13:55 ICT Chủ nhật, 13/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19


Hôm nayHôm nay : 1458

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15278

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3983942

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Kháng sinh, tạp chất đang hủy hoại ngành tôm

Thứ hai - 30/05/2016 11:14
Năm 2015 là năm đầy khó khăn với ngành thủy sản, đặc biệt là ngành tôm do những tác động của biến động tỷ giá, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn… Tuy vậy, khó khăn cũng còn bắt nguồn từ chính những yếu kém nội tại của ngành, cần phải có hướng tháo gõ trong thời gian tới.


Tình trạng kháng sinh, tạp chất tràn lan

Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), sau thời kỳ hoàng kim năm 2014, bước sang năm 2015, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu tôm đã giảm rất mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2015 đạt gần 3 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 25% so với năm 2014. Xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đều giảm mạnh, như Mỹ (giảm 38%), EU (giảm 19%), Nhật Bản (giảm 21%), Trung Quốc (giảm 15%).

Theo giải thích của bà Lê Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Vaseppro (Vasep), xuất khẩu thủy sản, trong đó có xuất khẩu tôm gặp phải hai "cơn lốc" lớn trong năm 2015. Thứ nhất là các nước đối thủ cạnh tranh liên tục phá giá đồng nội tệ khiến tôm Việt Nam giảm sức cạnh tranh. Thứ hai là cơn lốc giảm giá thủy sản. Ví dụ, năm 2015 tôm sú cỡ 16/20 của Việt Nam đã giảm 14%, từ 11,3 đô la Mỹ xuống còn 9,75 đô la Mỹ/pound; tôm sú vỏ cỡ 21/25 giảm gần 30% từ 7,5 đô la Mỹ xuống còn 5,8 đô la Mỹ.

Bên cạnh những yếu tố vĩ mô mà bà Hằng đưa ra, theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú, xuất khẩu năm 2015 gặp khó còn nằm chính ở những bất cập nội tại của ngành. Hiện nay, giá thành nuôi tôm tại Việt Nam đang rất cao, trong khi các nước đối thủ như Ấn Độ và Indonesia đang có những lợi thế vượt trội khi tìm được phương pháp nuôi tôm giá rẻ, chất lượng tốt.

Ngoài giá thành cao, ngành tôm cũng đang bộc lộ điểm yếu khi tỷ lệ tôm nhiễm kháng sinh và vi sinh còn rất cao, đặc biệt là việc bơm trích tạp chất và nạn cắm tăm tre, tăm dừa vào tôm.

“Vừa rồi, tôi đi công tác ở Nhật, khách hàng cho biết vì tình trạng bơm trích tạp chất, cắm tăm tre, tăm dừa vào tôm nên họ không mua tôm sú của Việt Nam nữa mà chuyển sang mua của Philippines và Indoenseia”, ông Quang nói và cho biết thêm, khách hàng Nhật nói nếu đảm bảo 100% tôm không bị dính tạp chất, họ sẽ mua nhưng việc này là rất khó.

Hiện nay, tôm sú Việt Nam nuôi theo hình thức quảng canh nên sản lượng rất thấp, gom nhiều hộ mới được vài chục ký để chế biến. Nếu phải kiểm soát tới từng hộ nuôi tôm thực sự là một bài toàn khó. Hơn nữa, dù Minh Phú đã mua rất nhiều máy móc hiện đại để kiểm soát kháng sinh, tạp chất mà nhiều khi hàng vẫn bị nhiễm kháng sinh, không hiểu ở đâu ra.

Hiện tại lượng tôm sú tồn kho trong các nhà máy rất nhiều nên sang quí 1-2016, các nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng, có nhà máy chỉ sản xuất chừng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, có nhà máy được 50%. Đồng thời, diện tích thả giống của các hộ dân từ đầu năm tới giờ cũng rất thấp, chỉ 20% diện tích, còn lại 80% là treo ao.

Bên cạnh những khó khăn trước mắt, ngành tôm còn gặp những khó khăn mang tính hệ thống như chưa có quy hoạch các vùng nuôi tôm quy mô lớn; chưa có quy trình nuôi, công nghệ nuôi tốt; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngành tôm còn hạn chế; chưa có trung tâm nghiên cứu, gia hóa, chọn giống tôm bố mẹ và cũng chưa có nơi sản xuất tôm giống bố mẹ có đặc tính sinh học tốt, vượt trội; thức ăn tôm của Việt Nam gần như toàn bộ do các công ty nước ngoài sản xuất nên họ độc quyền, thao túng…

Hướng đi nào?

Để giải quyết được vấn đề của ngành tôm, theo các chuyên gia, Chính phủ cần phải xác định lại vị thế ngành xuất khẩu tôm để có sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Phải định vị rõ ràng sản phẩm tôm Việt Nam trên thương trường thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt để từ đó xác định được chiến lược quy hoạch, đầu tư và có chính sách khuyến khích phù hợp.

Theo đó, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPT&NT) cần có các chương trình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về tôm sạch (không kháng sinh) cho người nuôi, nậu vựa, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến để có nguyên liệu tôm không kháng sinh, không tạp chất.

Ông Quang cho hay, để cứu ngành tôm Việt Nam, quan trọng nhất là phải thành lập được chuỗi giá trị có trách nhiệm, tức tất cả mọi người trong chuỗi cung ứng tôm phải có trách nhiệm với công việc của mình và được hưởng lợi từ trách nhiệm đó. Không thể vì lợi ích trước mắt mà hủy hoại cả một ngành tôm.

Bên cạnh đó, cần đầu tư nghiên cứu các mô hình nuôi bền vững để ổn định và tăng trưởng sản lượng phù hợp với điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt.

Ông Quang đề xuất nên áp dụng mô hình nuôi tôm của Ecuador, tức nuôi tôm kháng bệnh và nuôi ở mật độ thấp, vừa sức tải môi trường mà lại tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên như thủy triều, sức gió. Do đó, mặc dù Ecuador nuôi với mật độ thấp nhưng lại cho năng suất cao hơn so với việc nuôi tôm mật độ cao ở Việt Nam. Đồng thời, giá thành sản xuất tôm của Ecuador chỉ khoảng 50.000 đồng/kg, trong khi của Việt Nam hiện nay là 100.000 đồng/kg

Do đó, Chính phủ và Bộ NNPT&NT cần quy hoạch các khu nuôi tôm có diện tích 1.000-5.000 héc ta cho mỗi khu và mỗi vùng có 2-5 khu như vậy, tạo cơ chế ưu đãi (về thuế, vay vốn,…) có kênh cấp, thoát nước riêng, có nguồn nước sạch và nước đá đạt tiêu chuẩn cho thu hoạch, bảo quản tôm; có đường giao thông để xe 10-20 tấn vào được…

Theo phân tích về triển vọng thị trường tôm năm 2016 của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn (Ipsard), giá tôm đã chạm đáy và có xu hướng đi ngang trong năm 2016. Bên cạnh đó, Ipsard còn cung cấp một số thông tin theo chiều hướng có lợi cho tôm Việt Nam như Mỹ tăng thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ và nguồn cung tôm Ấn Độ giảm; uy tín của ngành tôm Thái Lan đang giảm. Tuy nhiên, xâm nhập mặn lại đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất tôm Việt Nam.







TBKTSG Online








 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập