Năm
nay,
do
tình
hình
dịch
bệnh
đã
được
kiểm
soát,
tôm
thu
hoạch
vừa
trúng
mùa,
vừa
trúng
giá.
Giá
tôm
nguyên
liệu
luôn
duy
trì
ở
mức
cao
là
yếu
tố
quan
trọng
thúc
đẩy
người
nuôi
tôm
tại
ĐBSCL
mạnh
dạn
đầu
tư
mở
rộng
sản
xuất.
Ghi
nhận
tại
Bạc
Liêu,
diện
tích
nuôi
thủy
sản
trên
toàn
tỉnh
khoảng
133.600
ha,
hiện
đang
nuôi
101.205
ha,
trong
đó
nuôi
tôm
98.553
ha.
Đối
tượng
tôm
sú
và
tôm
thẻ
chân
trắng
với
các
hình
thức
nuôi
quảng
canh,
tôm
-
lúa
(90.799
ha)
bán
thâm
canh
và
siêu
thâm
canh
(7.754
ha).
Diện
tích
thủy
sản
đã
thu
hoạch
là
122.029
ha,
sản
lượng
153.517
tấn,
riêng
diện
tích
tôm
nước
lợ
đã
thu
hoạch
là
74.457
ha.
Có
3.644
ha
nuôi
tôm
thâm
canh
và
bán
thâm
canh
đang
được
nông
dân
cải
tạo,
thả
nuôi
lại,
sẽ
cho
thu
hoạch
vào
dịp
Tết
sắp
tới.
Trong
tháng
10,
tỉnh
Cà
Mau
đã
thu
sản
lượng
thủy
sản
ước
46.000
tấn,
tăng
110,31%
so
cùng
kỳ
năm
2016,
trong
đó,
sản
lượng
tôm
nuôi
là
15.600
tấn,
bằng
120,46%
so
cùng
kỳ.
Như
vậy,
lũy
kế
đến
nay
sản
lượng
tôm
nuôi
của
Cà
Mau
đạt
139.730
tấn,
bằng
108,93%
so
cùng
kỳ
năm
trước.
Cũng
là
vùng
nuôi
tôm
trọng
điểm,
Phó
Giám
đốc
Sở
NN&PTNT
Kiên
Giang
Quảng
Trọng
Thao
đánh
giá,
2017
là
năm
thắng
lợi
đối
với
người
nuôi
tôm
của
tỉnh.
Không
chỉ
tăng
về
diện
tích
thả
nuôi
mà
sản
lượng
cả
năm
ước
sẽ
vượt
mốc
63.000
tấn
(kế
hoạch
năm
của
ngành),
ít
nhất
sẽ
tăng
thêm
hơn
1.000
tấn
tôm
nguyên
liệu.
Theo
Thủy
sản
Việt
Nam