Mưa
bão
làm
ảnh
hưởng
trực
tiếp
đến
sức
khỏe
và
tỷ
lệ
sống
của
tôm.
Vì
vậy,
cần
có
những
biện
pháp
kịp
thời
để
hạn
chế
những
tác
động
xấu
gây
ra.
Ổn
định
môi
trường
Sau
mỗi
đợt
mưa
lớn
hay
bão
lũ
sẽ
ảnh
hưởng
đến
toàn
bộ
hệ
thống
ao
nuôi.
Vì
vậy,
người
nuôi
cần
kiểm
tra
bờ
ao,
cống
cấp
thoát
nước
xem
có
hư
hỏng,
sạt
lở
làm
thất
thoát
tôm
hay
không
và
có
biện
pháp
khắc
phục
ngay.
Cùng
đó,
môi
trường
ao
nuôi
sẽ
có
khả
năng
bị
ô
nhiễm
cao
do
cành,
lá
cây,
xác
chết
gia
súc,
gia
cầm,
nước
bẩn
ở
các
khu
vực
xung
quanh
đổ
xuống
ao,
cần
thu
dọn
và
vớt
kịp
thời.
Tiếp
theo,
cần
quan
tâm
đến
mực
nước
ao,
không
nên
để
quá
sâu
hoặc
quá
cạn
và
điều
chỉnh
tùy
thuộc
vào
từng
giai
đoạn
nuôi.
Đối
với
tôm
thương
phẩm,
mực
nước
tối
ưu
để
hạn
chế
sự
ảnh
hưởng
của
thời
tiết
khoảng
1,2
–
1,5
m.
Sau
mưa,
lượng
nước
trong
ao
thường
lên
cao,
vì
vậy,
cần
xả
bớt
lượng
nước
tầng
mặt
trong
ao
để
duy
trì
mực
nước
thích
hợp
và
tránh
gây
ra
hiện
tượng
phân
tầng
nước.
Tiến
hành
kiểm
tra
chất
lượng
nước
trong
ao
nuôi
để
có
các
biện
pháp
điều
chỉnh
phù
hợp
như
bón
vôi
(1
–
3
kg/100
m2)
để
ổn
định
môi
trường,
điều
chỉnh
màu
nước
hoặc
có
thể
thay
nước
khi
cần
thiết.
Kiểm
tra
pH
nhiều
lần
trong
ngày
để
điều
chỉnh
kịp
thời;
duy
trì
pH
ở
mức
thích
hợp,
trong
khoảng
7,5
–
8,5
và
dao
động
giữa
sáng
–
chiều
không
quá
0,5
đơn
vị.
Ngoài
ra,
độ
kiềm
là
yếu
tố
quan
trọng
ảnh
hưởng
đến
quá
trình
lột
xác
của
tôm,
làm
tôm
chậm
lớn
và
bị
mềm
vỏ,
giảm
tỷ
lệ
sống.
Vì
vậy,
cần
kiểm
tra
và
điều
chỉnh
độ
kiềm
về
khoảng
thích
hợp
cho
tôm
sú
từ
80
–
140
mg/l
và
120
–
150
mg/l
đối
với
TTCT.
Sau
khi
mưa
lớn,
nước
trong
ao
thường
bị
đục
do
bùn,
đất,
hạt
sét…
lơ
lửng
cùng
với
đó
là
sự
hoạt
động
của
các
sinh
vật
bên
trong
ao
nuôi.
Để
xử
lý,
cần
dùng
15
kg
thạch
cao/500
m3
nước,
nếu
sau
2
lần
đánh
mà
nước
vẫn
chưa
trong
thì
nên
tăng
nồng
độ
ở
lần
thứ
3.
Chú
ý,
trước
khi
sử
dụng
thạch
cao
phải
nâng
độ
kiềm
của
ao
lên
100
ppm.
Trường
hợp
không
có
hiệu
quả,
có
thể
dùng
thêm
Sunfat
nhôm
Al2(SO4)3 với
lượng
1
kg/100
m3 nước.
Khi
sử
dụng
phương
pháp
này
chú
ý
phải
tăng
pH
và
độ
kiềm
của
ao.
Sau
khi
nước
đã
giảm
đục,
cần
phải
sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
gây
màu
nước.
Quản
lý
sức
khỏe
tôm
Cần
theo
dõi
tình
hình
thời
tiết
để
điều
tiết
lượng
thức
ăn
cho
tôm;
sau
khi
mưa
bão
chấm
dứt
mới
cho
ăn
trở
lại
nhưng
chỉ
với
lượng
30
–
50%
so
lúc
bình
thường.
