02:27 EST Thứ năm, 12/12/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 869

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15755

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4065298

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Khuyến nông VietGAP: Chưa dễ nhân rộng

Chủ nhật - 05/04/2015 23:07
Với đòi hỏi từ nhu cầu của thị trường, hầu hết người sản xuất đều muốn tạo sản phẩm sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng nghĩa là sản xuất theo hướng VietGAP; tuy nhiên, để phát triển đại trà thì chưa thực sự dễ dàng.

Hiệu quả các mô hình

Năm 2014, một trong những hoạt động mà Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai có hiệu quả đó là việc hối hợp các đơn vị xây dựng 8 mô hình tôm thẻ chân trắng (TTCT) thuộc 8 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kiên Giang, Sóc Trăng; xây dựng 2 mô hình nuôi tôm sú theo VietGAP thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng. Kết quả, 100% mô hình đều đạt trên 80% theo tiêu chí VietGAP, đạt 100% so kế hoạch. Mô hình nuôi TTCT, sản lượng tôm thu hoạch đạt trung bình 4,1 tấn/0,4 ha, các hộ nuôi thu lãi 200 - 250 triệu đồng. Tiền lãi có được nhờ nông dân tiết kiệm được chi phí thuốc, hóa chất, kháng sinh, thức ăn; tỷ lệ tôm sống cao, hạn chế dịch bệnh dịch nên lợi nhuận cao hơn.

Chương trình khuyến nông này còn tiếp tục trong năm 2015, trên cả nuôi tôm sú, TTCT; triển khai trên diện rộng, tại các tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

 

Nhận rộng khó

Theo các cán bộ khuyến nông các tỉnh miền Trung, để thực hiện việc nuôi trồng theo VietGAP, điều cần đầu tiên là dân trí phải cao; bởi, việc theo dõi nuôi trồng theo các tiêu chí đòi hỏi người nuôi phải có hiểu biết về quản lý hồ sơ, ghi chép biểu mẫu. Người dân miền Trung điều kiện học hành còn hạn chế, việc nuôi tôm còn mới mẻ. Người dân thường e ngại tham gia nuôi theo VietGAP, trước hết là ngại phông văn hóa của mình chưa đủ. Chưa kể nhân lực ngày càng khan hiếm và nhiều hộ phải thuê người làm với trình độ văn hóa thấp.

1

Tôm nuôi theo VietGAP vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường - Ảnh: Diệu Lữ

 

Mặt khác, vấn đề mà các cơ sở lo ngại hơn cả là quy hoạch. Theo yêu cầu, địa điểm ao nuôi tôm theo quy trình VietGAP phải có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; ao lắng, ao chứa, ao nuôi không rò rỉ; riêng ao lắng tối thiểu phải chiếm 15 - 20% diện tích mặt bằng, nhằm xử lý nước và diệt tạp trước khi thả giống nuôi. Đây là khó khăn không nhỏ đối với các tỉnh phía Bắc, nơi diện tích canh tác nhỏ hẹp. Việc làm ao lắng, áo chứa không phải gia đình nào cũng đáp ứng được.

Trong khi, tại các tỉnh phía Nam, nơi đất đai rộng rãi, thì hệ thống xử lý chất thải đang là vấn đề lớn. Chưa kể nguồn nước thải nông nghiệp, công nghiệp… ngày càng áp sát vùng nuôi tôm. Do đặc thù vùng đất trũng nên việc tiêu thoát nước thải từ các vùng nuôi tôm gặp khó khăn, chưa kể việc xen giữa trồng trọt và nuôi trồng cũng ẩn chứa nhiều mối nguy ô nhiễm.

 

Để bền vững và hiệu quả

Các hộ nông dân tiếp xúc với chúng tôi đều cho biết: VietGAP dù khó đến mấy mà tôm bán được giá, có lãi thì người dân cũng làm. Hiện, sản lượng quá ít, lại không liên kết được với các công ty tiêu thụ nên tôm VietGAP vẫn chưa biết bán đi đâu. Tại các tỉnh phía Nam, việc thu mua vẫn phụ thuộc thương lái; thương lái không muốn đẩy giá tôm lên cao nên dĩ nhiên họ không mặn mà với tôm VietGAP. Do đó, việc tiêu thụ tôm “sạch” này cần phải theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thì các mô hình mới tồn tại bền vững và nhân rộng theo thời gian.

Một số người dân cũng cho rằng, việc quy hoạch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thật ra không quá lớn. Sở dĩ người dân đầu tư manh mún là do thiếu sự tổ chức đồng bộ, nghĩa là từng hộ, từng vùng người dân vẫn đầu tư vào đồng ruộng của mình, nhưng sự liên kết giữa các hộ, các vùng hầu như không có. Do vậy, người dân không muốn đầu tư, vì không hiệu quả.

Nếu người dân thấy việc nuôi trồng tôm VietGAP thực sự có lãi và ổn định thì họ sẽ vay mượn, huy động vốn để đầu tư lớn hơn hiện nay nhiều. Đó là chia sẻ của nhiều chủ đầm tôm. Chỉ mới vài năm gần đây tôm thực sự qua được “đại dịch” và có lãi, nên việc đầu tư còn dè dặt. Chưa kể do thiếu sự đồng bộ và thiếu mối liên kết nên việc đầu tư trở nên manh mún.

Một lý do khác không thể không nhắc tới là tính quốc tế của VietGAP đến đâu. Tôm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu; bởi vậy việc quảng bá và thừa nhận của quốc tế sẽ giúp giá trị con tôm VietGAP tăng lên, người dân mới toàn tâm toàn ý vào VietGAP bên cạnh những tiêu chuẩn khác như BAP, GlobalGAP, ASC...

Dù đã thành công với nhiều mô hình VietGAP trong năm qua, nhưng để nhân rộng, cần phải có sự quyết liệt của nhiều bộ ban ngành, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ tôm VietGAP; Bởi, người nông dân không muốn nhìn thấy cảnh tôm “sạch” của mình trở thành “hẩm hiu” trong mắt thương lái với giá cả bèo bọt. Giá trị của tôm VietGAP phải được nhìn nhận và khẳng định từ các nhà máy, từ thị trường trong nước và quốc tế.

Mặt khác, khi mô hình không được nhận rộng thì chi phí nuôi tôm VietGAP sẽ cao hơn mức bình thường; và khi sản lượng còn quá thấp không đủ tạo sức ép về giá, sức hấp dẫn trên thị trường không lớn. Do đó, chương trình nuôi tôm VietGAP chỉ thực sự hiệu quả khi nó được nhân rộng và trở nên phổ biến trên toàn quốc.

>> Hiệu quả mô hình nuôi tôm VietGAP đã được chứng minh. Người nuôi không bị “ném tiền qua cửa sổ” do mua phải giống kém chất lượng, chăm sóc không đúng cách và lãng phí thức ăn cũng như bị dịch bệnh. Bài toán ở đây chỉ là vấn đề nhân rộng nuôi trồng theo VietGAP thế nào.



 



Theo Thủy sản Việt Nam







 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập