Đến
nay,
diện
tích
nuôi
tôm
kết
hợp
trồng
một
vụ
lúa
(mô
hình
tôm
-
lúa)
của
tỉnh
Cà
Mau
là
hơn
41
nghìn
ha
và
đang
có
chiều
hướng
tăng.
Mô
hình
kết
hợp
này
đã
giúp
bà
con
nông
dân
thu
nhiều
lợi
ích
về
kinh
tế,
tạo
hướng
sản
xuất
hiệu
quả
bền
vững.
Tôm,
lúa
lên
đời
Mưa
liên
tục
cả
tuần,
giúp
đồng
tôm
của
gia
đình
ông
Út
Liêm
(Võ
Thanh
Liêm)
ở
ấp
Phú
Thạnh
(xã
Thạnh
Phú,
huyện
Cái
Nước),
đủ
nước
ngọt
rửa
mặn,
để
gieo
trồng
vụ
lúa
mới.
Ông
Út
Liêm
gọi
cách
mà
gia
đình
ông
đang
thực
hiện
là
mô
hình
“con
tôm
ôm
gốc
lúa”.
Sau
khi
cấy
hoặc
sạ
lúa,
ông
mua
tôm
sú
giống
về
nuôi
trong
một
ao
riêng,
đợi
hơn
một
tháng,
lúa
lớn
và
tôm
đạt
cỡ
đầu
đũa,
ông
bắt
hết
tôm
thả
ra
đồng
lúa.
Khi
thu
hoạch
xong
lúa,
cũng
là
lúc
tôm
sú
đủ
lớn
để
thu
hoạch
dần.
Nhờ
làm
theo
cách
ấy,
liên
tục
trong
tám
năm,
gia
đình
ông
Út
Liêm
thu
lợi
hơn
100
triệu
đồng
mỗi
năm,
dù
chỉ
có
14
công
đất.
Những
năm
gần
đây,
hàng
chục
nghìn
nông
hộ
ở
Cà
Mau
thịnh
hành
mô
hình
“con
tôm
ôm
gốc
lúa”.
Những
nông
hộ
ấy,
hoặc
là
luân
canh
tôm-lúa
(lúc
trồng
lúa
không
thả
tôm),
hoặc
là
xen
canh
tôm-lúa
(lúc
trồng
lúa
vẫn
thả
tôm).
Phó
Trưởng
phòng
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
huyện
Cái
Nước
Đoàn
Văn
Chính
cho
biết:
Qua
chuyển
giao
kỹ
thuật
và
chỉ
dẫn
tận
tình,
nhân
dân
trong
vùng
(chủ
yếu
ở
năm
xã
Thạnh
Phú,
Phú
Hưng,
Hòa
Mỹ,
Hưng
Mỹ,
Tân
Hưng)
đã
hiểu
và
chuyển
qua
canh
tác
tôm-lúa,
thay
vì
độc
canh
con
tôm
nhiều
rủi
ro,
kém
hiệu
quả.
Mô
hình
tôm-lúa
giờ
rất
thịnh
hành,
năm
nào
“mưa
thuận
gió
hòa”,
tôm
và
lúa
đều
trúng,
còn
nếu
mất
vụ
lúa
thì
tôm
vẫn
trúng.
Theo
Thạc
sĩ
Mã
Huy,
Phó
Giám
đốc
Trung
tâm
Khuyến
nông
-
Khuyến
ngư
tỉnh
Cà
Mau,
mô
hình
tôm-lúa
giúp
cây
lúa
ít
bệnh
hơn
so
với
độc
canh
cây
lúa
và
ngược
lại
con
tôm
ít
bệnh
hơn
so
với
độc
canh
nuôi
tôm.
Bởi
quá
trình
cải
tạo
đất
từ
mặn
sang
ngọt
để
trồng
lúa,
nhiều
mầm
bệnh
gây
hại
tôm
sẽ
không
sống
được
ở
môi
trường
nước
ngọt
và
ngược
lại.
Sau
vụ
nuôi
tôm,
các
chất
thải
của
tôm
sẽ
được
bộ
rễ
cây
lúa
hấp
thụ.
