07:58 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 635

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17833

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3986497

Bo Nong nghiep




 

 

 

PHÂN BÓN HỮU CƠ NARITA

Thuốc Thú y thuỷ sản thương hiệu Đông Dương - SAIGON

Trang nhất » Tin Tức » Tin thủy sản

Con tôm ngày càng khó

Thứ hai - 12/09/2016 13:52
Giá tôm thiếu ổn định, xuất khẩu bấp bênh làm khó người nuôi tôm đã đành; vài năm nay, theo đánh giá của bà con năng suất nuôi tôm ngày càng giảm. Nguyên nhân do đâu?


Buồn từ quảng canh

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Đời sống người dân nơi đây từng “lên hương” với con tôm. Nhiều hộ làm được nhà, mua thêm được đất cát… cũng nhờ con tôm. Tuy nhiên, thời gian vừa qua nuôi tôm ngày càng khó có lời, thậm chí còn bị thua lỗ.

Đang chăm chút vá từng mắt của mành lưới để chặn miệng cống vuông tôm, ông Út Chính (Nguyễn Minh Chính, ấp 3, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình) cho biết: Ông đang chuẩn bị bơm nước ra, cải tạo lại miệng vuông để thả lại xem tình hình có khả quan hơn không. Từ đầu năm đến nay, gia đình ông thu không đủ vốn, lượng tôm bắt được có thể ướm tính từng con.

con tôm ngày càng khó

Nâng cao năng suất tôm là vấn đề đang được đặt ra  -  Ảnh: Ngọc Trinh

 

Gia đình ông Út làm hơn 2 ha đất nuôi theo hình thức quảng canh, đầu năm đến nay đã 3 lần thả giống. Hơn chục triệu đồng vốn đầu tư cho 200 nghìn con giống cùng tiền cải tạo coi như mất hết. Điều đáng nói, theo chia sẻ của lão nông này thì năm nay nắng hạn gây khó khăn vậy đã đành rồi, nhưng mấy năm trước cũng không khá hơn nhiều lắm. Bà con địa phương nuôi tôm vụ được vụ không, gắng lo được cho cuộc sống gia đình chứ không có dư dả như trước đây.

Ở cách đó vài nhà, anh Sáu Rành cũng chung quan điểm, nuôi tôm ngày càng khó. Không nói đâu xa xôi, trên diện tích 5 ha đất của gia đình từ chỗ “hái” ra tiền, đến làm đủ ăn và giờ đây mất trắng, phải treo ao vì không có vốn đầu tư lại cũng chỉ cách đây chưa tới chục năm thôi. Đến mức, bốn anh em trai của của anh phải đi Bình Dương, người lên các công trình xây dựng trên Sài Gòn làm hồ, người ở lại địa phương làm đất mướn để trang trải cuộc sống gia đình.

Theo tính toán của anh Sáu Rành, mỗi năm người làm vuông phải sên vét (lấy đi mặt bùn bồi lắng dưới đáy vuông) một lần, mỗi công đất thuê hết trên dưới 100 nghìn đồng. Chiều dài đất vuông của gia đình hơn 800 m, bằng khoảng 22 công đất (36 m/công). Với 5 đường kênh lớn, mỗi đường kênh sên hết hơn 2 triệu đồng tức mỗi năm riêng tiền sên vuông đã ngốn của gia đình hơn 10 triệu. Cứ khoảng 2 - 3 năm, người dân lại phải đưa máy móc vào cải tạo lại ao đầm, gia cố bờ bao mỗi lần không dưới 5 - 7 triệu đồng/ha. Đối với nuôi tôm quảng canh, nếu thả theo đúng khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, mỗi m2 lần đầu thả 2 con, cứ 1,5 tháng sau thả thêm 1 con/m2. Tính ra mỗi ha đầu tư khoảng 100 nghìn con giống/năm, giá trung bình 500 - 700 đồng/con. Tiền vôi, tiền dầu bơm nước khoảng 2 triệu đồng/ha/năm.

