AHPND
(Bệnh
hoại
tử
gan
tụy
cấp)
hay
EMS
(Hội
chứng
chết
sớm)
có
đặc
điểm
là
lây
lan
rất
nhanh,
tỷ
lệ
chết
cao
(có
thể
lên
tới
100%),
thường
trong
vòng
30
-
35
ngày
thả
ao
nuôi
với
tôm
post
hoặc
tôm
nhỏ.
Bệnh
do
thể
thực
khuẩn
của
vi
khuẩn
Vibrio
parahaemolyticus
gây
ra,
chúng
đi
qua
đường
miệng
và
xâm
nhập
vào
đường
tiêu
hóa
của
tôm,
sau
đó
tạo
ra
độc
tố
phá
hủy
cấu
trúc
và
chức
năng
cơ
quan
tiêu
hóa
của
tôm
là
gan
tụy.
Đặt
vấn
đề
AHPND
(Bệnh
hoại
tử
gan
tụy
cấp)
hay
EMS
(Hội
chứng
chết
sớm)
trên
tôm
nuôi
lần
đầu
tiên
được
phát
hiện
tại
Trung
Quốc
năm
2009
(nhưng
tại
thời
điểm
đó
chưa
được
quan
tâm).
Đầu
năm
2011,
bệnh
bùng
phát
và
trở
nên
nghiêm
trọng,
80%
sản
lượng
tôm
bị
chết
tại
các
tỉnh
Hải
Nam,
Quảng
Đông,
Phúc
Kiến
và
Quảng
Tây,
Trung
Quốc
(Leaío
&
Mohan,
2012).
Dịch
bệnh
xuất
hiện
và
bùng
phát
trên
TTCT
được
nuôi
ở
Việt
Nam
năm
2010,
ở
Malaysia
năm
2011,
ở
Thái
Lan
năm
2012
và
2013
và
ở
Philippines
năm
2013
và
2014.
Ước
tính
thiệt
hại
trực
tiếp
và
gián
tiếp
do
AHPND
gây
ra
cho
ngành
nuôi
tôm
của
khu
vực
châu
Á
lên
tới
1
tỷ
USD
(FAO,
2013).
Đặc
điểm
của
bệnh
AHPND
là
lây
lan
rất
nhanh,
tỷ
lệ
chết
cao
(có
thể
lên
tới
100%),
thường
trong
vòng
30
-
35
ngày
thả
ao
nuôi
với
tôm
post
hoặc
tôm
nhỏ.
Bệnh
do
thể
thực
khuẩn
của
vi
khuẩn
Vibrio
parahaemolyticus
gây
ra,
chúng
đi
qua
đường
miệng
và
xâm
nhập
vào
đường
tiêu
hóa
của
tôm,
sau
đó
tạo
ra
độc
tố
phá
hủy
cấu
trúc
và
chức
năng
cơ
quan
tiêu
hóa
của
tôm
là
gan
tụy.
Do
đó,
việc
đánh
giá
thử
nghiệm
này
rất
cần
thiết
nhằm
xác
định
khả
năng
chống
lại
vi
khuẩn
Vibrio
parahaemolyticus.
Pondguard,
chế
phẩm
do
nhóm
nghiên
cứu
thuộc
PT
Asclepius
Pharmaceutical
Sciences
Indonesia,
Indonesia
nghiên
cứu
sản
xuất
và
cung
cấp
cho
thử
nghiệm
này.
Đây
là
một
hỗn
hợp
các
tinh
dầu
chiết
xuất
từ
thiên
nhiên
như
tinh
dầu
oải
hương,
tinh
dầu
khuynh
diệp,
tinh
dầu
thông
giúp
duy
trì
khả
năng
miễn
dịch
của
tôm,
giúp
bảo
vệ
tôm
khỏi
các
bệnh
truyền
nhiễm.
Sản
phẩm
Pondguard
đã
được
cấp
phép
bởi
Bộ
Thủy
sản
Indonesia,
số
đăng
ký
D
16060285
-
HBC.
