Từ
tháng
6
đến
nay,
giá
tôm
trồi
sụt
bất
thường
ở
tất
cả
các
kích
cỡ.
Trong
khi
đó,
thời
điểm
tháng
7
trở
đi,
vùng
nuôi
tôm
trọng
điểm
ĐBSCL
cũng
chính
thức
bước
vào
cao
điểm
của
mùa
mưa
gây
biến
động
môi
trường
và
dễ
phát
sinh
dịch
bệnh,
người
nuôi
tôm
thêm
lo
lắng.
Giá
tôm
đi
xuống
Ngay
từ
tháng
4,
xuất
khẩu
tôm
đã
cho
thấy
dấu
hiệu
hồi
phục
và
sự
hồi
phục
đó
diễn
ra
ngày
càng
tích
cực
hơn
trong
tháng
5
và
tháng
6,
giúp
kim
ngạch
xuất
khẩu
tôm
cả
nước
trong
6
tháng
đầu
năm
tăng
gần
3%.
Điểm
thuận
lợi
trong
xuất
khẩu
tôm
6
tháng
qua
là
các
quốc
gia
nuôi
tôm
lớn
như:
Ấn
Độ,
Ecuador,
Indonesia...
nhất
là
Trung
Quốc
bị
tác
động
từ
COVID-19
khá
nặng
nề,
khiến
chuỗi
cung
ứng
tôm
của
họ
ít
nhiều
bị
gián
đoạn.
Trong
khi
đó,
Việt
Nam
khống
chế
dịch
COVID-19
tốt
hơn,
nên
vì
an
toàn,
nhiều
hệ
thống
tiêu
thụ
tôm
lớn
đã
tìm
về
Việt
Nam.
Tuy
nhiên,
theo
ông
Hồ
Quốc
Lực,
Chủ
tịch
HĐQT
Công
ty
CP
Thực
phẩm
Sao
Ta,
do
nhiều
yếu
tố
chủ
quan
lẫn
khách
quan,
nên
không
phải
doanh
nghiệp
nào
cũng
nắm
bắt
được
cơ
hội
trên.
Điều
này
lý
giải
vì
sao
doanh
số
chung
toàn
ngành
vẫn
tăng
gần
3%
trong
6
tháng
đầu
năm,
nhưng
vẫn
có
những
doanh
nghiệp
đang
rất
khó
khăn.
Ảnh
minh
họa
Ông
Châu
Công
Bằng,
Phó
Giám
đốc
Sở
NN&PTNT
Cà
Mau
cho
biết,
khoảng
50%
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
tôm
của
tỉnh
hiện
đang
rất
khó
khăn
vì
không
xuất
được
hàng
do
ảnh
hưởng
của
dịch
COVID-19
làm
phát
sinh
lượng
hàng
tồn
kho
khá
lớn.
Theo
ông
Võ
Văn
Phục,
Tổng
Giám
đốc
Công
ty
CP
Thủy
sản
sạch
Việt
Nam,
hàng
năm
khi
vào
vụ
chính
doanh
nghiệp
đã
có
nhiều
hợp
đồng
nhưng
không
làm
kịp
do
không
có
lao
động,
nên
giá
tôm
thường
bị
giảm.
Cụ
thể
như
ở
vụ
tôm
năm
nay,
dù
sản
lượng
tôm
thời
gian
qua
vẫn
thấp
hơn
so
với
cùng
kỳ,
nhiều
doanh
nghiệp
đã
ký
được
hợp
đồng
khá
lớn,
với
mức
giá
không
hề
thấp,
nhưng
giá
tôm
trong
nước
vẫn
cứ
đi
xuống
là
do
doanh
nghiệp
không
đủ
lao
động
phục
vụ
chế
biến.
Riêng
tôm
thẻ
cỡ
lớn
chủ
yếu
được
tiêu
thụ
trong
hệ
thống
nhà
hàng,
khách
sạn,
du
lịch,
nhưng
do
COVID-19
hệ
thống
này
đến
nay
hoạt
động
còn
yếu,
nhu
cầu
thấp,
nên
giá
giảm
mạnh.
