tuy
An
(Phú
Yên).
Gia
đình
có
gần
10
năm
nuôi
tôm
hùm
ở
vịnh
Xuân
Đài
thuộc
thị
xã
Sông
Cầu
(Phú
Yên),
nhưng
do
khu
vực
này
thường
xuyên
bị
nước
ngọt
đổ
ra
nên
thua
lỗ
nhiều.
Thấy
vùng
nuôi
tôm
ở
Vạn
Ninh
khá
thuận
lợi
nên
quyết
định
chuyển
vào
đây
đóng
bè
thả
nuôi.
Sau
gần
hai
năm,
năm
nào
gia
đình
cũng
thắng
lợi,
trả
hết
khoản
nợ
hơn
một
tỷ
đồng
và
có
dư
chút
ít
để
đầu
tư
thêm.
Từ
40
lồng,
hiện
tôi
đã
phát
triển
lên
gần
100
lồng,
thả
nuôi
gần
10.000
con
tôm
hùm
sao.
Ban
đầu
tới
nuôi
cũng
bị
người
dân
địa
phương
xua
đuổi,
nhưng
rồi
cũng
quen”.
Cách
đó
khoảng
30m
là
bè
tôm
của
ông
Nguyễn
Đông
cũng
quê
ở
Phú
Yên.
Trong
đợt
bão
số
12
cuối
năm
2017,
nhiều
người
kéo
nhau
vào
Vạn
Ninh
lặn
bắt
tôm
hùm
do
bão
đánh
sổ
lồng,
qua
đó
thấy
vùng
nuôi
ở
đây
khá
thuận
lợi
nên
gia
đình
ông
đã
mua
lại
một
số
lồng,
bè
của
người
dân
địa
phương
bị
bão
đánh
gãy
rồi
gia
cố
lại
và
thả
nuôi
từ
đó
đến
nay.
Theo
ông
Lê
Hồng
Phương,
Chủ
tịch
UBND
xã
Vạn
Thạnh:
Hiện
nay,
trên
địa
bàn
xã
có
867
hộ
nuôi
thủy
sản
với
hơn
28.400
lồng,
bè,
trong
đó
hơn
200
hộ
ngoài
tỉnh
với
13.000
lồng,
bè.
Sau
bão
số
12
cuối
năm
2017,
các
hộ
ngoài
tỉnh
ồ
ạt
kéo
vào
đây
xâm
chiếm
vùng
mặt
nước
để
nuôi
tôm...
Nhiều
hệ
lụy
Hiện
nay,
UBND
tỉnh
Khánh
Hòa
đã
phê
duyệt
quy
hoạch
vùng
nuôi
thủy
sản
ở
Vạn
Ninh
gồm
6
vùng
nuôi
với
tổng
diện
tích
hơn
550ha.
Thời
gian
qua,
chính
quyền
địa
phương
tập
trung
vận
động,
yêu
cầu
người
dân
địa
phương
di
dời
lồng
bè
vào
vùng
quy
hoạch.
Tuy
nhiên,
hiện
có
nhiều
vùng
quy
hoạch
đã
bị
người
dân
ngoài
tỉnh
chiếm
nuôi,
khiến
người
dân
địa
phương
muốn
di
dời
lồng,
bè
từ
ngoài
vào
cũng
không
còn
chỗ.
Ông
Lê
Văn
Nuôi
ở
thôn
Đầm
Môn,
xã
Vạn
Thạnh
nói:
“Hiện
nay,
khu
vực
phía
nam
Hòn
Ông
được
quy
hoạch
với
diện
tích
hơn
100ha.
Vừa
rồi,
gia
đình
tôi
kéo
lồng
bè
vào
theo
yêu
cầu
của
địa
phương
nhưng
không
còn
chỗ
nên
đành
phải
kéo
ra.
Là
dân
địa
phương,
nhưng
lại
không
được
vào
vùng
nuôi
chính
mà
phải
nuôi
ngoài
vùng
quy
hoạch.
Các
ngành
chức
năng,
chính
quyền
địa
phương
cần
xem
xét
giải
quyết,
trả
lại
vùng
nuôi
trồng
cho
người
dân
địa
phương
theo
đúng
quy
định”.