Sản
phẩm
ở
dạng
lỏng,
hòa
tan
tốt
trong
nước,
không
màu
và
có
pH
6,8
-
7,4
(Jha
và
ctv,
2016).
Phương
pháp
thí
nghiệm
TTCT
dùng
cho
thí
nghiêm
này
có
khối
lượng
trung
bình
0,6
-
0,8
g/con
(đây
là
kích
cỡ
tôm
dễ
bị
tấn
công
bởi
vi
khuẩn
Vibrio
parahaemolyticus).
Tôm
thí
nghiệm
đã
được
sàng
lọc
bằng
Real
time
PCR
các
tác
nhân
gây
bệnh
đốm
trắng,
AHPND
và
vi
bào
tử
trùng
gây
bệnh
tại
Chi
cục
Thú
y
vùng
II
vào
tháng
12/2019.
Tác
nhân
gây
bệnh
là
Vibrio
parahaemolyticus
(VP)
-
chủng
gây
bệnh
AHPND
được
sử
dụng
trong
thí
nghiệm
là
VP36,
được
phân
lập
từ
tôm
bị
nhiễm
AHPND
(chủng
đã
được
phân
lập
từ
tôm
bệnh
lấy
ở
Sóc
Trăng
vào
tháng
9/2016).
Chủng
VP36
được
bảo
quản
ở
-
800C
trong
môi
trường.
Vi
khuẩn
được
xác
nhận
là
VP
khi
cho
khuẩn
lạc
màu
xanh
trên
môi
trường
TCBS
agar
(Thiosulfate
Citrate
Bile
Salts
Sucrose
Agar)
và
khuẩn
lạc
màu
tím
trên
môi
trường
CAV
(Chrom
Agar
Vibrio),
dương
tính
khi
kiểm
tra
bằng
phương
pháp
PCR
với
mồi
AP3
(Sirikharin
và
ctv,
2014).
Tôm
thí
nghiệm
được
cho
ăn
3
lần
một
ngày
vào
8h,
12h30
và
17h
hàng
ngày.
Bể
nuôi,
hệ
thống
sục
khí
và
sản
phẩm
Pondguard
được
sử
dụng
theo
liều
lượng
hướng
dẫn
của
nhà
sản
xuất.
Thiết
kế
thí
nghiệm
Chuẩn
bị
bể
thí
nghiệm
bằng
thủy
tinh.
Mỗi
bể
chứa
30
lít
nước
biển
(nồng
độ
15‰),
có
hệ
thống
sục
khí
liên
tục
và
duy
trì
nhiệt
độ
nước
từ
28
-
300C.
Nhóm
thí
nghiệm
và
nhóm
đối
chứng
được
bố
trí
trong
hai
phòng
riêng
biệt,
khoảng
cách
giữa
hai
phòng
khoảng
15
m.
Tôm
được
thả
với
mật
độ
15
-
20
con/bể.
Hoạt
hóa
vi
khuẩn
VP36
trên
môi
trường
CAV,
vi
khuẩn
được
nuôi
cấy
trong
môi
trường
TSB+
trong
18
giờ,
ở
nhiệt
độ
280C.
Sản
phẩm
Pondguard
được
cho
vào
trong
bước
nuôi
cấy
vi
khuẩn.
Có
hai
nhóm
thí
nghiệm:
Thí
nghiệm
1,
sản
phẩm
được
cho
trực
tiếp
sau
khi
cấy
vi
khuẩn
và
nuôi
lắc
trong
18
tiếng.
Nhóm
2,
sau
18
giờ
nuôi
lắc
vi
khuẩn,
sản
phẩm
được
cho
vào
môi
trường
và
giữ
tiếp
trong
3
giờ
trước
khi
tiến
hành
cho
lây
nhiễm.
Dùng
hộp
nhựa
chứa
khoảng
300
ml
dung
dịch
gồm
nước
biển
và
30
ml
môi
trường
vi
khuẩn
TSB+,
có
sục
khí
liên
tục,
ngâm
15
-
20
con
tôm
trong
15
phút.
Sau
đó,
chuyển
tất
cả
vào
bể
nuôi
có
chứa
nước
biển,
giảm
mật
độ
vi
khuẩn
xuống
106
tế
bào/ml.
