Trong
nuôi
trồng
thủy
sản,
thức
ăn
thường
chiếm
khoảng
50
-
80%
chi
phí
giá
thành
sản
phẩm
(tùy
thuộc
vào
từng
đối
tượng
nuôi).
Hiện
nay,
các
nhà
sản
xuất
hướng
đến
việc
cho
ra
đời
loại
thức
ăn
bền
vững,
chi
phí
thấp
nhằm
giảm
giá
thành
và
gia
tăng
lợi
nhuận
cho
người
nuôi.
Ngành
sản
xuất
tiềm
năng
Hiện
nay,
cả
nước
có
khoảng
404
cơ
sở
sản
xuất,
nhập
khẩu
thức
ăn
thủy
sản
(thức
ăn
hỗn
hợp,
thức
ăn
bổ
sung
và
nguyên
liệu
sản
xuất
thức
ăn),
tập
trung
tại
các
tỉnh,
thành
phố
như:
TP
Hồ
Chí
Minh,
Đồng
Tháp,
Cần
Thơ,
Bình
Dương,
Khánh
Hòa,
Hà
Nội,
Đồng
Nai,
Long
An.
Số
lượng
sản
phẩm
thức
ăn
đa
dạng,
có
khoảng
8.000
sản
phẩm
đang
được
lưu
hành
(khoảng
3.000
sản
phẩm
thức
ăn
hỗn
hợp,
5.000
sản
phẩm
thức
ăn
bổ
sung
và
nguyên
liệu
thức
ăn).
Nguyên
liệu
cho
chế
biến
thức
ăn
tôm
phần
lớn
được
nhập
khẩu.
Thức
ăn
nuôi
tôm
chủ
yếu
thông
qua
hệ
thống
đại
lý
phân
phối
kinh
doanh
để
cung
ứng
đến
ao
nuôi.
Thức
ăn
cho
nuôi
biển
cung
cấp
bởi
hai
nguồn
chính
là
sản
xuất
trong
nước
và
nhập
ngoại.
Thức
ăn
hỗn
hợp
hoàn
chỉnh
phục
vụ
nuôi
cá
biển
phần
lớn
được
nhập
khẩu.
Thức
ăn
tự
chế
từ
tận
dụng
các
loại
phế,
phụ
phẩm
trong
nông
nghiệp,
các
loài
cá
tạp
được
sử
dụng
khá
phổ
biến
trong
nuôi
biển,
đặc
biệt
nuôi
cá
và
tôm
hùm.
Ảnh
minh
họa
Việc
sản
xuất
và
cung
cấp
thức
ăn
chuyên
cho
nghề
nuôi
cá
biển
vẫn
chưa
phát
triển
mạnh.
Phần
lớn
lượng
thức
ăn
công
nghiệp
cho
nuôi
biển
do
các
doanh
nghiệp
đầu
tư
nước
ngoài
sản
xuất
hoặc
nhập
ngoại
nên
khó
kiểm
soát
được
giá
thành,
chất
lượng,
nguồn
gốc
thức
ăn
cũng
như
khả
năng
và
các
phương
thức
cung
cấp.
Đây
là
một
trong
những
yếu
tố
tác
động
đến
phát
triển
bền
vững
của
nuôi
biển
hiện
nay,
dẫn
đến
chậm
phát
triển.
Hiện
nay,
Viện
Nghiên
cứu
NTTS
I
đã
chủ
động
nghiên
cứu
công
thức
thức
ăn
riêng
cho
cá
biển
và
đặt
hàng
doanh
nghiệp
sản
xuất
gia
công,
cung
ứng
cho
nuôi
cá
biển
tại
vịnh
Vân
Phong
(Khánh
Hòa),
bước
đầu
có
hiệu
quả
tốt.
Chờ
sản
phẩm
giá
rẻ
Xu
hướng
sử
dụng
thức
ăn
công
nghiệp
trong
nuôi
trồng
thủy
sản
gia
tăng
do
tính
tiện
lợi,
các
yêu
cầu
của
môi
trường
và
những
đòi
hỏi
về
hàm
lượng
dinh
dưỡng
của
các
đối
tượng
nuôi.
Trong
tương
lai,
nhu
cầu
về
số
lượng
thức
ăn
công
nghiệp
sẽ
tăng
tỷ
lệ
thuận
với
sản
lượng
và
cũng
đòi
hỏi
một
lượng
nguyên
liệu
tương
đương
để
sản
xuất.