Tiếp
xúc
với
chúng
tôi,
nhiều
người
dân
địa
phương
cũng
không
bằng
lòng
với
cách
nuôi
của
người
dân
tỉnh
khác
đến,
nhất
là
ý
thức
bảo
vệ
môi
trường,
ảnh
hưởng
lớn
đến
chất
lượng
nuôi
trồng
thủy
sản.
Bên
cạnh
đó,
tình
trạng
trộm
cắp
thủy
sản,
cắt
lưới
lồng
nuôi
cũng
thường
xảy
ra,
khiến
tình
hình
an
ninh
trật
tự
trong
khu
vực
có
phần
bất
ổn.
Về
tổ
chức
chăn
nuôi,
những
hộ
dân
ngoài
tỉnh
chủ
yếu
chỉ
đầu
tư
nuôi
tôm
hùm
xanh.
Đây
là
loại
tôm
lợi
nhuận
thấp
nhưng
dễ
nuôi,
có
sức
đề
kháng
cao,
trái
ngược
với
người
dân
địa
phương
nuôi
tôm
hùm
bông,
sức
đề
kháng
kém.
Địa
phương
lúng
túng
Trước
vấn
đề
trách
nhiệm
quản
lý
mặt
nước
nuôi
trồng
thủy
sản
ở
địa
phương,
ông
Lê
Hồng
Phương
cho
biết:
"Mặc
dù
người
dân
liên
tục
kiến
nghị
cần
di
dời
lồng,
bè
của
các
hộ
dân
ngoài
tỉnh
đi
nơi
khác
để
họ
đưa
lồng,
bè
vào
vùng
quy
hoạch,
thế
nhưng
hiện
nay
tỉnh,
huyện
cũng
chưa
có
quy
định
nào
cấm
người
ngoài
tỉnh
vào
nuôi,
khiến
chúng
tôi
rất
lúng
túng".
Về
vấn
đề
này,
ông
Nguyễn
Văn
Dũng,
Phó
trưởng
phòng
Kinh
tế
huyện
Vạn
Ninh
cho
biết:
"Toàn
huyện
quy
hoạch
có
6
vùng
nuôi
với
quy
mô
11.500
lồng,
bè;
nhưng
hiện
trên
địa
bàn
đã
có
gần
30.000
lồng,
bè.
Hiện
nay,
không
chỉ
cấp
xã
lúng
túng
trong
xử
lý
những
hộ
ngoài
tỉnh
vào
xâm
chiếm
vùng
nuôi
mà
ngay
cả
huyện
cũng
chưa
biết
phải
giải
quyết
như
thế
nào.
Bởi
vì,
chưa
có
bất
kỳ
quy
định
nào
cấm
người
dân
ngoài
tỉnh
đến
nuôi
trồng
thủy
sản.
Tuy
nhiên,
nếu
không
sớm
có
biện
pháp
giải
quyết
vấn
đề
thì
rất
dễ
phát
sinh
nhiều
hệ
lụy”.
Theo
ông
Võ
Lục
Phẩm,
Phó
chủ
tịch
UBND
huyện
Vạn
Ninh:
Luật
Thủy
sản
năm
2017
có
hiệu
lực
từ
ngày
1-1-2019
nhưng
đến
nay
chưa
có
nghị
định,
thông
tư
hướng
dẫn
thi
hành
nên
địa
phương
vẫn
chưa
có
hướng
xử
lý
cụ
thể
đối
với
những
hộ
ngoài
tỉnh
vào
xâm
chiếm
vùng
nuôi.
Trước
mắt,
huyện
sẽ
tăng
cường
quản
lý
không
cho
phát
sinh
hộ
mới
hay
mở
rộng
quy
mô
lồng
bè.
Về
lâu
dài
sẽ
xin
ý
kiến
UBND
tỉnh
và
các
ngành
chức
năng
để
có
hướng
di
dời
những
hộ
này
về
đúng
địa
phương,
trả
lại
vùng
nuôi
cho
người
dân
bản
địa.
Cùng
với
đó
là
tăng
cường
công
tác
tuyên
truyền,
nâng
cao
nhận
thức
và
xử
lý
nghiêm
đối
với
những
hộ
không
chấp
hành
việc
thu
gom
rác
thải,
bảo
vệ
môi
trường
vùng
biển.
Theo
Báo
QĐND