02:43 EST Thứ năm, 12/12/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 10


Hôm nayHôm nay : 904

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15790

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4065333

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Linh hoạt để về đích

Thứ tư - 20/10/2021 04:37
Sáu tháng đầu năm, nông nghiệp thu về những kết quả rất ấn tượng, tạo cơ sở vững chắc để ngành đặt mục tiêu cao cho cả năm 2021. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 ập đến đã làm gián đoạn đà tăng trưởng của ngành hàng quan trọng này. Để tiếp tục là “trụ đỡ’ của nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam cần thêm nhiều giải pháp hơn nữa trong điều kiện “bình thường mới”.

Vẫn có tín hiệu vui

Dù gặp nhiều trở ngại nhưng kết quả chung 3 quý đầu năm của ngành nông nghiệp vẫn khá ổn. Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng, GDP lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng hơn 2,7%, đóng góp 23,5% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực này trong 9 tháng đạt 2,74%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,32%; lâm nghiệp tăng 3,30%; thủy sản tăng 1,41%.

Tuy nhiên, có thể nói sự tăng trưởng này là dựa vào phần lớn kết quả tốt của nửa đầu năm. Bởi, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, sản xuất trong nhiều lĩnh vực của ngành nông nghiệp trong quý III tăng trưởng âm.

Cụ thể, diện tích trồng lúa mùa giảm, về hoa màu thì chỉ có diện tích trồng rau, đậu tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2020, còn lại ngô, khoai lang, lạc, đậu tương đều giảm khá mạnh. Về chăn nuôi, mặc dù số lượng đàn bò, lợn, gia cầm đều tăng so cùng kỳ, thế nhưng do chuỗi tiêu thụ bị đứt gãy nên sản phẩm đầu ra bị ùn ứ nặng, giá giảm thê thảm. Trong đó, nặng nề nhất là với người nuôi gà công nghiệp, vì có thời điểm giá 1 kg thịt gà lông trắng chưa bằng giá bán trung bình 2 quả trứng gà trên các chợ dân sinh.

Với thủy sản, tổng sản lượng 9 tháng đầu năm 2021 giảm 0,2% so cùng kỳ và đạt gần 6,4 triệu tấn. Sự sụt giảm này phần lớn xuất phát từ nuôi trồng khi trong 3 quý, sản lượng nuôi trồng giảm 1% và đạt khoảng 3,32 triệu tấn, còn sản lượng khai thác vẫn tăng nhẹ 0,7%, đạt hơn 3 triệu tấn.

Kế hoạch để thích ứng

Bộ NN&PTNT nhận định, những tháng cuối năm 2021, dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sản xuất, tiêu thụ nông sản cũng như việc cung ứng nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất. Để tránh thiếu hụt nguồn cung, các địa phương đã lên dần kế hoạch “bù đắp”.

Điển hình là tại Hà Nội, theo đại diện Sở NN&PTNT thành phố: Với rau vụ đông, Hà Nội sẽ gieo trồng 12.932 ha, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm với khoảng 500 – 600 ha; đồng thời, tăng diện tích sản xuất thủy sản để đạt sản lượng 120.000 tấn/năm…

Nhằm trợ sức cho các địa phương, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan bám sát nhu cầu thị trường, giá vật tư nông nghiệp để kịp thời có giải pháp thích ứng. Hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp, HTX… điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thời tiết, dịch bệnh tại từng tỉnh, thành; xây dựng “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo chống dịch hiệu quả và nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Cụ thể, về thủy sản, tập trung phát triển nuôi các đối tượng chủ lực (tôm sú, TTCT, cá tra) và các đối tượng có giá trị kinh tế cao; nâng cao chất lượng khai thác; tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi; theo dõi sát thời tiết, dự báo ngư trường để hỗ trợ ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả…

