Trong
điều
kiện
mặn
xâm
nhập
sâu
tại
ĐBSCL
như
hiện
nay
thì
con
tôm
đang
tỏ
rõ
ưu
thế
so
với
cây
lúa.
Tuy
nhiên,
nhiều
ý
kiến
cho
rằng,
tận
dụng
thì
có
thể
nhưng
nếu
xác
định
tôm
“thay”
lúa
thì
quá
mạo
hiểm.
Bởi
nguồn
nước
nuôi
tôm
khó
đảm
bảo
cho
các
cây
trồng,
vật
nuôi
khác.
Cứu
nguy
trước
mắt
Hạn,
mặn
đã
khiến
vựa
tôm,
lúa
ĐBSCL
chìm
trong
khó
khăn.
Tại
Bạc
Liêu,
theo
Sở
NN&PTNT,
hạn
hán,
xâm
nhập
mặn
đã
dẫn
đến
tình
trạng
thiếu
nước
ngọt
phục
vụ
sản
xuất,
toàn
tỉnh
đã
có
khoảng
6.000
ha
tôm
-
lúa
bị
thiệt
hại,
nặng
nhất
là
huyện
Hồng
Dân
bị
thiệt
hại
khoảng
4.000
ha,
huyện
Vĩnh
Lợi
hơn
1.300
ha…
Tỉnh
đang
kiến
nghị
Bộ
NN&PTNT,
Chính
phủ
hỗ
trợ
170
tỷ
đồng
để
khắc
phục.
Tại
nhiều
địa
phương,
trong
khi
chờ
được
hỗ
trợ,
nhiều
người
dân
đã
nhanh
tay
chuyển
đổi
sản
xuất
để
tự
cứu
mình.
Như
ở
Kiên
Giang,
mặc
dù
biết
trước
tình
hình
trồng
lúa
khó
khăn
do
thời
điểm
cuối
năm
ngoái
không
có
lũ,
nhiều
nông
dân
chọn
giống
lúa
ngắn
ngày
để
tránh
hạn,
tuy
nhiên
vẫn
không
“lại
với
trời”,
xâm
nhập
mặn
và
hạn
xảy
ra
quá
sớm
và
lan
nhanh
khiến
nông
dân
trở
tay
không
kịp.
Nhiều
công
đất
lúa
mất
trắng.
Quyết
không
bỏ
hoang
đất,
người
dân
xả
nước
vào
ruộng
để
nuôi
tôm.
Mô
hình
tôm
-
lúa
được
nhiều
địa
phương
ở
ĐBSCL
áp
dụng
-
Ảnh:
Phan
Thanh
Ông
Năm
Tạo
ở
xã
Vĩnh
Phong,
huyện
Vĩnh
Thuận
cho
biết,
đợt
hạn
này
gia
đình
ông
mất
trắng
16
công
đất
lúa
mùa
với
chi
phí
hơn
20
triệu
đồng.
Tuy
nhiên,
không
chịu
bó
tay,
gia
đình
ông
cải
tạo
đất,
bơm
nước
vào
để
thả
tôm.
“Nếu
đầu
tư
đúng
cách
và
kỹ
thuật
thì
vụ
tôm
này
tôi
bán
thu
lợi
hơn
20
triệu
đồng”,
ông
Năm
Tạo
cho
biết
thêm.
Tại
huyện
Gò
Quao,
cũng
giống
nhiều
gia
đình
nông
dân
khác,
ông
Cao
Văn
Hội
cũng
mất
trắng
20
công
đất
lúa.
Nhưng
ông
lạc
quan
hơn
cho
rằng,
phải
chuyển
đổi
nuôi
trồng
để
phù
hợp
với
tình
hình
thời
tiết.
Từ
hơn
10
năm
trước,
ông
Hai
Triều
(huyện
U
Minh
Thượng)
đã
chuyển
5
ha
đất
sang
nuôi
một
vụ
lúa
-
một
vụ
tôm.
Ông
cho
biết,
nếu
chỉ
làm
lúa
thì
mỗi
năm
lãi
cao
nhất
cũng
chỉ
hơn
20
triệu
đồng/ha.
Còn
làm
1
vụ
lúa,
1
vụ
tôm
thì
lãi
gấp
đôi.
Cái
hơn
của
nuôi
tôm
là
năm
nào
mà
bị
dịch
bệnh
cũng
không
mất
trắng
như
lúa
năm
nay.
Nói
về
tình
hình
này,
đại
diện
Phòng
NN&PTNT
huyện
An
Minh
(Kiên
Giang)
cho
rằng,
huyện
đã
chuyển
dịch
theo
hướng
giảm
diện
tích
tôm
-
lúa,
tăng
diện
tích
chuyên
canh
thủy
sản
do
một
số
diện
tích
tôm
-
lúa
giáp
với
vùng
chuyên
canh
giờ
khó
trồng
được.
Huyện
cũng
sẽ
lấy
ý
kiến
người
dân
trong
vùng
để
họ
tự
quyết
định
sản
xuất.
Nhưng
không
thể
thay
thế
Tại
Cà
Mau
hiện
nay,
nhiều
vùng
quy
hoạch
đất
trồng
lúa
nhưng
một
số
hộ
tự
ý
tháo
nước
mặn
nuôi
tôm,
thấy
hộ
này
lãi,
hộ
khác
lại
làm
theo.
Không
chỉ
lúa
bị
ảnh
hưởng,
mà
nhiều
diện
tích
nuôi
cá
nước
ngọt
cũng
nguy
cơ
mất
trắng.
Chủ
tịch
UBND
xã
An
Xuyên,
TP
Cà
Mau
Nguyễn
Thanh
Hùng
chia
sẻ:
Việc
người
dân
tự
ý
tháo
nước
mặn
nuôi
tôm
xảy
ra
vào
thời
điểm
ngay
Tết,
xã
đã
đắp
lại
2
lần
nhưng
một
số
hộ
lại
tiếp
tục
bửa
bờ
đưa
nước
mặn
vào.
Đến
nay,
toàn
khu
vực
2
ấp
là
Tân
Thời
và
Tân
Dân
hầu
như
đã
ngấm
mặn
bởi
đất
khô,
nứt
nẻ
nên
thấm
rất
nhanh,
khó
lòng
khắc
phục.
Ngành
chức
năng
cấm
cứ
cấm,
bà
con
nuôi
cứ
nuôi
nên
dẫn
đến
tình
trạng
ở
nhiều
địa
phương
con
tôm
đã
lấn
át,
dù
là
vùng
quy
hoạch
chuyên
lúa
hay
tôm
-
lúa.
Và
đến
nay,
diện
tích
nuôi
tôm
ngoài
quy
hoạch
đang
phát
triển
ngoài
tầm
kiểm
soát
của
chính
quyền
địa
phương.
Phó
Chủ
tịch
UBND
xã
Khánh
Lâm
(huyện
U
Minh)
cho
biết:
Hiện
trạng
nuôi
tôm
ngoài
quy
hoạch
của
xã
rất
lớn.
Mặc
dù
xã
chỉ
được
quy
hoạch
220
ha
nuôi
tôm
ở
Ấp
1,
tuy
nhiên
đến
nay,
toàn
xã
đã
có
1.070
ha
nuôi
tôm,
thậm
chí
nhiều
người
bắt
đầu
chuyển
sang
nuôi
công
nghiệp.
Trước
thực
trạng
trên,
ngày
2/3/2016,
UBND
tỉnh
Cà
Mau
đã
có
Công
văn
yêu
cầu
ngăn
chặn
tình
trạng
đưa
nước
mặn
vào
vùng
ngọt
hóa
để
nuôi
tôm.
Theo
đó,
yêu
cầu
UBND
các
huyện:
U
Minh,
Thới
Bình,
Trần
Văn
Thời,
TP
Cà
Mau
đẩy
mạnh
công
tác
tuyên
truyền
tác
hại
của
việc
tự
phát
đưa
nước
mặn
vào
vùng
ngọt
hóa,
vùng
sản
xuất
lúa
2
vụ
và
đất
lâm
nghiệp
để
nuôi
tôm;
tăng
cường
công
tác
tuần
tra,
kiểm
soát
để
kịp
thời
phát
hiện,
ngăn
chặn,
xử
lý
tình
trạng
trên,
không
để
tình
hình
diễn
biến
phức
tạp.
Vì
khó
khăn
và
vì
lợi
nhuận,
vấn
đề
tranh
chấp
giữa
con
tôm
và
cây
lúa
khó
có
hồi
kết.
Làm
gì
để
hài
hòa
lợi
ích
và
hợp
lý
sản
xuất,
ngành
chức
năng
cần
vào
cuộc
mạnh
mẽ
hơn
nữa.
Và
nhất
là
có
giải
pháp
để
đảm
bảo
hiệu
quả
sản
xuất
lâu
dài.
Để
thành
công
kéo
dài,
ông
Năm
Tạo
(xã
Vĩnh
Phong,
huyện
Vĩnh
Thuận,
Kiên
Giang)
cho
rằng,
làm
1
vụ
lúa,
1
vụ
tôm
sẽ
hạn
chế
rủi
ro
hơn.
Mùa
mưa
thì
làm
lúa,
mùa
nắng
thì
nuôi
tôm.
Cùng
đó
phải
tuân
thủ
khuyến
cáo
của
ngành
chuyên
môn
và
lịch
thời
vụ.
Dùng
lúa
ngắn
ngày
cho
vụ
lúa,
không
thả
nuôi
tôm
nối
bầy
dồn
dập
như
trước
để
có
thời
gian
rửa
mặn,
xổ
phèn
đúng
quy
trình
kỹ
thuật.
>>
Tôm
đang
cứu
nhiều
vùng
trồng
lúa,
tuy
nhiên,
có
nhiều
ý
kiến
cho
rằng,
xâm
nhập
mặn
lan
nhanh
như
hiện
nay
là
do
con
tôm
tranh
chấp
đất
trồng
lúa,
và
bà
con
lấy
nước
vào
nuôi
tôm
khiến
lúa
“chết
oan”.
Thủy
sản
Việt
Nam