Ngược
lại,
sau
khi
thu
hoạch
lúa,
một
lượng
sinh
khối
lớn
thân
và
rễ
lúa
phân
hủy,
kích
thích
sự
phát
triển
của
phiêu
sinh
vật
làm
thức
ăn
cho
tôm.
Chính
vì
lợi
ích
kép
nêu
trên
mà
nhà
nông
canh
tác
tôm-lúa
giảm
được
chi
phí
khá
lớn
cho
phân
bón,
sản
phẩm
tạo
ra
thân
thiện
hơn
với
môi
trường
và
sức
khỏe
cộng
đồng.
Cần
hướng
đi
bền
vững
Nhớ
lại
năm
2000,
hàng
loạt
cống,
đập
ngăn
mặn,
giữ
ngọt
ở
Cà
Mau
bị
phá
vỡ.
Chính
quyền
thực
hiện
chuyển
đổi
một
phần
diện
tích
độc
canh
cây
lúa
kém
hiệu
quả
sang
nuôi
tôm,
chủ
yếu
vùng
nam
Cà
Mau.
Lợi
nhuận
quá
lớn
từ
tôm
sú
khiến
nhiều
nông
hộ
vùng
ngọt
phía
bắc
Cà
Mau
lén
bơm
nước
mặn
vào
đồng
lúa
hai
vụ,
chuyển
sang
nuôi
tôm.
Đất
đai
màu
mỡ,
môi
trường,
thời
tiết
ổn
định…
nên
nông
hộ
độc
canh
con
tôm
mau
chóng
khấm
khá.
Dần
về
sau,
tôm
chết
vì
dịch
bệnh,
cảnh
thất
bát
diễn
ra
triền
miên.
Khi
ấy,
nhiều
nông
hộ
ở
vùng
mặn,
muốn
trồng
lúa
kết
hợp
nuôi
tôm
cũng
khó
thực
hiện,
vì
mặn
từ
biển
đã
ngấm
sâu
vào
nội
đồng.
Mô
hình
xen
canh
tôm
-
lúa
giúp
nông
dân
Cà
Mau
có
nguồn
thu
nhập
bền
vững.
Để
cải
thiện
tình
hình,
tỉnh
Cà
Mau
chỉ
đạo
ngành
chức
năng
tăng
cường
tập
huấn,
chuyển
giao
kỹ
thuật
canh
tác
cho
nhà
nông,
trong
đó
có
mô
hình
tôm
-
lúa;
đầu
tư
nghiên
cứu
các
bộ
giống
năng
suất
cao,
kháng
được
nhiều
loại
bệnh
nhưng
chịu
phèn
và
chịu
mặn
tốt,
nhằm
giúp
cây
lúa
có
thể
sinh
trưởng
và
phát
triển
trên
đồng
đất
có
độ
mặn
cao.
Cùng
với
đó,
tỉnh
Cà
Mau
xin
hỗ
trợ
từ
T.Ư
đầu
tư
hạ
tầng
phục
vụ
nuôi
trồng
thủy
sản,
đặc
biệt
là
khép
kín
hệ
thống
thủy
lợi
nhằm
ngăn
mặn,
trữ
ngọt,
tháo
úng…
giúp
nhân
dân
chủ
động
trong
sản
xuất,
canh
tác
hiệu
quả.
Tuy
nhiên,
do
nguồn
vốn
hạn
hẹp,
hơn
mười
năm
qua,
toàn
tỉnh
mới
khép
kín
được
một
trong
tổng
số
23
tiểu
vùng.
Tuy
trồng
được
vụ
lúa
trên
đất
nuôi
tôm,
nhưng
khâu
tháo
úng,
rửa
mặn
gặp
nhiều
khó
khăn
vì
phụ
thuộc
thời
tiết,
lượng
mưa
nhiều
hay
ít.
Điều
đó
lý
giải
vì
sao
cho
tới
nay,
dù
rất
muốn
thực
hiện
mô
hình
kết
hợp,
nhưng
trong
tổng
số
hơn
260
nghìn
ha
nuôi
tôm
của
Cà
Mau,
hiện
chỉ
có
hơn
41
nghìn
ha
tôm-lúa.
Nông
hộ
canh
tác
tôm-lúa
hiệu
quả,
tập
trung
chủ
yếu
ở
huyện
Cái
Nước,
Thới
Bình,
U
Minh,
Phú
Tân,
Trần
Văn
Thời
và
một
số
địa
phương
của
TP
Cà
Mau.