Anh Rành chốt lại, chưa tính chi phí phát sinh thêm như: máy móc; thả giống cua… mỗi năm trên 5 ha của gia đình nếu đầu tư bài bản không dưới 60 triệu đồng. Trong khi, ước tính tổng thu năm 2015 của gia đình anh không nổi 150 triệu đồng. Nuôi tôm mấy năm gần đây phải lấy công làm lời, nếu hạch toán luôn cả công lao động thì lỗ chắc. Còn riêng năm 2016 thì khỏi nói tới, gia đình anh đang rất muốn cải tạo thả lại, nhưng cũng đành chịu do không có thu nên chưa có tiền đầu tư.

 

Buồn đến “kết hợp”

Cảnh khổ với những người nuôi tôm quảng canh đã vậy, đối với những người làm tôm - lúa cũng chẳng khá là bao. Tại Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang thời vụ tôm - lúa của bà con tiến hành từ đầu năm kéo dài đến khoảng tháng 7 (âm lịch), hình thức thả nuôi cũng như quảng canh. Sau đó, vào thời gian giữa mùa mưa trở đi, người dân tận dụng lượng nước mưa để rửa mặn và tiến hành làm một vụ lúa. Hình thức nuôi này được đánh giá là bền vững và giúp cải tạo môi trường; tuy nhiên, thực tế không phải lượng mưa năm nào cũng đủ để rửa mặn và không phải 7 tháng nuôi tôm lúc nào cũng cho thu nhập ổn định.

Đã mấy năm liền bấp bênh với mô hình tôm - lúa, ông Nguyễn Văn Nhân (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) cho biết: Bà con vùng đất mình làm ăn phụ thuộc vào nước trời, năm nào mưa nhiều, rửa được mặn thì trồng lúa được. Như vụ lúa cuối năm 2015, ông cấy lúa không lên nổi, tiến hành xạ thêm lần nữa cũng không được. Trong gần 3 ha đất tôm - lúa, năm 2015 gia đình ông Nhân còn có khoản ra khoản vô do con tôm nhờ “lộc” từ vụ lúa năm 2014. Còn vụ lúa 2015, mất trắng không cho thu hoạch, đến vụ tôm cũng bị nắng nóng “thiêu đốt”, bắt được vài con không đủ tiền mua gạo nuôi cả nhà.

Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng năng suất tôm nuôi ngày càng giảm, ông Đoàn Văn Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước nhận định, tại địa phương, người dân đã chuyển đổi qua nuôi tôm hơn chục năm. Khi mới nuôi trên vùng đất mới màu mỡ, giàu thức ăn, môi trường sạch, bà con chỉ cần thả giống rồi chờ thu hoạch. Tuy nhiên, qua một thời gian môi trường nuôi bị ô nhiễm, thức ăn tự nhiên dần cạn kiệt; trong khi, bà con lại quen với cách làm truyền thống, chậm tiếp thu hình thức nuôi tiến bộ nên dễ hiểu tại sao mấy năm nay người nuôi gặp nhiều khó khăn.

>> Ông Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Cà Mau: Từ lâu, Trung tâm đã định hướng là phải áp dụng các kỹ thuật nuôi mới, phù hợp hơn với điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng tôm. Tuy nhiên, khó khăn dễ thấy nhất là bà con mình rất khó thay đổi tư duy; nhất là ý thức cộng đồng để liên kết phát triển theo tổ, theo chuỗi còn rất kém.



 






Thủy sản Việt Nam









 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Giới thiệu về tôm KimHawaii

        Tập đoàn Hawaii chuyên cung cấp: - Giống tôm thẻ, sú chất lượng cao có nguồn gố bố mẹ Hawaii và CP Thái Lan. - Cung cấp Vi sinh của Mỹ, nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản, thiết bị máy móc, dụng cụ đo môi trường trong nuôi tôm, cá công nghiệp và sản xuất giống....

Đăng nhập