Bộ
NN&PTNT
phối
hợp
UBND
tỉnh
Sóc
Trăng
tổ
chức
Hội
nghị
triển
khai
kế
hoạch
sản
xuất
ngành
tôm
năm
2017.
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Vũ
Văn
Tám
và
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Sóc
Trăng
Trần
Văn
Chuyện
đồng
chủ
trì.
Theo
báo
cáo
của
Tổng
cục
Thủy
sản,
từ
đầu
năm
đến
nay,
tuy
không
bị
hạn,
mặn
gay
gắt
như
năm
2016,
nhưng
do
ảnh
hưởng
của
những
cơn
mưa
trái
mùa,
nên
người
dân
chỉ
thả
nuôi
mang
tính
thăm
dò,
chờ
điều
kiện
thời
tiết
ổn
định
mới
thả
hết
diện
tích.
Diện
tích
thả
nuôi
tại
8
tỉnh
ven
biển
khu
vực
ĐBSCL
hiện
gần
536.500
ha,
tăng
52.311
ha
so
cùng
kỳ
năm
2016;
trong
đó,
diện
tích
thả
nuôi
tôm
sú
gần
521.500
ha,
tôm
thẻ
chân
rắng
gần
15.000
ha.
Sản
lượng
thu
hoạch
tôm
nuôi
toàn
vùng
đến
nay
ước
gần
39.500
tấn,
tăng
gần
9.000
tấn
so
cùng
kỳ.
Giá
tôm
thương
phẩm
từ
đầu
năm
đến
nay
được
đánh
giá
là
rất
tốt
cho
người
nuôi,
cụ
thể:
tôm
thẻ
chân
trắng
loại
100
con/kg
hiện
có
giá
110.000
-
115.000
đồng/kg,
loại
70
-
80
con/kg
có
giá
135.000
-
145.000
đồng/kg,
loại
50
-
60
con/kg
giá
160.000
-
170.000
đồng/kg.
Riêng
tôm
sú
loại
30
con/kg
giá
235.000
-
240.000
đồng/kg
và
loại
20
con/kg
có
giá
255.000
-
260.000
đồng/kg.
Để
đảm
bảo
cho
sự
thành
công
của
vụ
tôm
năm
2017,
các
đại
biểu
tập
trung
thảo
luận,
đóng
góp,
kiến
nghị
nhiều
vấn
đề
liên
quan
đến
quản
lý
chất
lượng
tôm
giống,
quan
trắc
môi
trường,
phòng
chống
dịch
bệnh,
ứng
dụng
khoa
học
-
công
nghệ,
các
mô
hình
nuôi
tôm
có
hiệu
quả…
để
hạn
chế
rủi
ro,
nâng
cao
năng
suất,
chất
lượng
và
giá
trị
tôm
nuôi.
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Vũ
Văn
Tám
phát
biểu
tại
hội
nghị
Thứ
trưởng
Bộ
NN&PTNT
Vũ
Văn
Tám
cho
rằng,
các
địa
phương
cần
bám
sát
diễn
biến
thời
tiết,
dịch
bệnh,
thị
trường
và
cả
những
vấn
đề
từ
thực
tiễn
đặt
ra
để
có
biện
pháp
thích
ứng
kịp
thời.
Cùng
đó
là
việc
kiểm
soát
chất
lượng
con
giống;
kiểm
tra,
ngăn
chặn
nạn
bơm
chích
tạp
chất
và
tôm;
kiểm
soát
tốt
dư
lượng
hóa
chất,
kháng
sinh
trong
tôm…
Mục
tiêu
10
tỷ
USD
của
ngành
tôm
đến
năm
2025
là
hết
sức
khó
khăn,
đòi
hỏi
có
sự
nỗ
lực
lớn
của
cả
hệ
thống
chính
trị
và
công
đồng
doanh
nghiệp
cùng
người
nuôi.
Vì
vậy,
ngay
từ
bây
giờ,
chúng
ta
phải
mạnh
dạn
đột
phá
vào
khoa
học
-
công
nghệ
và
tổ
chức
lại
sản
xuất
tốt,
để
nâng
cao
năng
suất,
chất
lượng
và
giá
trị
ngành
tôm
mà
không
cần
tăng
thêm
diện
tích.
Đặc
biệt,
phải
tạo
ra
được
giá
trị
khác
biệt
cho
nghề
nuôi,
thông
qua
việc
phát
triển
các
mô
hình
nuôi
tôm
sú
như:
nuôi
quảng
canh,
tôm
-
lúa,
tôm
-
rừng…
Thủy
sản
Việt
Nam