Đang
ở
mức
khá
cao,
giá
tôm
nguyên
liệu
ở
khu
vực
ĐBSCL
bắt
đầu
giảm
mạnh
từ
cuối
năm
2017
và
đến
nay,
xu
hướng
giảm
vẫn
là
chủ
yếu
làm
người
nuôi
tôm
không
khỏi
lo
lắng
khi
mùa
vụ
nuôi
mới
đã
bắt
đầu
với
hầu
hết
các
khoản
chi
phí
đầu
vào
đều
tăng.
Sản
lượng
cao
Thông
thường,
trong
3
tháng
đầu
năm,
các
doanh
nghiệp
đều
thiếu
nguyên
liệu,
buộc
phải
tranh
mua,
đẩy
giá
lên
cao,
nhưng
năm
nay,
sản
lượng
tôm
từ
đầu
năm
đã
tăng
cùng
với
việc
hầu
hết
các
nhà
máy
đều
có
dự
trữ
tôm
từ
vụ
nuôi
2017
tương
đối
khá,
khiến
nguồn
cung
vượt
cầu,
tiến
độ
thu
mua
của
các
nhà
máy
chậm
(không
bức
xúc
nguyên
liệu),
nên
dù
hiện
tại
thương
lái
Trung
Quốc
đã
có
mặt
thu
mua
tại
một
số
vùng
nuôi
tôm,
nhưng
giá
tôm
vẫn
giảm.
Do
không
xảy
ra
mưa
cuối
mùa
và
trái
mùa
lớn
như
năm
ngoái,
nên
phần
lớn
diện
tích
tôm
thả
nuôi
những
tháng
cuối
năm
2017
đều
thành
công,
khiến
sản
lượng
tôm
thu
hoạch
từ
đầu
năm
đến
nay
cao
hơn
so
với
cùng
kỳ
30
-
40%.
Một
hộ
nuôi
tôm
cho
biết:
“Những
ngày
gần
đây,
nếu
chịu
thu
mua,
mỗi
ngày
doanh
nghiệp
có
thể
mua
vào
40
-
50
tấn,
thậm
chí
có
thể
cao
hơn.
Tuy
nhiên,
tôm
thu
hoạch
từ
đầu
năm
đến
nay
chủ
yếu
là
tôm
thẻ
chân
trắng
(TTCT)
cỡ
nhỏ
(80
-
100
con/kg)
do
ảnh
hưởng
thời
tiết
lạnh,
nuôi
mật
độ
cao
nên
tôm
chậm
lớn”.
Điều
tiết
từ
cung
-
cầu
Lý
giải
thêm
về
việc
giá
tôm
giảm
mạnh
trong
những
tháng
đầu
năm,
ông
Võ
Văn
Phục,
Tổng
Giám
đốc
Công
ty
CP
Thủy
sản
sạch
Việt
Nam
cho
biết,
giá
tôm
giảm
có
cả
nguyên
nhân
khách
quan
lẫn
chủ
quan,
hay
nói
cụ
thể
hơn
là
do
tác
động
từ
yếu
tố
cung
-
cầu
là
chính,
sau
đó
mới
đến
các
vấn
đề
thuộc
về
kỹ
thuật.
Trước
hết
là
vấn
đề
tồn
kho
của
cả
doanh
nghiệp
trong
nước
lẫn
các
nhà
nhập
khẩu,
do
Việt
Nam
và
một
số
nước
đều
trúng
mùa,
sản
lượng
tôm
năm
2017
lớn.
Trong
khi,
nước
Mỹ
vừa
trải
qua
một
mùa
đông
khắc
nghiệt,
khiến
việc
tiêu
dùng
tôm
cũng
chậm
lại,
các
nhà
nhập
khẩu
không
vội
nhập
hàng,
nếu
có
mua
họ
cũng
ép
giá.
Thông
tin
về
dự
báo
sản
lượng
tôm
cũng
như
mục
tiêu
xuất
khẩu
tôm
năm
2018
của
Việt
Nam
và
một
số
nước
đều
tăng
và
còn
có
một
phần
từ
phán
quyết
về
thuế
chống
bán
phá
giá
tôm
Việt
Nam
ở
thị
trường
Mỹ.
Theo
dự
báo
của
các
doanh
nghiệp,
với
kết
luận
sơ
bộ
POR12
ít
nhiều
tác
động
đến
thị
trường
tôm,
gây
tâm
lý
bất
an
cho
cả
doanh
nghiệp
chế
biến
xuất
khẩu
trong
nước
lẫn
các
nhà
nhập
khẩu
nước
ngoài.
Nhiều
khả
năng,
doanh
số
xuất
khẩu
vào
thị
trường
Mỹ
của
một
số
doanh
nghiệp
sẽ
bị
giảm,
do
giảm
giá
và
giảm
sản
lượng.
Để
giảm
áp
lực
ở
khâu
tiêu
thụ,
theo
các
doanh
nghiệp,
người
nuôi
không
nên
chạy
theo
thời
vụ
thả
tập
trung
mà
nên
rải
vụ
để
sản
lượng
được
phân
bổ
đều
trong
năm;
phải
cập
nhật
thông
tin
thị
trường
để
chọn
kích
cỡ
tôm
phù
hợp
khi
thu
hoạch;
chọn
mô
hình,
quy
trình
nuôi
thích
hợp
để
có
con
tôm
đạt
chất
lượng
theo
nhu
cầu
thị
trường,
đặc
biệt
là
thị
trường
Trung
Quốc
với
sức
tiêu
thụ
khá
lớn.
Mặt
khác,
để
hỗ
trợ
người
nuôi
tôm
và
doanh
nghiệp,
ngành
chức
năng
cần
có
giải
pháp
ổn
định
thị
trường
giá
cả,
chất
lượng
sản
phẩm
đầu
vào,
nhất
là
con
giống
và
thức
ăn
để
giúp
người
nuôi
giảm
giá
thành,
vì
hiện
tại,
giá
2
mặt
hàng
này
đã
tăng
khá
nhiều
so
năm
2017.
>>
Tại
Sóc
Trăng
và
một
số
tỉnh
lân
cận,
giá
TTCT
loại
80
con/kg
ngày
23/3
được
các
nhà
máy
thu
mua
ở
mức
104.000
đồng/kg,
giảm
6.000
đồng/kg
so
đầu
tháng
và
giảm
khoảng
20.000
đồng/kg
so
lúc
cao
điểm
của
vụ
nuôi
năm
2017.
TTCT
loại
100
con/kg
chỉ
còn
hơn
90.000
đồng/kg;
loại
50
con/kg,
giá
chỉ
còn
132.000
đồng/kg;
loại
40
con/kg
giá
140.000
-
145.000
đồng/kg.
|
Thủy
sản
Việt
Nam