Tôm
thẻ
chân
trắng
(TTCT)
đã
được
người
dân
đưa
vào
nuôi
trong
mô
hình
quảng
canh
cải
tiến
chuyên
tôm
vài
năm
trở
lại
đây.
Tuy
nhiên,
đến
nay
vẫn
chưa
có
một
đánh
giá
nào
về
thực
trạng
canh
tác
của
mô
hình
này.
Thực
trạng
Thực
hiện
chủ
trương
chuyển
đổi
diện
tích
đất
nhiễm
mặn
sang
nuôi
trồng
thủy
sản,
trong
giai
đoạn
năm
2000
đến
nay,
diện
tích
nuôi
tôm
nước
lợ
tại
các
tỉnh
ĐBSCL
đã
có
xu
hướng
gia
tăng
về
cả
diện
tích
và
sản
lượng,
trong
đó
chủ
yếu
là
nuôi
tôm
sú.
Tuy
nhiên,
do
hiệu
quả
kinh
tế
cũng
như
nhu
cầu
về
thị
trường
ngày
càng
cao
nhiều
địa
phương
đã
có
xu
hướng
chuyển
diện
tích
nuôi
tôm
sú
sang
nuôi
TTCT.
Hiện
các
hình
thức
nuôi
tôm
mặn
lợ
ở
ĐBSCL
gồm:
nuôi
thâm
canh,
bán
thâm
canh
(chiếm
5,59%
tổng
diện
tích
nuôi);
tôm
quảng
canh
cải
tiến
(QCCT)
(chiếm
30,98%);
tôm
luân
canh
với
trồng
lúa
(28,92%)
và
nuôi
tôm
sinh
thái
(43,16%).
Toàn
ĐBSCL
có
khoảng
175.000
ha
là
mô
hình
tôm
QCCT
chuyên
tôm
từ
đất
nông
nghiệp
kém
hiệu
quả
chuyển
đổi.
Hầu
hết
là
các
hộ
nuôi
tôm
là
những
hộ
nhỏ
lẻ
hoạt
động
độc
lập
và
thiếu
sự
liên
kết
dọc
và
liên
kết
ngang.
TTCT
được
đưa
vào
nuôi
trong
mô
hình
QCCT
chuyên
tôm
vài
năm
trở
lại
đây,
nhưng
hiện
chưa
có
đánh
giá
nào
về
thực
trạng
canh
tác
của
mô
hình
này.
Trước
thực
trạng
về
vấn
đề
dịch
bệnh,
ô
nhiễm
môi
trường
và
tình
hình
xâm
nhập
mặn,
đặc
biệt
là
tính
hiệu
quả
kinh
tế
đối
với
nuôi
TTCT
trong
mô
hình
quảng
canh
(QC)/QCCT
mang
lại
so
với
các
mô
hình
khác.
Do
đó,
nhiều
người
dân
tại
các
tỉnh
ĐBSCL
mong
muốn
có
chủ
trương
cho
phép
áp
dụng
nuôi
TTCT
theo
mô
hình
QC/QCCT.
Trước
đó,
do
lo
ngại
về
tình
hình
dịch
bệnh,
ảnh
hưởng
đến
đa
dạng
sinh
học
cho
vùng
nước
nội
địa
và
một
số
vấn
đề
liên
quan
đến
môi
trường,
Bộ
NN&PTNT
chưa
có
chủ
trương
triển
khai
nuôi
TTCT
theo
mô
hình
QC/QCCT
chuyên
tôm.
Lựa
chọn
nào?
Ông
Phan
Thanh
Lâm,
Phó
Viện
trưởng
Viện
Nghiên
cứu
Nuôi
trồng
Thủy
sản
II
cho
biết,
Viện
đã
triển
khai
dự
án
“Khảo
sát
hiện
trạng
của
nuôi
TTCT
trong
mô
hình
QCCT
chuyên
tôm
tại
một
số
tỉnh
trọng
điểm
ĐBSCL”.
Năng
suất
bình
quân
nuôi
TTCT
còn
khá
thấp
với
mô
hình
bán
thâm
canh,
thâm
canh
trong
khi
mức
đầu
tư
cao
hơn
nuôi
tôm
sú
và
lợi
nhuận
lại
thấp
hơn
nuôi
tôm
sú.