Cùng đó, Bộ NN&PTNT cũng tăng cường các giải pháp để khơi thông khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh ùn ứ dẫn đến giá giảm sâu như đối với nhiều sản phẩm trong thời gian qua. Đồng thời, phối hợp với các địa phương xác định và xây dựng “luồng xanh”, “vùng xanh” cho nông sản để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

 

Gỡ khó trong xuất khẩu

Bên cạnh đảm bảo sản xuất hanh thông, tiêu thụ trong nước ổn định, Bộ NN&PTNT đặc biệt chú trọng tới tình hình xuất khẩu. Theo đánh giá, xuất khẩu nông sản thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn. Việc thiếu container rỗng, giá cước cao và khó đoán đã tác động mạnh đến xuất khẩu tới các thị trường lớn như Mỹ, EU… Ngoài ra, lãi suất, chi phí vận tải, các loại phí cảng cao cũng làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thêm nữa, nguy cơ thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đang dần hiện rõ do sản xuất trong nước khó khăn còn nhập khẩu nhiều trở ngại.

Bên cạnh đó, mặc dù là thị trường chính nhưng việc xuất khẩu sang Trung Quốc cũng còn bấp bênh. Dù có lợi thế từ việc giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, nhưng nhiều loại nông sản chủ lực của Việt Nam chưa được nước này cấp phép chính ngạch, mở cửa thị trường về kỹ thuật, do vậy vẫn chưa thể tận dụng được những lợi thế này. Điển hình là với sầu riêng, khoai lang, chanh leo, tổ yến, sứa ướp muối, tôm sú, TTCT ướp đá… Chưa kể, Trung Quốc vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt khu vực cửa khẩu biên giới đất liền để phòng, chống dịch COVID-19 tác động đến tiến độ thông quan hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Nhằm gỡ khó khâu thị trường, Bộ NN&PTNT đã đề nghị Bộ Công thương phối hợp để khắc phục các tồn tại hiện có. Mặt khác, đổi mới công tác thông tin, đa đạng hóa công tác xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử đối với thị trường xuất khẩu trọng điểm…

Giải quyết điều này không dễ nhưng buộc phải làm để kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiếp tục có được thị phần tốt trên thế giới. Nhưng, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thì quan trọng là cần cân đối lại sản xuất nông sản, tính toán hợp lý với diện tích, năng suất, sản lượng được thì tiêu thụ trong nước bao nhiêu và dự kiến xuất khẩu thế nào để chủ động điều tiết, tránh ùn ứ ở các cửa khẩu như những năm qua.

 

Trợ sức cho sản xuất

Để hoàn thành kế hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; đảm bảo chủ động nguồn cung lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu những tháng cuối năm; vừa qua, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vật tư đầu vào; giảm thuế bảo vệ môi trường. Đồng thời, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến nông sản liên kết với các HTX, các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu…

Những vấn đề này đã được Chính phủ dần tháo gỡ bằng nhiều văn bản, chính sách cụ thể. Điển hình là Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/9/2021 về việc “Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19”. Ngoài ra, còn phải kể đến những quyết sách như: Cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có doanh số dưới 200 tỷ đồng/năm; Kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025; Giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, giảm tiền điện và các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng… Điều này giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để tăng sức chống đỡ trước các nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn hay sự suy giảm của thị trường.

Bên cạnh đó, thời gian tới, hai Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc đảm bảo duy trì sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nông sản. Và trước mắt, sẽ ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp; “khơi thông” vấn đề đi lại giữa các địa phương để tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc. Đảm bảo doanh nghiệp đủ nhân lực tăng công suất chế biến, sớm lấy lại đà xuất khẩu cũng như tránh tồn đọng sản phẩm cho người nông dân… Chỉ có như vậy, ngành nông nghiệp mới có thể hoàn thành kế hoạch là phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3 – 3,2%, giá trị sản xuất tăng từ 3,2 – 3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm khoảng 44 tỷ USD, tăng khá so năm 2020.


 

Nguồn tin: Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập