EHP
là
ký
sinh
trùng
ký
sinh
nội
bào,
sử
dụng
dinh
dưỡng,
năng
lượng
dự
trữ
trong
gan,
tụy,
dẫn
đến
tôm
không
đủ
dinh
dưỡng,
năng
lượng
cho
quá
trình
tăng
trưởng
và
lột
xác.
Hậu
quả
của
EHP
khiến
tôm
nuôi
chậm
lớn,
giảm
sức
đề
kháng,
tăng
nguy
cơ
nhiễm
bệnh
thứ
phát
(EHP
thường
xuất
hiện
cùng
tác
nhân
gây
bệnh
đốm
trắng,
hoại
tử
gan
tụy
cấp,
hội
chứng
phân
trắng
nên
việc
phát
hiện
và
xử
lý
bệnh
phức
tạp
hơn).
EHP
xuất
hiện
nhiều
ở
các
ao
nuôi
tôm
thâm
canh
và
nuôi
nhiều
vụ
trên
năm.
Theo
khuyến
cáo
của
các
nhà
khoa
học,
EHP
có
thể
lây
nhiễm
từ
nhiều
nguồn
khác
nhau
(i)
môi
trường
ô
nhiễm
với
mầm
bệnh
sẵn
có
trong
môi
trường
ao
nuôi;
(ii)
có
sẵn
trong
nguồn
thức
ăn
tự
nhiên
như
mực,
hàu
và
con
dời;
(iii)
nguồn
tôm
giống
không
an
toàn
dịch
bệnh.
Để
chủ
động
phòng
chống
dịch
bệnh,
giảm
thiểu
thiệt
hại,
người
nuôi
cần
thực
hiện
một
số
nội
dung
sau:
Phòng
bệnh
EHP
chủ
yếu
dựa
vào
việc
áp
dụng
các
biện
pháp
kỹ
thuật
trong
việc
lựa
chọn
tôm
giống,
quản
lý
ao
nuôi,
thức
ăn,
môi
trường
nước
trước,
trong
quá
trình
nuôi
và
thực
hiện
đầy
đủ
các
biện
pháp
về
an
toàn
sinh
học.
Thực
hiện
tốt
các
biện
pháp
phòng,
chống,
khai
báo
dịch
bệnh
theo
Thông
tư
số
04/2016/TT-BNNPTNT
ngày
10/5/2016
của
Bộ
NN&PTNT,
quy
định
về
phòng,
chống
bệnh
dịch
bệnh
động
vật
thủy
sản;
Quản
lý,
xử
lý
tốt
môi
trường
nuôi,
thường
xuyên
theo
dõi
các
biến
động
thời
tiết,
môi
trường
để
có
biện
pháp
xử
lý
kịp
thời,
kiểm
soát
môi
trường
nuôi
không
để
tảo
phát
triển
quá
mức,
tảo
tàn,
phú
dưỡng…
ảnh
hưởng
đến
sức
khỏe
tôm
nuôi;
Đối
với
thức
ăn
tươi
sống:
Phải
xử
lý
triệt
để
mầm
bệnh,
đảm
bảo
nguồn
thức
ăn
(đặc
biệt
thức
ăn
cho
tôm
bố
mẹ)
không
nhiễm
tác
nhân
gây
bệnh.
Có
thể
tham
khảo
một
số
phương
pháp
như:
sau
khi
sơ
chế
bằng
các
hóa
chất
được
phép
sử
dụng,
thực
hiện
cấp
đông
để
giảm
thiểu
tối
đa
mầm
bệnh
EHP.
Riêng
đối
với
con
dời,
có
thể
tiến
hành
rửa
sạch
qua
nguồn
nước
chảy
liên
tục
hỗ
trợ
giảm
thiểu
tối
đa
nguy
cơ
tồn
tại
tác
nhân
gây
bệnh
EHP.
Tăng
cường
giám
sát
chủ
động,
phối
hợp
lấy
mẫu
xét
nghiệm
xác
định
tác
nhân
gây
bệnh
trên
tôm
nuôi,
đặc
biệt
bệnh
EHP
tại
các
cơ
sở
sản
xuất
giống.
Sử
dụng
nguồn
tôm
giống
khỏe
mạnh,
không
mang
mầm
bệnh.
Với
các
lô
tôm
giống,
ao
mới
thả
mà
phát
hiện
nhiễm
EHP
thì
nên
tiêu
hủy,
xử
lý
triệt
để
mầm
bệnh
trước
khi
thả
vụ
mới.
Chi
cục
Chăn
nuôi
và
Thú
y
tỉnh
Thừa
Thiên
–
Huế