Vì
vậy,
cần
cân
nhắc
giữa
việc
chuyển
đổi
sang
nuôi
TTCT
trong
mô
hình
QCCT
chuyên
tôm.
Đồng
thời,
tôm
sú
nuôi
trong
mô
hình
QCCT
thường
thu
hoạch
với
cỡ
lớn
và
do
vậy
có
giá
bán
cao,
trong
khi,
TTCT
có
cỡ
khá
tương
đương
với
nuôi
tôm
trong
mô
hình
thâm
canh,
bán
thâm
canh,
do
đó,
bị
cạnh
tranh
về
giá
bán
trong
thời
gian
thu
hoạch
đồng
loạt.
Theo
ông
Nguyễn
Văn
Long,
Trưởng
phòng
Thú
y
Thủy
sản
(Cục
Thú
y),
dịch
bệnh
trên
TTCT
bị
thiệt
hại
cao
hơn
nuôi
tôm
sú;
Song
TTCT
có
lợi
thế
là
chịu
được
phổ
độ
mặn
và
khoảng
nhiệt
độ
rộng
hơn
nên
có
khả
năng
thích
nghi
với
khu
vực
ĐBSCL.
Nhưng,
ý
thức
phòng
bệnh
của
người
nuôi
tôm
và
công
tác
quản
lý
dịch
bệnh
của
các
địa
phương
cũng
còn
nhiều
vấn
đề.
TS
Lê
Thanh
Lựu,
Hội
Nghề
cá
Việt
Nam
chia
sẻ,
xét
trên
góc
độ
kinh
tế,
thị
trường,
sinh
học,
kinh
nghiệm
nên
ưu
tiên
thả
tôm
sú
hơn
TTCT.
Đây
là
sự
lựa
chọn
mang
tính
chiến
lược
cho
trên
500.000
ha
tôm
-
rừng,
tôm
-
lúa,
quảng
canh;
Cần
có
những
nghiên
cứu,
thử
nghiệm
tiếp
theo
so
sánh
đánh
giá
hiệu
quả
giữa
tôm
sú
được
gia
hóa
và
tôm
sú
tự
nhiên;
Cần
nghiên
cứu
các
biện
pháp
quản
lý,
tổ
chức
sản
xuất
để
nâng
cao
năng
suất
và
giảm
chi
phí
trung
gian…
Nhiều
ý
kiến
cho
rằng,
việc
chuyển
đổi
sang
nuôi
TTCT
trong
mô
hình
nuôi
tôm
QCCT
chuyên
tôm
cần
phải
được
cân
nhắc
thêm,
đặc
biệt
về
nhu
cầu
con
giống
chất
lượng
lớn,
trong
khi
nguồn
giống
bố
mẹ
vẫn
phụ
thuộc
nhiều
vào
nhập
khẩu
và
chất
lượng
con
giống
chưa
đảm
bảo;
Hạn
chế
trong
kỹ
thuật
canh
tác
và
quản
lý
của
người
dân;
Dịch
bệnh
có
xu
hướng
gia
tăng;
Năng
suất
còn
thấp,
cơ
sở
hạ
tấng
vẫn
chưa
đáp
ứng
được…
Vì
vậy,
cần
thí
điểm,
khảo
nghiệm
và
đánh
giá
tác
động
mô
hình
TTCT
theo
hình
thức
nuôi
QCCT
tại
một
số
địa
phương
từ
đó
có
cơ
sở
đề
xuất
các
giải
pháp
phát
triển
và
quản
lý.
>> Ông
Trần
Đình
Luân,
Phó
Tổng
cục
trưởng
Tổng
cục
Thủy
sản:
Cần
nghiên
cứu
nhu
cầu
của
thị
trường
để
xác
định
cơ
cấu
về
diện
tích
giữa
hai
đối
tượng
tôm
sú
và
TTCT
một
cách
hợp
lý,
tránh
mất
cân
đối
cung
-
cầu.
Dựa
trên
kiến
nghị
của
các
địa
phương,
Tổng
cục
sẽ
tiếp
tục
nghiên
cứu
và
tham
mưu
cho
Bộ
NN&PTNT
về
chủ
trương
cho
phép
nuôi
TTCT
theo
mô
hình
QCCT
chuyên
tôm.
Thủy
sản
Việt
Nam