Tỷ
lệ
thức
ăn
là
7%
trọng
lượng
tôm,
cho
ăn
3
lần/ngày
trong
suốt
thời
gian
tiến
hành
thử
nghiệm.
Trong
vòng
48
giờ
sau
khi
cho
lây
nhiễm
sẽ
không
thay
nước,
sau
đó
sẽ
thay
20%
nước
trong
bể
mỗi
ngày.
Quan
sát
lượng
tôm
chết
vào
cùng
thời
gian
cho
tôm
ăn.
VP
tổng
số
trong
nước
được
đếm
bằng
cách
đếm
khuẩn
lạc
trên
môi
trường
TCBS.
Mẫu
nước
được
lấy
hàng
ngày
sau
khi
thay
nước.
Mẫu
nước
được
lấy
ở
3
bể
trong
mỗi
nhóm.
VP
tổng
số
trên
tôm
được
đếm
bằng
phương
pháp
RT-PCR.
Mẫu
tôm
(tôm
sống)
được
lấy
vào
lúc
0
giờ
(trước
khi
tiến
hành
lây
nhiễm)
và
lấy
2
ngày/lần.
Kết
quả
Trong
nhóm
thí
nghiệm
1,
Pondguard
được
cho
vào
môi
trường
nuôi
TSB+
với
tỷ
lệ
0,2%
canh
trường
cùng
lúc
với
cấy
vi
khuẩn,
nuôi
trong
vòng
18
giờ.
Trong
thí
nghiệm
2,
Pondguard
được
cho
với
tỷ
lệ
0,3%
canh
trường,
cho
vào
sau
khi
vi
khuẩn
đã
được
nuôi
18
giờ.

Hình 1:
Tỷ
lệ
tôm
chết
cộng
dồn
sau
8
ngày
gây
nhiễm
Mật
độ
của
vi
khuẩn
trong
nhóm
đối
chứng
dương
sau
18
giờ
nuôi
cấy
là
9,4x108
cfu/ml,
lượng
vi
khuẩn
phát
triển
đã
được
phát
hiện
trong
hai
nhóm.
Không
có
trường
hợp
tôm
chết
nào
được
ghi
nhận
trong
nhóm
thí
nghiệm
dùng
sản
phẩm
Pondguard.
Trong
nhóm
đối
chứng
dương,
tỷ
lệ
chết
là
45%
vào
ngày
thứ
8
sau
khi
gây
nhiễm.
Không
có
tôm
chết
trong
nhóm
đối
chứng
âm.
Trong
nhóm
đối
chứng
dương,
tôm
bắt
đầu
chết
sau
12
giờ
gây
nhiễm.
Nhóm
đối
chứng
âm
và
nhóm
thí
nghiệm
không
có
tôm
chết.
Các
dấu
hiệu
biểu
hiện
trên
tôm
bị
nhiễm
bệnh
AHPND
rất
điển
hình,
như:
dạ
dày
và
ruột
rỗng,
gan
tụy
nhợt
nhạt.
Không
quan
sát
được
các
dấu
hiệu
điển
hình
đó
trong
nhóm
thí
nghiệm
1.
Trong
nhóm
thí
nghiệm
2,
các
dấu
hiệu
bệnh
AHPND
xuất
hiện
trong
ngày
đầu
tiên
cho
lây
nhiễm
với
tỷ
lệ
6,7%.
Trong
nhóm
thí
nghiệm
2,
tôm
dần
phục
hồi
theo
từng
ngày
và
hoàn
toàn
bình
thường
vào
ngày
thứ
8
sau
khi
cho
lây
nhiễm;
các
dấu
hiệu
nhiễm
bệnh
đạt
tỷ
lệ
tối
đa
100%
trong
ngày
đầu
tiên
gây
nhiễm.
Không
có
dấu
hiệu
nhiễm
bệnh
AHPND
ở
nhóm
đối
chứng
âm.
Khả
năng
tiêu
thụ
thức
ăn
cũng
được
sử
dụng
là
chỉ
số
để
đánh
giá
về
tình
trạng
sức
khỏe
cũng
như
mức
độ
stress
của
tôm.