Thành
phần
chính
để
sản
xuất
thức
ăn
cho
nuôi
trồng
thủy
sản
là
bột
cá,
nguồn
nguyên
liệu
này
được
cung
cấp
chủ
yếu
từ
khai
thác.
Trong
khi
đó,
theo
dự
báo
của
FAO
thì
nghề
khai
thác
thủy
sản
sẽ
không
tăng
lên
về
sản
lượng,
đây
sẽ
là
một
khó
khăn
rất
lớn
cho
ngành
công
nghiệp
sản
xuất
bột
cá
của
các
nước
trên
thế
giới.
Thức
ăn
có
nhiều
chủng
loại
đa
dạng
và
phong
phú
được
sản
xuất
trong
nước
và
nhập
khẩu
từ
các
nước
khác
nhau;
tuy
nhiên,
phần
lớn
các
loại
thức
ăn
có
hệ
số
chuyển
đổi
thức
ăn
thấp
(1,5
-
2,2).
Trong
thời
gian
tới,
sẽ
có
những
loại
thức
ăn
được
sản
xuất
với
giá
thành
rẻ
do
áp
dụng
các
quy
trình
sản
xuất
tiên
tiến,
hệ
số
chuyển
đổi
thức
ăn
thấp,
sẽ
rút
ngắn
được
thời
gian
nuôi
và
giảm
nguy
cơ
ô
nhiễm
môi
trường.
Từng
bước
hiện
đại
hóa
Trong
bối
cảnh
hội
nhập,
tự
do
hóa
thương
mại,
kinh
tế
thị
trường
và
cạnh
tranh
khốc
liệt
hiện
nay,
việc
thu
hút
vốn
đầu
tư
trong
nước
và
nước
ngoài,
mở
rộng
liên
doanh
liên
kết
là
cần
thiết.
Trên
cơ
sở
đó,
tranh
thủ
các
kinh
nghiệm
về
kỹ
thuật
và
quản
lý
để
chủ
động
xây
dựng
cơ
sở
sản
xuất
thức
ăn
nuôi
trồng
thủy
sản
gắn
với
vùng
nguyên
liệu
bột
tôm,
bột
cá
để
hoàn
thiện
hệ
thống
liên
hoàn
nhằm
tối
ưu
hóa
sử
dụng
tài
nguyên
và
tối
đa
hóa
lợi
nhuận
trong
chuỗi
giá
trị.
Bên
cạnh
đó,
từng
bước
hiện
đại
hóa
nghề
sản
xuất
thức
ăn
cho
nuôi
trồng,
xây
dựng
và
hoàn
thiện
công
nghệ
sản
xuất
thức
ăn
công
nghiệp
hệ
số
thấp
cho
tất
cả
những
đối
tượng
nuôi
xuất
khẩu
chủ
lực
trên
cơ
sở
sử
dụng
nguyên
liệu
sẵn
có
của
địa
phương.
Kết
hợp
với
các
viện,
trường,
công
ty
nghiên
cứu
và
sản
xuất
các
loại
thức
ăn
viên
nổi
cho
các
đối
tượng
như
cá
lóc,
cá
rô
phi,
tôm
càng
xanh
với
giá
thành
phù
hợp,
đảm
bảo
nuôi
trồng
có
hiệu
quả;
đồng
thời
đẩy
mạnh
xây
dựng
nhà
máy
thức
ăn
công
nghiệp
phục
vụ
nuôi
tôm
nước
lợ.
Hiện
nay,
đang
có
nhiều
hướng
nghiên
cứu
sử
dụng
nguyên
liệu
khác
để
thay
thế
cho
bột
cá
trong
sản
xuất
thức
ăn
và
đã
có
những
thành
công
bước
đầu.
Như
vậy,
sẽ
giảm
sự
lệ
thuộc
và
bị
động
dẫn
đến
thiếu
tính
ổn
định
trong
sản
xuất.
>> Hiện
nay,
cả
nước
có
khoảng
120
nhà
máy
sản
xuất
thức
ăn.
Số
lượng
công
ty
sản
xuất
thức
ăn
có
vốn
đầu
tư
nước
ngoài
cũng
tăng
đáng
kể
trong
vòng
5
năm
qua,
trong
đó
chủ
yếu
là
các
doanh
nghiệp
FDI
như
C.P,
Uni-President,
Proconco,
Cargill,
De
Heus,
Skretting... |