Bên
cạnh
đó,
bổ
sung
thêm
Vitamin
C,
khoáng
chất,
vi
sinh
đường
ruột
(men
tiêu
hóa),
chất
bổ
gan,
chất
tăng
đề
kháng
Beta-glucan
để
tăng
cường
sức
chống
chịu
cho
tôm
trước
thay
đổi
của
thời
tiết
và
môi
trường.
Cần
hạn
chế
mầm
bệnh
trong
ao
bằng
cách
sử
dụng
các
chế
phẩm
sinh
học
an
toàn
để
diệt
khuẩn
nước
ao.
Đồng
thời
quản
lý
sức
khỏe
của
tôm,
thường
xuyên
quan
sát
phản
ứng,
màu
sắc,
đường
ruột,
gan
tụy,
phân
tôm,
màu
nước
ao
nuôi.
Khi
độ
mặn
trong
ao
thấp
hơn
8‰
thường
xuất
hiện
tảo
lục
có
màu
xanh,
nếu
chúng
phát
triển
mạnh
sẽ
gây
nên
hiện
tượng
tảo
nở
hoa,
khiến
tôm
bị
đen
hoặc
vàng
mang.
Để
khắc
phục,
cần
giảm
thức
ăn.
Dùng
BKC
800
với
nồng
độ
0,5
ppm.
Chọn
khoảng
1/3
diện
tích
ao
hướng
cuối
gió
để
tạt
vào
lúc
trời
nắng
gắt
(không
sử
dụng
quạt
nước).
Vớt
bọt
tảo
tàn
sau
khi
sử
dụng
thuốc.
Lặp
lại
khoảng
2
–
3
lần.
Sử
dụng
chế
phẩm
sinh
học
để
hấp
thu
khí
độc
do
xác
tảo
lắng
dưới
đáy
ao
sinh
ra.
Sử
dụng
thuốc,
hóa
chất
để
tiêu
độc,
khử
trùng
và
xử
lý
môi
trường
nước
sau
khi
mưa,
bão,
lũ
tan
(nếu
bị
ô
nhiễm).
Trong
trường
hợp
có
tôm
bị
chết
thì
xử
lý
theo
hướng
dẫn
của
cơ
quan
quản
lý
địa
phương
(tiến
hành
tiêu
độc,
khử
trùng
và
xử
lý
môi
trường
nước).
Lưu
ý
thả
giống
mới
Thông
thường,
sau
bão,
nhiều
hộ
nuôi
sẽ
chuẩn
bị
thả
giống
mới
vì
cho
rằng
lúc
này
môi
trường
nước
sẽ
tốt
hơn
do
sóng
lớn,
nước
rút
của
thủy
triều
cuốn
đi
những
chất
thải
lâu
ngày,
nhất
là
chất
thải
nền
đáy,
thêm
vào
đó
là
lượng
nước
biển
đưa
vào
thay
thế
nước
cũ
sẽ
sạch
và
nhiều
dinh
dưỡng
hơn.
Tuy
nhiên,
đây
cũng
được
xem
là
thời
điểm
dễ
xảy
ra
dịch
bệnh,
là
cơ
hội
cho
vi
khuẩn,
virus
xâm
nhập,
phát
triển
mạnh.
Nguyên
nhân
là
do
các
chất
thải
công
nghiệp,
nông
nghiệp
như
xác
động,
thực
vật,
rác
thải,
hóa
chất…
từ
hoạt
động
sản
xuất
còn
tồn
đọng
chưa
được
xử
lý
triệt
để.
Vì
vậy,
trong
trường
hợp
chuẩn
bị
cho
vụ
mới,
người
nuôi
cần
lưu
ý,
phải
chuẩn
bị
ao
nuôi
thật
kỹ
trước
khi
thả
giống.
Nước
phải
được
xử
lý
bằng
Chlorine
30
ppm,
chạy
quạt
10
–
15
ngày
trước
khi
thả
giống.
Ao
nuôi
có
hệ
thống
an
toàn
sinh
học,
có
ao
chứa
lắng,
không
lấy
nước
trực
tiếp
cấp
vào
ao
nuôi.
Các
yếu
tố
môi
trường
nên
được
theo
dõi
trong
ngày
để
điều
chỉnh
hợp
lý
.