Trong
nhóm
thí
nghiệm
1,
tôm
duy
trì
tiêu
thụ
thức
ăn
ở
mức
tối
đa.
Trong
nhóm
thí
nghiệm
2
có
sự
giảm
nhẹ
về
việc
tiêu
thụ
thức
ăn
xảy
ra
đồng
thời
với
việc
xuất
hiện
các
dấu
hiệu
bệnh
AHPND.
Việc
tiêu
thụ
thức
ăn
trong
nhóm
đối
chứng
dương
giảm
mạnh.
Điều
này
cho
thấy
trong
nhóm
thí
nghiệm
có
dùng
sản
phẩm
Pondguard,
tôm
không
xuất
hiện
bệnh
AHPND.
Phân
tích
RT
-
PCR:
Phản
ứng
RT
-
PCR
được
thực
hiện
để
phân
tích
mẫu
gộp
(dạ
dày,
gan
tụy
và
ruột
được
cắt
nhỏ
lẫn
với
nhau).
Nhóm
đối
chứng
dương
có
giá
trị
Ct
(Threshold
cycle)
thấp
có
nghĩa
là
số
lượng
mầm
bệnh
có
mặt
cao.
Sự
có
mặt
của
mầm
bệnh
thấp
đồng
nghĩa
với
giá
trị
Ct
cao,
trong
ngày
đầu
tiên
và
ngày
thứ
3
của
nhóm
thí
nghiệm
1.
Tôm
trong
nhóm
thí
nghiệm
được
phục
hồi
sau
3
ngày
và
tất
cả
các
mẫu
sau
đó
đều
cho
kết
quả
âm
tính
với
AHPND.
Tổng
số
khuẩn
lạc
Vibrio
màu
xanh
từ
mẫu
tôm:
Gan
tụy,
dạ
dày
và
ruột
được
lấy
và
nghiền
lẫn
từ
mẫu
tôm
sống.
Mẫu
lấy
từ
nhóm
đối
chứng
dương
có
số
khuẩn
lạc
xanh
cao
nhất.
Tôm
trong
nhóm
thí
nghiệm
có
số
khuẩn
lạc
thấp
hơn
103
-
102
lần,
đây
là
con
số
được
coi
là
ở
mức
độ
không
nhiễm
bệnh.

Hình
2:
Từ
trái
qua
phải:
đối
chứng
âm,
đối
chứng
dương,
thí
nghiệm
1
và
thí
nghiệm
2.
Các
dấu
hiệu
đặc
trưng
của
AHPND
gồm
ruột
rỗng,
gan
tụy
nhợt
nhạt
được
thấy
rõ
trong
nhóm
đối
chứng
dương.
Mẫu
nước
được
lấy
hàng
ngày
trong
suốt
thời
gian
thí
nghiệm
để
kiểm
tra
lượng
Vibrio
tổng
số
có
trong
môi
trường
nuôi
tôm,
cấy
trên
môi
trường
TCBS
và
đếm
khuẩn
lạc
sau
20
giờ.
Kết
quả
cho
thấy
tổng
số
khuẩn
lạc
VP
trong
mẫu
nước
của
nhóm
đối
chứng
dương
cao
hơn
so
với
các
nhóm
khác.
Kết
luận
Chủng
VP
gây
chết
trên
tôm
với
các
biểu
hiện
đặc
trưng
của
AHPND.
Pondguard
có
khả
năng
kìm
hãm
sự
phát
triển
của
VP
trên
tôm,
vì
vậy
mà
không
có
tôm
bị
chết
và
cũng
không
có
các
đặc
điểm
của
AHPND
xuất
hiện
trên
tôm.
Trong
nhóm
thí
nghiệm
sử
dụng
sản
phẩm
Pondguard,
kết
quả
RT-PCR
âm
tính
cho
thấy
sự
phát
triển
của
VP
đã
bị
ức
chế
hoàn
toàn.
Pondguard
có
khả
năng
tiêu
diệt
vi
khuẩn
VP
trong
nước
nuôi
tôm.