Theo
Chi
cục
trưởng
Thủy
lợi
tỉnh
Cà
Mau
Nguyễn
Long
Hoai,
nếu
thủy
lợi
được
khép
kín
hết
theo
quy
hoạch,
cùng
các
giải
pháp
về
cây
giống
tốt,
chuyển
giao
kỹ
thuật…
mô
hình
tôm-lúa
sẽ
tăng
nhanh
về
diện
tích,
cải
thiện
hơn
về
năng
suất.
Đặt
vấn
đề
khi
nào
mới
“kín”
hết
các
tiểu
vùng,
Phó
Trưởng
Ban
Quản
lý
dự
án
công
trình
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
tỉnh
Cà
Mau
Trịnh
Minh
Quốc
nhận
định:
“Chỉ
riêng
khép
kín
tiểu
vùng
ba
bắc
Cà
Mau,
tỉnh
xây
dựng
54
cống
lớn,
nhỏ.
Cống
thấp
nhất
cũng
bảy
tỷ
đồng,
cao
nhất
tới
25
tỷ
đồng.
Đó
là
chưa
kể
kinh
phí
đầu
tư
hệ
thống
đê
bao
và
các
công
trình
phụ
trợ”.
Phó
Chủ
tịch
UBND
tỉnh
Cà
Mau
Lê
Dũng
cho
biết:
Trong
điều
kiện
chưa
biết
khi
nào
thủy
lợi
có
thể
khép
kín,
tỉnh
cố
gắng
duy
trì
khoảng
40
nghìn
ha
tôm-lúa.
Thời
gian
qua,
tỉnh
đầu
tư
thí
điểm
khép
kín
nhiều
ô
thủy
lợi
nhỏ
(kinh
phí
từ
năm
đến
bảy
tỷ
đồng/ô),
có
bờ
bao
chống
tràn,
cống,
trạm
bơm…
để
nhân
dân
canh
tác
tôm-lúa.
Qua
nhiều
vụ
cho
thấy,
năng
suất
cả
tôm
và
lúa
của
hộ
dân
trong
những
ô
thủy
lợi
cải
thiện
hơn
nhiều
so
với
nông
hộ
canh
tác
tôm-lúa
ngoài
ô.
Tới
đây,
tỉnh
sẽ
tổng
kết
về
mô
hình
tôm-lúa,
nhằm
có
sự
chỉ
đạo
tập
trung
hơn,
tạo
đột
phá
trong
sản
xuất.
Trong
quá
trình
chuyển
đổi
sản
suất,
lãnh
đạo
tỉnh
Cà
Mau
cùng
ngành
chức
năng
chủ
động
quy
hoạch,
định
hướng,
chỉ
dẫn
bà
con
nông
dân
trồng
cây-con
phù
hợp.
Nhưng
do
nguồn
vốn
hỗ
trợ
nhỏ
giọt,
dàn
trải
và
nội
lực
có
hạn,
cho
nên
việc
sản
xuất
của
nông
dân
Cà
Mau
vẫn
bị
chi
phối
trong
điều
kiện
mặn
-
ngọt
đan
xen.
Như
mô
hình
tôm-lúa,
dù
thấy
được
hiệu
quả
và
tính
bền
vững
lâu
dài,
nhưng
việc
mở
rộng
diện
tích
xem
ra
khó
thực
hiện
trong
một
sớm,
một
chiều.
Từ
năm
2001
đến
nay,
Viện
Nghiên
cứu
nuôi
trồng
thủy
sản
II
nghiên
cứu
bốn
đề
tài,
dự
án
liên
quan
mô
hình
tôm
-
lúa.
Và
có
thể
khẳng
định,
mô
hình
đã
đạt
hiệu
quả
bền
vững
hơn
so
với
độc
canh
nuôi
tôm
theo
kiểu
truyền
thống,
cả
về
mặt
năng
suất,
thu
nhập,
môi
trường,
chất
lượng
và
sức
khỏe
cho
cộng
đồng. Thạc
sĩ
NGUYỄN
CÔNG
THÀNH
Phó
Trưởng
Phân
viện
nghiên
cứu
thủy
sản
Minh
Hải
Báo
Nhân
Dân