Giá
tôm
đầu
vụ
cao,
nông
dân
phấn
khởi
Hiện
nay,
nguồn
cung
tôm
nguyên
liệu
đang
thiếu
so
với
nhu
cầu
của
các
nhà
máy
do
mới
là
đầu
vụ,
sản
lượng
thu
hoạch
chưa
nhiều.
Tôm
sú
nguyên
liệu
loại
30
con/kg
được
thương
lái
thu
mua
tại
chỗ
với
giá
245.000
-
250.000
đồng/kg,
loại
40
con
mức
200.000
-
220.000
đồng/kg.
Loại
tôm
lớn
từ
10
-
20
con/kg
(nông
dân
thường
gọi
tôm
cù)
còn
sót
lại
từ
vụ
nuôi
trước
có
giá
từ
300.000
-
350.000
đồng/kg.
Mức
giá
cao
này
được
duy
trì
từ
đầu
năm
cho
đến
nay
và
dự
báo
ít
nhất
còn
kéo
dài
thêm
1
đến
2
tháng
nữa,
khi
vào
vụ
thu
hoạch
rộ.
Với
mức
giá
này,
người
nuôi
tôm
lãi
tới
60
-
70%
do
nuôi
quảng
canh,
chi
phí
đầu
tư
thấp.
Tại
Kiên
Giang,
do
thời
tiết
tương
đối
thuận
lợi
nên
các
ao
nuôi
tôm
đều
đạt
năng
suất
cao.
Những
hộ
thả
giống
sớm
đã
bước
vào
thu
hoạch
từ
thời
điểm
cuối
tháng
Ba.
Tại
Cà
Mau,
tỉnh
có
diện
tích
tôm
nuôi
lớn
nhất
trong
khu
vực,
nông
dân
cũng
đang
bước
vào
thu
hoạch
tôm
nuôi
đợt
đầu
năm.
Theo
chia
sẻ
của
người
dân,
tình
hình
nuôi
năm
nay
cơ
bản
thuận
lợi
hơn
cùng
kỳ
năm
ngoái.
Độ
mặn
không
quá
cao
và
nắng
nóng
không
gay
gắt,
chính
vì
vậy,
một
số
hộ
thả
nuôi
thời
gian
vừa
qua
đã
đạt
hiệu
quả
khá
tốt.
Bên
cạnh
đó,
nguồn
cung
cấp
tôm
nguyên
liệu
đang
thiếu
hụt
nên
giá
tôm
vẫn
duy
trì
ở
mức
cao.
Đây
là
tín
hiệu
đáng
mừng
cho
bà
con
nuôi
tôm.
Mặc
dù
tôm
đạt
năng
suất
cao
nhưng
hầu
hết
các
nhà
máy
chế
biến
tôm
trên
địa
bàn
tỉnh
Cà
Mau
đều
đang
trong
tình
trạng
thiếu
nguyên
liệu
để
chế
biến.
Đối
với
những
nhà
máy
lớn,
nguồn
tôm
chỉ
đáp
ứng
được
khoảng
40
-
50%
yêu
cầu
thực
tế.
Trong
khi
đó,
giá
tôm
nguyên
liệu
xuất
bán
của
các
nước
cũng
đang
ở
mức
cao
nên
các
doanh
nghiệp
không
thể
nhập
khẩu
tôm
nguyên
liệu
như
mọi
năm.
Hiện
đa
số
các
doanh
nghiệp
đang
gom
hàng
để
đảm
bảo
nhu
cầu
xuất
khẩu.
Thận
trọng
khi
thả
tôm
giống
Một
số
nơi,
do
năm
nay
nước
mặn
vào
trễ
và
độ
mặn
thấp
nên
người
nuôi
vẫn
đang
chờ
để
thả
giống.
Theo
khuyến
cáo
của
Chi
cục
Chăn
nuôi
–
Thú
y
Kiên
Giang,
thời
điểm
này,
nông
dân
nên
thận
trọng
khi
thả
tôm
giống.
Nguyên
nhân
do
hiện
nay,
thời
tiết
xuất
hiện
những
cơn
mưa
trái
mùa
gây
biến
đổi
đột
ngột
các
yếu
tố
môi
trường
trong
ao
nuôi
làm
tôm
dễ
bị
sốc,
suy
giảm
sức
đề
kháng
và
mẫn
cảm
với
tác
nhân
gây
bệnh.
Hơn
nữa,
chất
lượng
tôm
giống
bán
trên
thị
trường
cũng
chưa
được
kiểm
soát
tốt
nên
nông
dân
dễ
gặp
rủi
ro.
Tốt
nhất,
bà
con
nông
dân
cần
theo
dõi
các
yếu
tố
môi
trường,
tuân
thủ
lịch
thời
vụ
theo
khuyến
cáo
của
từng
địa
phương.
Cần
xét
nghiệm
tôm
giống
trước
khi
thả
nuôi.
Không
lấy
nước
trực
tiếp
từ
kênh,
rạch
đưa
vào
ao
nuôi
mà
cần
phải
qua
ao
lắng,
diệt
khuẩn
trước.
Khi
có
mưa
lớn
trái
mùa,
thường
xảy
ra
hiện
tượng
xì
phèn,
vì
vậy
cần
phải
xử
lý
bằng
vôi
bột
để
cân
bằng
các
yếu
tố
môi
trường.
Đặc
biệt,
vào
thời
điểm
giao
mùa,
thời
tiết
rất
phức
tạp.
Chính
vì
vậy,
người
nuôi
cần
cẩn
trọng
trong
quá
trình
quản
lý
ao
nuôi
đối
với
các
mô
hình
nuôi
tôm
quảng
canh.
Riêng
đối
với
mô
hình
nuôi
tôm
công
nghiệp
và
bán
công
nghiệp,
bà
con
phải
thường
xuyên
theo
dõi
các
thông
số
môi
trường
để
xử
lý
kịp
thời.
Sau
khi
thu
hoạch
đợt
nuôi
này,
bà
con
nên
cân
nhắc
việc
thả
nuôi
tôm
vụ
tới,
trong
điều
kiện
nắng
nóng
và
nhất
là
thời
điểm
giao
mùa
nhạy
cảm.
Báo
Công
Thương