Ông
Phục
cho
biết:
“Ngành
tôm
vốn
mang
tính
thời
vụ,
nhưng
theo
Luật
Lao
động
thì
doanh
nghiệp
không
được
thu
lao
động
theo
thời
vụ
vì
hợp
đồng
từ
1
tháng
trở
lên
là
đã
phải
thực
hiện
các
chế
bộ
bảo
hiểm
xã
hội,
y
tế…
nên
người
lao
động
không
đồng
ý
làm.
Thứ
hai
là
thủy
sản
được
xếp
vào
ngành
độc
hại,
nặng
nhọc
nên
không
sử
dụng
được
lực
lượng
lao
động
hùng
hậu
hiện
nay
là
từ
16
-
18
tuổi”.
Khó
tính
lâu
dài
Hiện
nay,
không
chỉ
có
giá
tôm
giảm
mạnh,
mà
các
điều
kiện
nuôi
hiện
cũng
bắt
đầu
tăng
dần
độ
khó,
rủi
ro
càng
thêm
lớn,
khiến
người
nuôi
thêm
lo
lắng.
Thông
thường,
từ
tháng
7
trở
đi,
khu
vực
ĐBSCL
mưa
bão
sẽ
nhiều
hơn,
làm
cho
môi
trường
nuôi
biến
động
mạnh
và
dễ
phát
sinh
dịch
bệnh
gây
thiệt
hại
tôm
nuôi.
Nếu
giá
tôm
không
được
cải
thiện
và
diễn
biến
mưa
bão,
dịch
bệnh
phức
tạp,
sẽ
có
nhiều
diện
tích
tiếp
tục
tạm
ngưng
nuôi
do
lo
ngại
rủi
ro,
nhất
là
những
hộ
nuôi
nhỏ
lẻ,
hay
nuôi
ao
đất.
Rõ
ràng,
việc
giá
tôm
liên
tục
giảm
trong
thời
gian
gần
đây
không
chỉ
khiến
người
nuôi
tôm
bị
sốc,
mà
còn
khiến
họ
chùn
tay
khi
quyết
định
có
nên
tiếp
tục
thả
nuôi
hay
không.
Một
khi
người
nuôi
lo
ngại
rủi
ro
không
dám
thả
nuôi,
khả
năng
thiếu
hụt
tôm
nguyên
liệu
sẽ
xảy
ra
trong
những
tháng
cuối
năm
2020,
thậm
chí
có
thể
kéo
dài
sang
một
vài
tháng
đầu
năm
2021.
Đây
cũng
là
điều
đã
được
một
số
doanh
nghiệp
dự
báo
trước,
nhưng
muốn
hóa
giải
bằng
biện
pháp
mua
tôm
tạm
trữ
ngay
thời
điểm
giá
còn
thấp
như
hiện
nay
đối
với
họ
gần
như
là
không
thể.
Ông
Võ
Văn
Phục
chia
sẻ,
có
nhiều
lý
do
khiến
các
doanh
nghiệp
không
thể
mua
tôm
tạm
trữ
trong
thời
gian
dài,
dù
về
mặt
kỹ
thuật
có
thể
trữ
tôm
từ
1
-
2
năm
vẫn
được.
Lý
do
đầu
tiên
là
không
đủ
vốn
để
thu
mua
dự
trữ,
hơn
nữa
nếu
dự
trữ
càng
lâu,
chi
phí
bảo
quản
càng
lớn,
lãi
suất
càng
nhiều,
giá
thành
tăng.
Thứ
hai
là
không
đủ
kho
để
dự
trữ
và
cuối
cùng
là
rủi
ro
về
giá
vì
không
ai
có
thể
nói
biết
trước
giá
tôm
sau
thời
gian
3
tháng,
6
tháng
hay
1
năm
tới
ra
sao.
>> Tại
tỉnh
Sóc
Trăng,
tính
đến
đầu
tháng
7
này,
số
diện
tích
thả
nuôi
chỉ
mới
gần
28.000
ha,
tức
chỉ
đạt
52,8%
kế
hoạch
và
bằng
77,7%
so
với
cùng
kỳ.
Tại
nhiều
tỉnh
nuôi
tôm
trọng
điểm
khác,
tình
hình
thả
nuôi
cũng
không
mấy
khả
quan.
|