Theo
thông
tin
từ
Sở
NN&PTNT
Kiên
Giang,
từ
đầu
vụ
đến
nay,
diện
tích
tôm
nuôi
bị
thiệt
hại
trên
địa
bàn
tỉnh
hơn
4.240
ha;
trong
đó
thiệt
hại
do
tôm
bị
sốc
môi
trường
3.834
ha,
còn
lại
do
dịch
bệnh
gây
hại.
Đáng
quan
ngại
là
qua
quan
trắc
môi
trường,
trên
các
kênh
cấp
nước
phục
vụ
nuôi
tôm
nước
lợ
ở
vùng
U
Minh
Thượng
và
Tứ
giác
Long
Xuyên
độ
mặn
ở
mức
cao,
kể
cả
những
kênh
nằm
sâu
trong
nội
đồng
độ
mặn
hơn
14‰,
đặc
biệt
có
8/20
điểm
độ
mặn
25‰
và
tại
điểm
quan
trắc
Vàm
Thứ
6
Biển
(An
Biên),
độ
mặn
36‰.
Độ
mặn
này
ảnh
hưởng
bất
lợi
đến
sự
sinh
trưởng,
phát
triển
của
tôm.
Cùng
với
đó,
một
số
vùng
nuôi
tôm
trên
địa
bàn
tỉnh
xuất
hiện
những
cơn
mưa
trái
mùa
vào
buổi
chiều
và
tối
gây
biến
động
đột
ngột
các
yếu
tố
môi
trường
trong
ao
đầm,
dẫn
đến
thiệt
hại
tôm
nuôi.
Theo
ngành
chức
năng,
dự
báo
tình
hình
thời
tiết
tiếp
tục
diễn
biến
bất
thường,
nắng
nóng
gay
gắt,
xuất
hiện
mưa
trái
mùa,
dao
động
nhiệt
độ
trong
ngày
lớn…
ảnh
hưởng
bất
lợi
đến
nuôi
tôm.
Tình
hình
dịch
bệnh
xảy
ra
gây
hại
tôm
nuôi
chưa
có
dấu
hiệu
dừng
lại…
Để
ngăn
chặn
và
hạn
chế
tình
trạng
tôm
nuôi
bị
thiệt
hại,
nuôi
tôm
ổn
định
trong
thời
gian
tới,
ngành
chức
năng
tỉnh
phối
hợp
với
các
địa
phương
tiếp
tục
tăng
cường
các
giải
pháp
ứng
phó
với
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn;
Kiểm
soát
chặt
chẽ
tình
hình
nuôi
tôm;
tập
huấn,
hướng
dẫn
quy
trình
kỹ
thuật
sản
xuất
tôm
trong
hạn
mặn
và
dịch
bệnh,
tăng
cường
quan
trắc
môi
trường,
cảnh
báo
dịch
bệnh,
kịp
thời
thông
tin
đến
người
nuôi
để
chủ
động
sản
xuất.